CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Vatican gia tăng biện pháp an ninh cho Năm Thánh Nhằm đảm bảo an ninh cho Năm Thánh, Quốc gia Thành Vatican tăng phạt hành chính và phạt tù đối với những ai vi phạm các quy định an ninh. Đọc tất cả   Bắc Hàn tiếp tục là quốc gia bách hại Kitô hữu mạnh mẽ nhất trên thế giới Theo phúc trình được công bố hôm thứ Tư 15/01 của Tổ chức Open Doors (Những cánh cửa mở), tính từ ngày 01/10/2023 đến 30/9/2024, có hơn 380 triệu Kitô hữu bị bách hại trên khắp thế giới. Bắc Hàn tiếp tục là quốc gia đứng đầu trong danh sách này, và Kyrgyzstan là quốc gia mức độ bách hại Kitô hữu tăng vượt bậc. Đọc tất cả   Chế độ độc tài Nicaragua đóng cửa thêm nhiều tổ chức, bao gồm cộng đoàn các nữ tu Đaminh Khởi đầu năm mới 2025, chế độ độc tài Nicaragua do Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông Rosario Murillo, “đồng chủ tịch”, lãnh đạo đã hủy bỏ tư cách pháp nhân của 15 tổ chức phi lợi nhuận. Tính từ năm 2018, chế độ này đã đóng cửa hơn 5.400 tổ chức phi chính phủ. Đọc tất cả   Các tổ chức Công giáo huy động cứu trợ các nạn nhân hỏa hoạn ở Los Angeles Các giáo phận và các tổ chức Công giáo trên khắp Hoa Kỳ đang nỗ lực quyên góp để giúp các nạn nhân của các đám cháy ở Los Angeles. Các cơ sở của các giáo xứ và trường học đang trở thành các trung tâm thu nhận quần áo, đồ dùng vệ sinh, chăn và đồ chơi, cũng như nơi cung cấp các bữa ăn và chỗ tắm giặt... Đọc tất cả   Các Giám mục Slovenia bác bỏ đề xuất lập pháp về trợ tử Trong một tuyên bố của Hội đồng thường trực – gồm Chủ tịch Hội đồng giám mục Andrej Saje, Phó chủ tịch Peter Štumpf và Giám mục Maksimilijan Matjaž, các Giám mục Slovenia nêu lên nghi ngại về ba đề xuất lập pháp đang được thảo luận tại Quốc hội Slovenia, trong đó có đề xuất về trợ tử. Các ngài nói rằng đề xuất này hạ thấp giá trị của sự sống con người. Đọc tất cả   Tiếp kiến chung 15/01/2025 - Đừng đồng lõa với tệ nạn bóc lột trẻ em Trong buổi Tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 15/1/2025, nói về tệ nạn bóc lột trẻ em, Đức Thánh Cha nói rằng bất kỳ sự lạm dụng nào đối với trẻ em cũng là vi phạm điều răn của Chúa. Ngài kêu gọi đừng đồng lõa với tệ nạn bóc lột trẻ em. Ngài mời gọi mỗi người tự hỏi xem mình có thể làm gì một cách cụ thể để chăm sóc và bảo vệ trẻ em đang phải chịu đựng hoặc có nguy cơ rơi vào mạng lưới lạm dụng và bóc lột? Đọc tất cả   Chương trình Năm Thánh của giới Truyền thông Các chuyên gia truyền thông từ nhiều quốc gia sẽ tụ họp tại Roma từ ngày 24 đến 26/1/2025 để tham dự sự kiện Năm Thánh đầu tiên - Năm Thánh của giới Truyền thông, trong đó có buổi yết kiến Đức Thánh Cha. Đọc tất cả   “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày 12/1/2025, nhật báo “Tương lai” (Avvenire) của Hội đồng Giám mục Ý đã đăng một phần trong cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha. Phần trích đăng này có tựa đề: “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Đức Thánh Cha nói rằng hài hước giúp chúng ta có sức mạnh đối mặt với khó khăn và vượt qua chúng. Ngài mời gọi hãy tìm lại khả năng vui cười như trẻ thơ và sống thật lòng mình. Đọc tất cả   Ngoại trưởng Tòa Thánh thăm Congo và nói rằng Đức Thánh Cha yêu mến quốc gia này Trong chuyến thăm thủ đô Brazzaville của Congo để cử hành Thánh lễ Năm Thánh của các phong trào giáo hội, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh gửi lời chào và sự gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến người dân Cộng hòa Congo, nơi đang phải chịu thử thách bởi thiên tai, xung đột bộ lạc và những khó khăn trong cuộc sống và xã hội. Đọc tất cả   Các Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư, khuyến khích các nhà làm luật bảo vệ các cộng đồng “có đích nhắm, tương xứng và nhân đạo”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Tiếp kiến chung 24-8-2022: Những điều tốt nhất vẫn còn ở phía trước

