CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Các giám mục Hàn Quốc đến thăm đảo biên giới, cầu nguyện cho hòa bình Ngày 2/4/2025, 5 giám mục và 4 linh mục Hàn Quốc đã đến thăm Đảo Gyodong, ngay bên kia biên giới với Triều Tiên. Đảo này là nơi trú ẩn cho những người phải di dời do Chiến tranh Triều Tiên, chỉ cách Triều Tiên vài cây số. Tại đây, các ngài gặp những người tị nạn Triều Tiên và cầu nguyện cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Đọc tất cả   Đối với người dân Papua New Guinea, Đức Thánh Cha như là một người cha Cha Martin Prado, một nhà truyền giáo người Argentina tại Papua New Guinea chia sẻ rằng người dân nước này xem Đức Thánh Cha Phanxicô như một người cha. Ngài cũng chia sẻ rằng tin tức về việc tuyên thánh cho vị thánh Papua đầu tiên, Peter To Rot, là lý do để khích lệ họ kiên trì trong chứng tá bác ái. Đọc tất cả   Tòa Thánh và Nga thảo luận về các sáng kiến nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ucraina Vào ngày 4/4/2025, Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, đã điện đàm với người đồng cấp Nga để thảo luận về cuộc chiến đang diễn ra ở Ucraina và các sáng kiến nhằm chấm dứt các hành động quân sự, đồng thời đề nghị tiếp tục các nỗ lực nhân đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tù nhân giữa hai nước. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #17: Chú Đậu Việt Hùng, Stuttgart, Đức Chú Đậu Việt Hùng, từng là du học sinh tại Đức và không thể trở về sau biến cố 1975, chia sẻ về cộng đoàn người Việt tại Đức, đặc biệt là ưu tư về người Việt Công giáo tại thành phố Stuttgart nói riêng và tại Đức nói chung. Đọc tất cả   Một linh mục ở bang Kansas, Hoa Kỳ bị bắn chết tại nhà xứ Ngày 03/4, trong lúc đang ở nhà xứ, cha Arul Carasala, linh mục coi sóc giáo xứ Thánh Phêrô và Phaolô ở Seneca, một thành phố ở phía đông bắc bang Kansas, bị một người đàn ông bắn chết. Đọc tất cả   HĐGM Hàn Quốc kêu gọi quốc gia đoàn kết sau khi Tổng thống bị phế truất Sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị Toà Hiến pháp phế truất, Hội đồng Giám mục Hàn Quốc kêu gọi mọi người đoàn kết và khôn ngoan để bầu ra một Tổng thống mới, đồng thời yêu cầu các cơ quan nhà nước nỗ lực hết mình để có lại niềm tin của người dân và thực hiện sự hòa hợp. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô gửi sứ điệp đến các tín hữu Slovakia dịp hành hương Năm Thánh Ngày 04/4, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến 4.300 tín hữu Công giáo Slovakia dịp hành hương Năm Thánh. Ngài nhắc lại đức tin là kho báu cần được chia sẻ với niềm vui. Mỗi giai đoạn cuộc sống đều có những thách đố và khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để phát triển lòng tin và phó thác nơi Chúa. Đọc tất cả   Hai nữ tu bị sát hại trong cuộc tấn công của các băng đảng ở Haiti Hai nữ tu của Dòng Thánh Têrêsa, Sơ Evanette Onezaire và Sơ Jeanne Voltaire, đã bị sát hại vào ngày 31/3/2025, tại Mirebalais, một thị trấn nằm cách thủ đô Port-au-Prince khoảng 50 km về phía đông bắc, nơi từng là mục tiêu tấn công của liên minh các băng đảng tội phạm Viv Ansanm. Đọc tất cả   Trung Quốc đưa ra các quy định mới về tôn giáo, hạn chế hoạt động truyền giáo của người nước ngoài Vào ngày 1/4/2025, Cục Quản lý Tôn giáo Quốc gia, một chi nhánh của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, đã công bố Quy định mới, trong đó cấm giáo sĩ nước ngoài chủ trì các cử hành tôn giáo cho người dân Trung Quốc mà không có lời mời của chính phủ Trung Quốc và hạn chế nghiêm ngặt hoạt động truyền giáo của người nước ngoài. Đọc tất cả   Đền thờ Thánh Phêrô sẽ trưng bày thánh tích Tấm khăn bà Veronica lau mặt Chúa Giêsu Vào Chúa Nhật ngày 6/4/2025, Đền thờ Thánh Phêrô sẽ trưng bày thánh tích được gọi là “Tấm khăn Veronica”, một khăn vải mà theo truyền thống, bà Veronica đã lau mặt Chúa Giêsu khi ngài trên đường lên đồi Canvê. Việc trưng bày này khôi phục lại một nghi lễ lâu đời của Giáo hội Công giáo. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

