CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: TruyenThongThanhTam.com@gmail.com) ĐHY Tobin yêu cầu người Mỹ tự nguyện từ bỏ quyền sử dụng súng Trong một lá thư được công bố ngày 26/5/2023, “Hãy cầu nguyện để chấm dứt mọi trường hợp bạo lực,” Đức Hồng y Joseph Tobin của tổng giáo phận Newark kêu gọi mọi người nên tự nguyện từ bỏ các quyền sử dụng súng đạn được nói đến trong Tu chính án thứ hai, để cải thiện xã hội. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô yêu cầu các doanh nhân đoàn kết để đối mặt với những thách đố của thời đại Gặp gỡ hơn 100 doanh nhân đến từ Châu Mỹ Latinh sáng ngày 1/6, Đức Thánh Cha kêu gọi họ hãy đoàn kết, tạo ra những mạng lưới chắc chắn giống như những tấm lưới của các môn đệ khi họ là ngư dân, để đối diện với điều mà ngài định nghĩa là “những bóng tối” của thời đại chúng ta. Đọc tất cả   ĐTC ca ngợi sự dấn thân của phụ nữ Amazon Sáng ngày 1/6/2023, gặp gỡ ba phụ nữ đại diện của Hội đồng Giáo hội Amazon và Mạng lưới Giáo hội Liên Amazon, Đức Thánh Cha đã khuyến khích sự dấn thân của phụ nữ và nói rằng không ai có thể ngăn cản sự thay đổi. Đọc tất cả   Giáo hội Sri Lanka cảnh báo trước các nỗ lực chia rẽ tôn giáo và sắc tộc Giáo hội Công giáo Sri Lanka cảnh báo mọi người, về nỗ lực của các chính trị gia trong việc chia rẽ người dân dựa trên tôn giáo và sắc tộc trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Đọc tất cả   Tổng biên tập Vatican News: Truyền thông phải mang lại hy vọng Phát biểu tại buổi gặp gỡ sinh viên của Đại học Công giáo Gioan Phaolô II ở Lublin, Ba Lan, vào ngày 01/6, ông Andrea Tornielli, Tổng biên tập Vatican News, và ông Massimiliano Menichetti, phụ trách Radio Vatican-Vatican News, nhấn mạnh rằng thế giới ngày nay cần những phương tiện truyền thông không gây chia rẽ nhưng xây những cây cầu, không dựng lên những rào cản nhưng hỗ trợ đối thoại và mang lại hy vọng. Đọc tất cả   Các tôn giáo chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh COP28 Ngày 29/5, Đức Thánh Cha đã thảo luận với thẩm phán Mohamed Abdelsalam, Tổng thư ký Hội đồng Người cao tuổi Hồi giáo, và Đại sứ Majid Al-Suwaidi, đại diện đặc biệt của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất ở COP28, để thảo luận về việc chuẩn bị và tham gia của các tôn giáo tại Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2023. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn những người khởi xướng Hiệp ước Giáo dục Phi châu Trong buổi tiếp kiến phái đoàn những người khởi xướng Hiệp ước Giáo dục Phi châu, sáng thứ Năm 01/6, Đức Thánh Cha nhấn mạnh mọi người đều có trách nhiệm trong việc giáo dục các thế hệ trẻ, bởi vì “Cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ”. Đọc tất cả   Các Giám mục Ấn Độ tiếp tục kêu gọi hòa bình cho Manipur Sau gần một tháng bạo lực giữa người Meitei và các bộ lạc Kitô giáo ở bang Manipur, Hội đồng Giám mục khu vực đông bắc Ấn Độ tiếp tục kêu gọi hai cộng đồng tìm cách chung sống hòa bình và hòa giải bằng cách đưa ra những nhượng bộ vì lợi ích chung. Đọc tất cả   ĐHY Gallagher: Ngoại giao của Toà Thánh là giữ cho ý tưởng về một tiến trình hoà bình tồn tại Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo La Stampa, trước khi tổng thống Ucraina được Đức Thánh Cha tiếp kiến, nhưng ngày 31/5, hãng tin mới công bố, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh khẳng định rằng bất cứ điều gì Vatican có thể làm đều nhằm cố gắng đưa Nga và Ucraina ngồi vào bàn đàm phán càng sớm càng tốt. Phải giữ cho ý tưởng về một tiến trình hòa bình tồn tại. Đọc tất cả   Phỏng vấn sơ Nathalie Becquart về kết quả của Thượng hội đồng cấp châu lục Sơ Nathalie Becquart, Phó Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục nhấn mạnh đến điểm đặc biệt của các cuộc họp cấp châu lục của Thượng hội đồng: “Thường thì các Giám mục từ các lục địa khác đến Roma để gặp chúng tôi. Với bảy cuộc họp châu lục này, điều ngược lại đã xảy ra. Lần này, Roma đến gặp các Giám mục”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Thiên Chúa và con người trong huyền nhiệm thập giá