25/08/2022 - 31


Đức Thánh Cha tiếp kiến chung

Ngày 24.08.2022

NHỮNG ĐIỀU TỐT NHẤT VẪN CÒN Ở PHÍA TRƯỚC

Vatican News – Tiếng Việt
Vatican News (24.08.2022) Sáng thứ Tư 24/8, Đức Thánh Cha đã có buổi tiếp kiến hằng tuần tại Đại Thính Đường Phaolo VI với bài giáo lý cuối cùng trong loạt bài giáo lý về tuổi già. Ngài nhấn mạnh đến niềm hy vọng về sự sống lại của thân xác. Đồng thời, "cũng giống như, khi chúng ta ra khỏi lòng mẹ thì cũng là chính chúng ta, cùng một người khi còn trong bụng mẹ, vì vậy, sau khi chết, chúng ta được sinh ra trên trời, vào nơi của Thiên Chúa, thì đó vẫn là chúng ta, những người đã bước đi trên trái đất này."

Bài đọc trước bài giáo lý được trích từ chương 8 của Thư Rôma:

Thật vậy, chúng ta biết rằng : cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng : chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con , nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa. Quả thế, trong niềm hy vọng, chúng ta đã được cứu độ. (Rm 8,22-24

Bài giáo lý cuối cùng về tuổi già của Đức Thánh Cha 

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta vừa mừng lễ Mẹ của Chúa Giêsu lên trời. Mầu nhiệm này soi sáng sự thành toàn của ân sủng đã định hình nên đích đến của Mẹ Maria, và cũng soi sáng điểm đến của chúng ta. Với hình ảnh Đức Trinh Nữ được lên trời này, tôi muốn kết thúc loạt bài giáo lý về tuổi già. Ở Tây phương, chúng ta chiêm ngắm Mẹ được đưa lên trời được bao phủ bởi ánh sáng rạng ngời; ở Đông phương, Mẹ được miêu tả là đang nằm ngủ, được các Tông đồ vây quanh để cầu nguyện, trong khi Chúa Phục sinh ôm Mẹ trên tay như một đứa trẻ.

Thần học luôn luôn suy tư về mối liên hệ của “sự lên trời” độc đáo này với cái chết, vốn không được tín điều xác định. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn là làm rõ ràng mối tương quan giữa mầu nhiệm này với sự phục sinh của Chúa Con, Đấng sẽ mở ra con đường phát sinh sự sống cho tất cả chúng ta. Nơi hành động thiêng liêng về sự hội ngộ của Đức Maria với Chúa Kitô Phục Sinh, không chỉ đơn giản là vượt qua sự thối rửa bình thường của thân xác, nhưng là tiền dự vào sự lên trời của thân xác trong sự sống của Thiên Chúa. Thật vậy được tiền dự vào số phận phục sinh dành cho chúng ta: bởi vì theo đức tin Kitô giáo, Đấng Phục sinh là trưởng tử của đàn em đông đúc. Chúa Phục Sinh đã đi trước, đã phục sinh trước, rồi đến chúng ta. Đây là đích đến của chúng ta: phục sinh.

Chúng ta có thể nói – như lời Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô – rằng nó giống như sinh ra lần thứ hai (x. Ga 3: 3-8). Nếu lần đầu tiên được sinh ra trên mặt đất này, thì lần thứ hai là sinh ra lên trời. Không phải ngẫu nhiên mà tông đồ Phao-lô, trong đoạn sách thánh được đọc ở phần đầu, nói về sự đau đớn của việc sinh nở (x. Rm 8,22). Cũng giống như, khi chúng ta ra khỏi lòng mẹ thì cũng là chính chúng ta, cùng một người khi còn trong bụng mẹ, vì vậy, sau khi chết, chúng ta được sinh ra trên trời, vào nơi của Thiên Chúa, thì đó vẫn là chúng ta, những người đã bước đi trên trái đất này. Tương tự như những gì đã xảy ra với Chúa Giêsu: Đấng Phục sinh luôn là Chúa Giêsu: Người không đánh mất nhân tính, kinh nghiệm và thậm chí cả thân xác của Người, bởi vì nếu không có nó, Người sẽ không còn là Người nữa.