ỦY BAN PHỤNG TỰ LƯU Ý KHI CỬ HÀNH NHIỀU LẦN NGHI THỨC TAM NHẬT VƯỢT QUA TẠI MỘT NHÀ THỜ

02/04/2025 - 11

I. Thẩm quyền cho phép cử hành nhiều lần

Qua sắc lệnh Prot. N. 105/25 của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích ban hành ngày 22/02/2025, theo cách thức ngoại lệ, việc “cử hành nhiều lần Nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Canh thức Vượt Qua” trong cùng một nhà thờ hoặc cùng một nhà nguyện thuộc thẩm quyền cho phép của Bản quyền địa phương tại Việt Nam.

Về việc cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào chiều thứ Năm Tuần Thánh, luật hiện hành đã quy định: do nhu cầu mục vụ, Bản quyền địa phương có thể cho phép cử hành một lễ khác tại cùng một nhà thờ hoặc nhà nguyện, vào giờ ban chiều, và trong trường hợp hết sức cần thiết, cũng có thể cho cử hành vào buổi sáng (x. Sách lễ Rôma [1992], “Thánh Lễ Tiệc Ly”, số 1; x. Thư Luân lưu về việc Chuẩn bị và Cử hành Đại Lễ Phục Sinh [1988], số 47).

Như thế, các Giám mục giáo phận có thể cho phép chung hoặc từng trường hợp cụ thể việc cử hành nhiều lần các nghi thức Tam nhật Vượt Qua tại một nhà thờ trong giáo phận.

II. Những điều cần lưu ý khi cử hành

Khi cử hành các nghi thức Tam nhật Vượt Qua hai lần tại một nơi thánh, cần lưu ý về thời gian và cách thức thực hiện:

1. Các Thánh lễ Tiệc Ly được cử hành vào ban chiều hoặc vào buổi sáng khi được phép.

Việc kiệu và chầu Mình Thánh Chúa chỉ nên thực hiện sau Thánh lễ cử hành lần thứ hai.

2. Nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa có thể cử hành vào giờ thuận tiện cho việc qui tụ giáo dân, từ sau 12 giờ trưa hay vào ban tối nhưng đừng trễ hơn 9 giờ đêm (x. Thư Luân lưu, số 63).

Chỉ dùng một Thánh giá duy nhất trong nghi thức kính thờ nhằm diễn tả được trọn vẹn ý nghĩa biểu tượng của nghi thức (x. Thư Luân lưu, số 70).

3. Tất cả cử hành Canh thức Vượt Qua được cử hành về đêm, nên phải bắt đầu lúc chập tối; và phải kết thúc trước rạng đông ngày Chúa Nhật (x. Sách Lễ Rôma, “Canh Thức Vượt Qua”, số 3).

Trong nghi thức Thắp nến Phục sinh, chỉ một cây nến mới và đủ lớn được sử dụng để diễn tả Chúa Kitô là Ánh Sáng soi chiếu thế gian (x. Thư Luân lưu, số 82).