01/04/2023 - 6


THIÊN CHÚA VÀ CON NGƯỜI TRONG HUYỀN NHIỆM THẬP GIÁ

Philip Primeau

WHĐ (31.3.2023) - Việc trình bày đức tin thánh thiện của chúng ta thường gặp trở ngại do không thể hiện được sự thống nhất hữu cơ của các bộ phận cấu thành nên đức tin đó, một vấn đề mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đã than phiền rất nhiều, Ngài đã nhận xét rằng Kitô giáo thường bị giảm xuống thành một thực tế “thật nhiều giáo thuyết rời rạc” (Evangelii Gaudium, số 35). Không ở đâu xu hướng này được cảm nhận sâu sắc hơn là mối liên quan nguồn cội giữa thập giá, vốn là sự tự mặc khải của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, và căn tính của con người với tư cách là imago Dei – hình ảnh của Thiên Chúa, mối tương quan mà bài viết này cố gắng giải thích, kẻo một sự thật cơ bản sẽ bị bỏ qua.

Chúng ta phải bắt đầu bằng cách khẳng định một nguyên tắc nền tảng trong tín điều của chúng ta: rằng Chúa Giêsu Kitô, chính Ngài là ánh sáng tự hữu của Thiên Chúa Cha, đã xuất hiện giữa loài người để mặc khải Thiên Chúa Cha: “Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Mt 11:27, Ga 1:18, Hípri. 1:2-3). Có vẻ gần như ngớ ngẩn khi đọc lại lời dạy này. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta nói một cách chung chung về “sự nhập thể của Thiên Chúa,” và làm cho sự cứu độ trở nên trống rỗng vì mất đi tính năng động riêng có của Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhưng chính Chúa Giêsu Kitô, và chỉ có Chúa Giêsu Kitô, là Khuôn Mặt của Thiên Chúa: Người Con, Ngôi Lời, Trí Tuệ, Quyền Năng và sự Sáng Ngời của Thiên Chúa. Ngoài Ngài ra, không ai hiểu và nhận ra Thiên Chúa Cha. Do đó, chúng ta tôn thờ Chúa Kitô là Hình ảnh hiển hiện của Thiên Chúa, nơi Ngài chúng ta “chiêm ngưỡng vẻ đẹp không thể diễn tả bằng lời của Nguyên mẫu”, tức là Chúa Cha toàn năng (Thánh Basiliô Cả, Về Chúa Thánh Thần IX, 23).

Không nghi ngờ gì nữa, Chúa Kitô đã cho thấy mình là Hình ảnh của Thiên Chúa - nghĩa là Ngài diễn tả Thiên Chúa cách trung thực - trong suốt thời gian lưu lại trên trần thế của Ngài, nói rõ, trong nhân tính của Ngài, Lời của Thiên Chúa Cha, rằng đơn giản là Ngài ở trong thần tính của Chúa Cha. Tuy nhiên, mầu nhiệm này cho thấy hình dạng rõ ràng nhất của nó trên thập giá, nơi Chúa Kitô thể hiện tình yêu tự trao hiến sâu xa của Chúa Cha bằng sự tự hủy thẳm sâu của Ngài:

Thiên Chúa là tình yêu.
Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta
được biểu lộ như thế này:
Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian
để nhờ Con Một của Ngài mà chúng ta được sống
(1 Ga 4:8-9)

Như Ôrigiênê đã nhận xét: “Chúng ta không ngần ngại nói rằng sự tốt lành của Chúa Kitô thể hiện dưới một ánh sáng lớn lao và thần linh hơn, và giống hình ảnh của Chúa Cha hơn, bởi vì Ngài đã hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết” (Bình giải về Gioan I, 37). Do đó, thập giá đã (và đang) là nơi thích hợp cho sự mặc khải của Thiên Chúa. Bị đóng đinh, Chúa Con đã biểu lộ Bản thể tự lan tỏa, là nguồn gốc của vạn vật, và ngay cả bây giờ cũng biểu lộ chính Ngài là Thực tại y như vậy đối với những ai hưởng được tầm nhìn chiêm niệm thấu suốt ​​của đức tin: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu” (Ga 8:28; Xh 3:14, Is. 41–45).

