Sau khi mất 14 nữ tu vì COVID-19, các Nữ tu Dòng Đa Minh Adrian ở Adrian, MI, đã giải quyết nỗi đau bằng cách tổ chức một cuộc triển lãm nghệ thuật, mang tên "Art in the Time of COVID", bao gồm tác phẩm nghệ thuật của một số nữ tu và cộng tác viên. (Gabriella Patti | Công giáo Detroit)
NỮ TU ĐA MINH: TRIỂN LÃM “NGHỆ THUẬT THỜI COVID-19”
TƯỞNG NHỚ NHỮNG NGƯỜI QUA ĐỜI DO ĐẠI DỊCH
Gabriella Patti
WHĐ (10.9.2022) - Trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, cộng đoàn các Nữ tu Đa Minh Adrian, Michigan, Hoa Kỳ, là một mô hình thu nhỏ của những đau khổ và mất mát, khi mà trong số 219 nữ tu sống tại nhà mẹ ở Adrian, có 14 nữ tu đã qua đời do coronavirus gây ra.
Sự mất mát này khiến các nữ tu còn lại khắc khoải với nỗi tiếc thương, và một số nữ tu đã chọn cách diễn tả nỗi tiếc
thương của mình thông qua nghệ thuật. Từ tháng 5 đến tháng 8. 2022 vừa qua, các nữ tu của Hội
Dòng đã trưng
bày một số tác phẩm nghệ thuật tại
cuộc triển lãm được thực hiện tại Trung tâm Hội nghị và Tĩnh tâm Weber. Với chủ đề “Nghệ thuật
trong Thời COVID,” cuộc triển lãm giới thiệu tác phẩm của 8 người nữ, trong đó có 5 nữ
tu.
Việc này được khởi sự sau khi Sơ Barbara Cervenka, OP kêu gọi một nhóm gồm các nữ
tu và bạn bè trên Zoom để chia sẻ những tác phẩm mà họ đã thực hiện trong giai đoạn đại dịch.
Sơ Suzanne Schreiber, OP điều phối viên không gian trưng bày INAI:
A Space Apart (Một Không Gian Dành Riêng) cho
biết: “Đây là một nỗ lực để xử
lý cả thực tế đại dịch
COVID lẫn những gì đang diễn
ra, những mất mát, bệnh tật, chết chóc, và bấp bênh, kết hợp với việc thể hiện tính sáng tạo của chúng tôi".
Phòng trưng bày INAI – một từ trong tiếng Nhật có nghĩa là “bên trong” - là tầm nhìn của Sơ Barbara
Chenicek, OP
và Sơ Rita Schiltz, OP cả hai đã lần lượt qua đời vào năm 2015 và năm 2020. Vào những năm 1970, hai Sơ đã biến tiệm giặt cũ thành phòng hội hoạ và nơi trưng bày. Sau khi Sơ Chenicek qua đời, các nữ tu quyết định biến nó thành một phòng trưng bày cố định, nơi họ cũng có thể tổ chức các lớp học
và tĩnh tâm.
Cuộc Triển lãm “Nghệ thuật
trong thời COVID” giới thiệu nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, từ hội
họa đến nhiếp ảnh, chần bông, bút ký, và cắt dán... Khách tham quan được mời viết tên của những người đã qua đời vì COVID-19 vào một
tờ giấy và bỏ vào một chiếc giỏ như là một phần của cuộc
triển lãm.
Khách tham quan được mời viết tên của những người bị chết vì COVID-19 vào một tờ giấy và bỏ vào giỏ như một
phần của cuộc triển lãm.
Theo Sơ Nancyann
Turner, OP một
trong những hoạ sĩ, cuộc triển lãm
là một cách để xử lý nỗi đau mất mát những người bạn. Nói với Detroit Catholic, Hãng thông tin của Tổng giáo phận Detroit,
Hoa Kỳ, Sơ Turner cho biết:
Theo một cách nào đó, đại dịch toàn cầu này đã khiến chúng ta trở thành
những công dân toàn cầu. Do đó, khi bạn đau buồn về sự ra
đi của những người mà bạn
biết, bạn cũng nhìn thấy hình ảnh của Thành phố New York, Ý, và Pháp, … và đây là cơ hội để khóc thương theo cách cộng đồng hơn.
Là một nữ tu dòng Đa Minh
hơn 60 năm, Sơ Turner đã tham gia
cuộc triển lãm với nhiều hình thái nghệ thuật, bao gồm những tấm mền, túi cắt dán, và những đài tưởng niệm mang tính đầy sáng tạo. Sơ Turner chia sẻ:
Tôi đã làm 3 chiếc mền
chần bông- đầu tiên là một chiếc mền “Hy vọng trở lại” khi chúng tôi nghĩ COVID sẽ kết thúc sau 6
tháng nữa; Tiếp đến là chiếc mền "Than thở", được làm bằng màu tối hơn nhưng có một mảng
màu sáng để cho thấy "luôn có đó một tia sáng mới
và niềm hy vọng phục
sinh".