III. Cử hành Canh thức Vượt Qua hai lần

Ý nghĩa viên mãn của Đêm Canh thức Vượt Qua mang tính chất đợi trông cuộc quang lâm cánh chung của Chúa (x. Thư Luân lưu, số 80). Nghi thức gồm bốn phần với nhiều yếu tố khác nhau mang tính biểu tượng. Khi cử hành cần tuân giữ diễn tiến của các phần theo sách phụng vụ ấn định, không được theo sáng kiến riêng mà thay đổi tùy tiện (x. Thư Luân lưu, số 81).

Khi đã có phép của Tông Tòa, theo cách thức ngoại lệ, Canh thức Vượt Qua được cử hành nhiều lần tại một nơi thánh nhưng cho cộng đoàn tham dự khác nhau, nên việc lập lại các nghi lễ quan trọng với một chút điều chỉnh là cần thiết nhằm bảo toàn vẻ đẹp và tính chân thật của các dấu chỉ cũng như tính toàn vẹn của Đêm Canh Thức.

Hướng dẫn cụ thể:

- Phần “Phụng vụ Lời Chúa” và “Phụng vụ Thánh Thể” không có gì thay đổi trong cả hai lần cử hành.

- Phần “Phụng vụ Ánh sáng” và “Phụng vụ Thánh tẩy” có thay đổi một chút giữa hai lần cử hành, trong phạm vi phụng vụ cho phép như sau:

1. Phụng vụ Ánh sáng (x. SLRM [1992], “Canh Thức Vượt Qua”, số 7-19):

a) Trong cử hành lần thứ nhất: giữ toàn bộ các nghi thức từ số 7-19 như thường lệ.

b) Trong cử hành lần thứ hai:

i- Nếu có một cây nến mới sẽ sử dụng trong mùa Phục sinh cho một nhà thờ hay nhà nguyện không cử hành Đêm Canh Thức thì cũng có thể thực hiện đầy đủ theo các số từ 7-19.

ii- Nếu nến Phục sinh đã được chuẩn bị và làm phép trong cử hành thứ nhất thì bỏ qua các số 10-12, nghĩa là thắp sáng và kiệu nến Phục sinh ngay sau khi làm phép lửa như ở số 9.

Lưu ý: Trong cả hai trường hợp nêu trên, theo Nghi thức của Sách lễ Rôma 2002, linh mục chủ sự thắp sáng nến của mình từ lửa Nến Phục sinh ngay sau lời tung hô “Ánh sáng Chúa Kitô” và lời đáp của cộng đoàn “Tạ ơn Chúa” lần thứ nhất.

2. Phụng vụ Thánh tẩy (x. SLRM [1992], “Canh Thức Vượt Qua”, số 37-47): Nghi thức làm phép giếng rửa tội (hoặc làm phép nước rửa tội) và nếu có nghi thức khai tâm Kitô giáo nên được sắp xếp trong lần cử hành muộn hơn.

Phụng vụ Thánh tẩy được thực hiện cụ thể như sau:

a) Trong cử hành lần thứ nhất (phần lớn dành cho thiếu nhi): cử hành ngay các nghi thức từ số 45-47: tức là tiến hành làm phép nước (số 45), mọi người đứng với nến sáng trong tay, lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi lãnh nhận bí tích Thánh tẩy (số 46), rồi linh mục rảy nước thánh cho cộng đoàn (số 47).

b) Trong cử hành lần thứ hai: Tại các nhà thờ giáo xứ, nếu không có giếng rửa tội thì nên đặt một bình nước trên cung thánh và làm phép nước rửa tội để dùng cho bí tích Thánh tẩy trong mùa Phục sinh (x. số 37).

Việc làm phép giếng rửa tội (hoặc làm phép nước rửa tội) và nếu có rửa tội được thực hiện đầy đủ theo các nghi thức từ số 37-44.

Sau nghi thức rửa tội (và thêm sức), hoặc nếu không, thì sau khi làm phép nước rửa tội, mọi người đứng và cầm nến cháy trong tay, lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi lãnh nhận bí tích Thánh tẩy (số 46), rồi chủ tế đi rảy nước thánh trên dân chúng (số 47).

Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.