Chúng ta được kể lại qua kinh nghiệm của các môn đệ, những người được Chúa hiện ra trong bốn mươi ngày sau khi phục sinh. Chúa cho thấy những vết thương đã đóng ấn sự hiến tế của Người; nhưng chúng không còn xấu xí của sự nhục nhã đau đớn, giờ đây chúng là minh chứng không thể phai mờ cho tình yêu đến cùng của Người. Chúa Giê-su phục sinh với thân xác của Người sống trong sự thân mật của Thiên Chúa Ba Ngôi! Nơi đó Người không mất đi trí nhớ, Người không từ bỏ lịch sử của chính mình, Người không loại bỏ những mối tương quan mà Người đã sống trên trái đất. Người đã hứa với các bạn của Người rằng: “Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14,3). Người sẽ đến, không phải đến lần cuối cho tất cả, nhưng người sẽ đến mỗi lần cho mỗi người chúng ta. Người sẽ tìm kiếm chúng ta để dẫn chúng ta đến với Người. Với ý nghĩa này, cái chết là một bước đến gặp Chúa Giêsu, Đấng đang đợi tôi để dẫn tôi đến với Người.

Đấng Phục sinh đang sống trong thế giới của Thiên Chúa, nơi có một chỗ dành cho tất cả mọi người, nơi hình thành một đất mới và xây nên thành thánh trên trời, nơi cư ngụ vĩnh viễn của con người. Chúng ta không thể tưởng tượng được sự biến đổi của thân xác phải chết này của chúng ta, nhưng chúng ta chắc chắn rằng nó sẽ giữ cho khuôn mặt của chúng ta nhận biết được và sẽ cho phép chúng ta vẫn là những con người trong nước của Thiên Chúa. Nó sẽ cho phép chúng ta tham dự, với cảm xúc tuyệt vời, vào sự sung mãn vĩnh viễn của hành động tạo dựng của Thiên Chúa, nơi đó chúng ta sẽ tự mình sống những cuộc phiêu lưu không ngừng.

Khi Chúa Giê-su nói về Nước Thiên Chúa, Người mô tả nó như một tiệc cưới, một bữa tiệc mà Người đợi chúng ta với những người bạn. Việc làm cho ngôi nhà trở nên hoàn hảo là sự bất ngờ của điều thu gặt được lớn hơn những gì đã gieo. Việc nghiêm túc tuân giữ những lời Phúc Âm về Nước Trời giúp chúng ta có khả năng nhạy bén để tận hưởng tình yêu năng động và sáng tạo của Thiên Chúa, đồng thời đưa chúng ta hòa hợp với điểm đích chưa từng biết đến của cuộc sống mà chúng ta gieo.

Anh chị em cùng thời quý mến, tôi nói với những anh chị em lớn tuổi, ở tuổi già của chúng ta, tầm quan trọng của nhiều “chi tiết” tạo nên cuộc sống - một sự ân cần, một nụ cười, một cử chỉ, một công việc được trân trọng, một điều bất ngờ, một niềm vui hiếu khách, một mối dây chung thủy -  sẽ trở nên sắc nét hơn. Những điều thiết yếu của cuộc sống, điều chúng ta yêu quý nhất khi sắp ra đi, dường như trở nên hết sức rõ ràng đối với chúng ta. Đây: sự khôn ngoan này của tuổi già là nơi “sắp sinh nở” của chúng ta, soi sáng cuộc sống của trẻ em, người trẻ, người lớn, toàn thể cộng đoàn. Những người già chúng ta phải trở nên như thế cho người khác, ánh sáng cho người khác. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta được nhìn thấy như một hạt giống sẽ phải bị chôn vùi để cho hoa và quả của nó được sinh ra. Nó sẽ sinh ra, cùng với tất cả phần còn lại của thế giới. Không phải là không lo buồn và đau đớn, nhưng sẽ sinh ra (x. Ga 16, 21-23). Và sự sống của thân xác sống lại sẽ sống động gấp trăm ngàn lần sự sống mà chúng ta đã nếm trải trên trái đất này (x. Mc 10,28-31).

Anh chị em thân mến, không phải ngẫu nhiên mà Chúa Phục Sinh, trong khi đợi các Tông đồ bên bờ hồ, Người đã nướng cá (x. Ga 21,9) rồi trao cho các ông. Cử chỉ yêu thương chu đáo này khiến chúng ta nhận ra điều gì đang chờ đợi chúng ta khi chúng ta đi qua bến bờ bên kia. Vâng, anh chị em thân mến, đặc biệt là anh chị em lớn tuổi, điều tốt đẹp nhất của cuộc sống vẫn còn đợi ở phía trước. Xin Mẹ của Chúa và Mẹ của chúng ta, người đã đi trước chúng ta trong Thiên Đàng, mang lại cho chúng ta cảm giác bồn chồn của sự chờ đợi. Anh chị em lớn tuổi thân mến, chúng ta để ý, Người đang đợi chúng ta, chỉ cần một bước và sau đó là tiệc mừng.

Cuối buổi tiếp kiến, ĐTC đọc kinh Lạy Cha và ban phép lành cho tất cả mọi người.

Nguồn: vaticannews.va/vi/



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.