Sự mặc khải của thập giá không phải là một câu đố dành riêng cho suy đoán thần học. Ngược lại, nó được dệt thành tấm vải của lòng đạo đức Kitô giáo. Chẳng hạn, hãy xem xét cách chúng ta kêu cầu Chúa Ba Ngôi trong khi làm dấu thánh giá, qua đó tuyên xưng “Thiên Chúa là Đấng được thập giá mặc khải” (Thánh Grêgôriô Nyssa, Chống lại Eunomius V, 3). Các bí tích cũng làm chứng cho mầu nhiệm này, mỗi bí tích theo một cách riêng. Đặc biệt, Bí tích Thánh Thể làm sáng tỏ ý nghĩa sâu kín của thập giá, đồng thời công bố và truyền đạt agape thần linh - Đức Ái của Thiên Chúa - biến một hành động bất công hết mực thành một hành động yêu thương tuyệt đỉnh, và làm cho đồi Canvê trở thành một mặc khải dễ hiểu về bản tính của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, con người cũng được mặc khải trên thập tự giá không kém gì Thiên Chúa. Thật vậy, con người không chỉ được mặc khải, mà còn được hoàn thiện; đúng hơn, con người được mặc khải đến độ họ được trở nên hoàn thiện. Vì con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta… Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (Stk 1:27), và diễm phúc nguyên thủy của con người cốt ở việc mang lại vinh quang cho Thiên Chúa nhờ sự tương hợp với Đấng Tạo Hóa của mình. Con người đã từ bỏ trạng thái đầy phúc lành này bằng cách hướng cõi lòng mình ra khỏi ánh sáng vĩnh cửu, để rồi trở nên nguội lạnh, mờ ảo và u ám. Chúa Kitô, bằng sự xuất hiện và phục vụ của mình, đã phục hồi nơi con người hình ảnh của Thiên Chúa, làm cho bản tính của chúng ta trở thành một phương tiện duy nhất để thể hiện tình yêu tự lan tỏa của Chúa Cha. “Chúa Kitô đã bắt đầu làm tươi mới lại hàng dài những con người... để những gì chúng ta đã đánh mất nơi Ađam - cụ thể là tình trạng giống hình ảnh Thiên Chúa - để chúng ta có thể phục hồi nơi Ngài” (Thánh Irênê, Chống Dị giáo III, 18, 1 - từ bản Syriac). Qua cuộc khổ nạn của mình, Chúa Kitô đã tạo nên dung mạo của người cha trong hình dạng con người, vì Chúa Cha là tình yêu thương phát sinh và thông truyền, do đó làm cho con người thực sự trở nên và dường như là thần thánh. Trên cây gỗ thánh, hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người lại bừng sáng; hiện tại, hình ảnh đó vẫn có sẵn để con người lấy làm của riêng qua các bí tích, và đặc biệt là qua Bí tích Thánh Thể, nơi “Agape - Tình Yêu của Thiên Chúa mang tính xác phàm đến với chúng ta” (ĐGH Bênêđictô XVI, Deus Caritas Est, số 14), và chúng ta tìm thấy và trở thành con người thật của mình qua cuộc gặp gỡ với hình ảnh thật. Ecce homo!

Nói tóm lại, thập giá là một cánh cửa kép, dẫn vào chiều sâu của những mầu nhiệm của Thiên Chúa và con người, những mầu nhiệm mà sau khi Ngôi Lời đến trần thế, không thể nào chia cắt ra một cách thích đáng được. Những ai nhận được Chúa Thánh Thần từ cạnh sườn Chúa Kitô thì hiểu được Thiên Chúa chịu đóng đinh: “để cùng toàn thể dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Chúa Kitô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa” (Eph 3:18-19). Họ càng nhận thức được Thiên Chúa, thì đồng thời họ càng nắm bắt được điều bí nhiệm của ngôi vị con người, vốn được ban cho imago Dei – hình ảnh của Thiên Chúa, được kêu mời làm cho vẻ huy hoàng vô hình của thần tính trở nên hữu hình, một thần tính trước hết hệ tại ở tình yêu khôn tả: “tình thương vượt quá sự hiểu biết” (Eph 3:19).

Ước mong chúng ta có thể giữ gìn cách nhìn thấu suốt này trước mắt mình, thì chúng ta có thể chia sẻ đức tin một cách thuyết phục hơn, cho thấy thập giá chứa đựng mọi bí mật của hiện hữu và chứa đựng “mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết” (Côlôsê 2:3).

Phêrô Phạm Văn Trung
Chuyển ngữ từ: hprweb.com (24.02.2023)



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.