Qua việc chần bông, Sơ Turner cho biết đã có thể tận dụng sự đa dạng của màu sắc và hình dạng để tạo ra một sự hoà hợp mới.
Qua việc làm mền chần bông, Sơ Turner cho biết Sơ đã có thể sử dụng sự đa dạng của màu sắc và hình dạng để tạo ra một sự
hoà hợp mới.
Sơ nói.
Tôi nghĩ đó là một ví dụ tuyệt vời khác về sự sáng tạo của nữ tính. Trong thời gian phải
ngưng hoạt động
và bị thu hẹp do đại dịch, thật là một điều rất an ủi khi làm việc mỗi
tuần và nhớ tới mẹ và bà của tôi
khi tôi chọn và khâu những mảng màu sắc khác nhau đó, điều này giúp tôi có thể khóc
thương nhưng cũng giúp tôi
hy vọng và bình an.
Cuộc triển lãm cũng bao gồm
những bức ảnh của 2 dự án khác mà Sơ
Turner đã thực hiện, bao gồm một khu vườn
tưởng niệm mà Sơ sáng tạo để tưởng nhớ chị gái của mình, người qua đời trước COVID-19. Khi thực hiện dự án này, nó đã được mở rộng thành một đài tưởng niệm tất cả những người
Sơ quen biết đã qua đời. Sơ cho biết:
Đó là một cách để đi ra ngoài, sử dụng đất và hạt giống và tiếp nối di sản của
ông bà và bố tôi, vốn là những nông dân. Vì vậy, đó là một cách thế khác mà tôi đã cố gắng tạo ra một nơi thật
đẹp để tưởng
nhớ người chị mới qua đời của chúng
tôi.
Phòng trưng bày INAI – một từ trong tiếng Nhật có nghĩa là “bên trong”
Sơ Turner cũng góp phần
vào một dự án tưởng niệm lớn hơn dành
cho những người qua
đời vì COVID-19. Năm 2021, thành phố Detroit bắt đầu mời gọi nguồn lực cho một đài
tưởng niệm nghệ thuật cộng đồng công cộng để ghi nhận sự mất mát sâu đậm của khu vực trong đại dịch. Sơ
Turner quyết định làm những chiếc túi tưởng
niệm dành cho những người mà Sơ biết đã qua đời vì coronavirus, đặc biệt là các nữ tu.
Sơ Turner đã góp phần vào một dự án tưởng niệm lớn hơn dành cho những người đã mất vì COVID-19 bằng cách làm những chiếc túi tưởng niệm.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, chúng tôi đã mất 14 Sơ vì COVID, do đó, tôi đã làm cho mỗi Sơ một chiếc túi nhỏ. Sau đó, một số trẻ em mà tôi đã làm
việc cùng ở Capuchin Soup Kitchen qua đời, nên tôi cũng làm
cho mỗi em một cái. Thực ra, đây giống như một nỗ lực thiêng liêng để cố gắng nhớ
từng người và kết nối với họ. Mỗi chiếc túi nhỏ đó đựng một lời cầu nguyện hoặc một bức thư ngắn gửi
cho họ - như là một chút gì đó để tưởng nhớ họ. Đây là một nỗ lực rất
bình an và thánh thiêng đối
với tôi, để biến nỗi nhớ trở nên hữu hình. Và mỗi túi tưởng niệm đều khác nhau. Tôi đã sử dụng hạt, ren, sợi và chỉ
khâu, và tôi cảm thấy được kết nối với họ.
Trong cộng đoàn Nữ tu Đa
Minh Adrian có khoảng 440 thành viên, trong số đó có nhiều
nữ tu là hoạ sĩ. Sơ Turner tin rằng việc làm nghệ thuật, mặc dù
có vẻ không
chính thức, nhưng là một phần của
đặc sủng của Hội dòng. Sơ Turner cho biết:
Tôi nghĩ một phần của linh đạo Đa Minh, và linh đạo Kitô giáo của chúng tôi là đáp lại công trình sáng tạo của Thiên Chúa, và sử dụng khả năng sáng tạo của mình để
mang lại lợi ích cho
người khác. Có rất nhiều mạng lưới dịch vụ trực
tiếp mà chúng tôi thực hiện vì công lý và hòa bình, cũng như hoạt động chống lại phân biệt chủng tộc,
nhưng tôi cũng nghĩ rằng, có một lời kêu gọi để sáng tạo cái đẹp, và một lời kêu gọi khẳng định sự khao khát của con người đối với điều thánh thiêng.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicnews.com (07. 9. 2022)
Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com