CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Gần 15 triệu người Mexico tôn kính thánh tích Thánh Tông đồ Giuđa Tađêô Tính từ ngày 29/7/2024 đến nay, đã có hơn 15 triệu tín hữu bày tỏ lòng tôn kính Thánh Tông đồ Giuđa Tađêô, khi thánh tích của ngài thánh du qua các vùng đồi núi và thành phố của Mexico. Đọc tất cả   Đức TGM Trưởng Công Giáo Ucraina: Năm triệu người có nguy cơ chết đói Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo Chủ Công Giáo Ucraina nghi lễ đông phương, cảnh báo hiện có khoảng 5 triệu người Ucraina đang có nguy cơ chết đói, nhưng các tổ chức quốc tế chỉ có thể hỗ trợ tối đa 2 triệu người. Đọc tất cả   Toà Thánh: Du lịch phải gắn liền với công lý và tôn trọng thụ tạo Nhân Ngày Du lịch Thế giới lần thứ 46, với chủ đề “Du lịch và chuyển đổi bền vững”, được tổ chức vào 27/9/2025, Bộ Loan báo Tin Mừng đã gửi một sứ điệp trong đó nhấn mạnh rằng ngành du lịch phải thể hiện sự công bằng và tôn trọng thụ tạo, và trong Năm Thánh này, Toà Thánh mời gọi ngành du lịch bày tỏ niềm hy vọng Kitô giáo. Đọc tất cả   Khoảng 60.000 người hành hương sẽ tham dự Ngày Năm Thánh gia đình, trẻ em, ông bà, người cao tuổi Khoảng 60 ngàn tín hữu hành hương, gồm các bậc phụ huynh, người cao tuổi và trẻ em ở mọi lứa tuổi đến từ hơn 120 quốc gia trên thế giới sẽ về Roma tham dự Ngày Năm Thánh các gia đình, trẻ em, ông bà, người cao tuổi, diễn ra từ thứ Sáu, ngày 30/5 đến Chúa Nhật, ngày 1/6/2025, với Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đọc tất cả   Các Giám mục Chile phản đối ý định của chính phủ hợp pháp hóa phá thai Phản đối ý định của chính phủ trong việc đưa ra dự luật hợp pháp hóa phá thai, Hội đồng Giám mục Chile đã ra tuyên bố nói rằng "Chúng tôi lên án mạnh mẽ những sáng kiến này, chúng làm suy yếu giá trị thiêng liêng và bất khả xâm phạm của sự sống con người. Chúng tôi nhấn mạnh rằng sự sống con người, từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên, có phẩm giá phải luôn được bảo vệ và thúc đẩy". Đọc tất cả   Một Thánh giá đeo trước ngực của Đức Thánh Cha có thánh tích Thánh Lêô Cả Vào ngày 26/5/2025, các mảnh xương sọ của bốn Giám mục, trong đó có thánh tích của Thánh Lêô Cả, đã được đặt vào cây Thánh Giá đeo trước ngực do Hội Thánh Phêrô tặng Đức Thánh Cha Lêô XIV vào ngày ngài được bầu chọn làm Giáo hoàng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô kêu gọi chấm dứt chiến tranh cho Ucraina và Gaza Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 28/5/2025, Đức Thánh Cha lặp lại lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Ucraina cũng như ở Gaza, khuyến khích đối thoại và ngừng bắn, và mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho hòa bình. Đọc tất cả   Tiếp kiến chung 28/5/2025 - ĐTC Lêô: Đứng trước đau khổ và yếu đuối của tha nhân, chúng ta chọn quan tâm chăm sóc họ hay ngoảnh mặt đi? Đức Thánh Cha lưu ý rằng chúng ta cũng có thể ở trong hoàn cảnh của người rơi vào tay bọn cướp, vì tất cả chúng ta đều đã trải qua những khó khăn của cuộc sống và nỗi đau do tội lỗi gây ra. Tuy nhiên, trong sự yếu đuối của mình, chúng ta khám phá ra rằng chính Chúa Kitô là Người Samari nhân hậu, Đấng chữa lành vết thương của chúng ta và khôi phục lại hy vọng của chúng ta. Lòng thương xót của Chúa thúc giục chúng ta có lòng trắc ẩn, dừng lại trước tha nhân đang cần được giúp đỡ. Đọc tất cả   ĐHY Parolin: Điều quan trọng là cuộc đàm phán giữa Nga và Ucraina có thể bắt đầu, chứ không phải nơi diễn ra Trong cuộc phỏng vấn của Tổng Biên tập Vatican News, Andrea Tornielli, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nói: “Luật nhân đạo phải luôn được tôn trọng, tình hình tại Dải Gaza là không thể chấp nhận được. Hamas phải thả tất cả con tin. Nói ‘không’ chủ nghĩa bài Do Thái”. Về giả thuyết có một cuộc gặp thượng đỉnh tại Vatican, ngài nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng, nhưng điều quan trọng không phải là nơi cuộc đàm phán giữa Nga và Ucraina sẽ được tổ chức, mà là cuộc đàm phán có thể bắt đầu". Đọc tất cả   Hội nghị Phật giáo - Kitô giáo lần thứ VIII Bộ Đối thoại Liên tôn của Toà Thánh tổ chức Hội nghị Phật giáo - Kitô giáo lần thứ VIII, tại thủ đô Campuchia, trong ba ngày, từ ngày 27 đến 29/5. Cuộc gặp gỡ tập trung vào tôn giáo như một con đường dẫn tới hoà bình, hoà giải và kiên định. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Ngày mai táng Thầy (03.04.2023 – Thứ Hai Tuần Thánh)

02/04/2023 - 15

Bài Ðọc I: Is 42, 1-7

"Người sẽ không lớn tiếng; không ai nghe tiếng người ở công trường".

Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai, không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gãy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói. Người sẽ xét xử trong công lý. Người sẽ không buồn phiền, không nao núng, cho đến khi đặt công lý trên mặt đất, vì các đảo mong đợi lề luật người.

Chúa là Thiên Chúa đã phán như thế, Người là Ðấng đã tác tạo và mở rộng các tầng trời, đã củng cố mặt đất và các sản phẩm của nó, đã ban hơi thở cho dân sống trên mặt đất và ban sức sống cho những kẻ trên đó. Ta là Chúa, Ta đã gọi con trong công lý, đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm.

Ðó là lời Chúa.


Ðáp Ca:

Ðáp: Chúa là sự sáng, và là Ðấng cứu độ tôi.

Xướng: 1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai?

Ðáp: Chúa là sự sáng, và là Ðấng cứu độ tôi.

2) Khi những đứa ác xông vào để xả thịt tôi, bọn thù ghét tôi sẽ xiêu té và ngã gục.

Ðáp: Chúa là sự sáng, và là Ðấng cứu độ tôi.

3) Nếu thiên hạ đồn binh hạ trại để hại tôi, lòng tôi sẽ không kinh hãi; nếu thiên hạ gây chiến với tôi, tôi vẫn tự tin.

Ðáp: Chúa là sự sáng, và là Ðấng cứu độ tôi.

4) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa!

Ðáp: Chúa là sự sáng, và là Ðấng cứu độ tôi.


Câu Xướng Trước Phúc Âm:

Kính chào Vua chúng con: Chỉ có nhà Vua là người thương hại đến những lỗi lầm của chúng con.


Phúc Âm: Ga 12, 1-11

"Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Sáu ngày trước Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến làng Bêtania, nơi Ladarô đã chết được Người cho sống lại. Tại đây người ta dọn bữa cho Người ăn. Martha hầu bàn. Còn Ladarô cũng là một trong những kẻ đồng bàn với Người. Bấy giờ Maria lấy một cân dầu thơm, dầu cam tùng hảo hạng, và xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà lau. Hương thơm toả đầy nhà. Một môn đệ là Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người, liền nói: "Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo khó?" Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ vào đó. Vậy Chúa Giêsu nói: "Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta. Vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta, các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu". Có đám đông người Do-thái biết Người đang ở đó, nên tuôn đến, không những vì Chúa Giêsu, mà còn để thấy Ladarô, kẻ đã chết được Người cho sống lại. Thế là các Thượng tế quyết định giết luôn cả Ladarô, vì tại ông mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin theo Chúa Giêsu.

Ðó là lời Chúa.


Suy niệm:

Việc Đức Giêsu làm cho anh Ladarô hoàn sinh đưa đến hai thái độ.
Thượng Hội Đồng họp nhau lại và quyết định về cái chết của Đức Giêsu.
Còn chị Maria, trong bài Tin Mừng này, lại như muốn chuẩn bị cho cái chết ấy. 

Trong bữa tiệc tại nhà của chị em Mácta, Maria, Ladarô, tại Bêtania,
Đức Giêsu được mời như một vị khách, có cả môn đệ của Ngài nữa.
Bữa ăn tối này là một cử chỉ diễn tả lòng kính trọng, yêu mến, và biết ơn
của cả gia đình đang vui sướng trước sự trở lại từ nấm mồ của người thân yêu.
Ladarô hẳn sẽ được ngồi gần Thầy Giêsu, Đấng thương mến anh (Ga 11,3),
Đấng trả lại cho anh sự sống. 

Chính trong bữa ăn do chị Mácta phục vụ này,
cô Maria đã làm một điều đặc biệt và rất bất ngờ.
Cô đã xức lên chân Thầy Giêsu một cân dầu thơm cam tùng hảo hạng,
khiến cả nhà sực nức mùi hương.
Chúng ta không hiểu tại sao cô xức chân Thầy thay vì đổ dầu thơm trên đầu.
Người ta không xức dầu thơm lên chân một người còn sống,
nhưng người ta có thể xức lên chân một người đã qua đời
để chuẩn bị cho việc mai táng người ấy.
Cô Maria không ngờ mình đã làm một hành vi có tính tiên tri về cái chết của Thầy,
như trước đây thượng tế Caipha đã vô tình nói tiên tri về cái chết ấy (Ga 11, 51).
Cô không ngờ việc xức dầu tối nay của mình là cử chỉ tượng trưng
cho việc liệm xác Thầy Giêsu sau này của ông Nicôđêmô
với một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương (Ga 19, 39). 

Nhìn cô Maria xức dầu, ta thấy cử chỉ trân trọng của cô đối với vị Thầy khả kính.
Cô chấp nhận sự phí phạm này, vì tình yêu của cô đối với Thầy,
hay đúng hơn, vì tình yêu quá lớn của Thầy đối với gia đình cô.
Cô xức dầu mà không so đo tính toán.
Lượng dầu quý giá được đổ ra chẳng là gì so với ân nghĩa của Thầy.
Nhưng có người thấy khó chịu, đó là Giuđa Ítcariốt, một môn đệ của Thầy.
Anh thấy tiếc vì lượng dầu thơm ấy thật đắt tiền,
có giá bằng lương gần một năm của một công nhân.
“Tại sao lại không bán dầu thơm ấy mà cho người nghèo?”
Thầy Giêsu bênh vực cho cô Maria khi nói lên ý nghĩa việc làm của cô.
Hành vi chuẩn bị mai táng phải được đặt trên hành vi bố thí giúp người nghèo.
Hơn nữa, “người nghèo thì lúc nào cũng có, còn Thầy, anh em không có mãi đâu.”
Đức Giêsu ám chỉ cái chết sắp đến của mình.

Giuđa có vẻ không hiểu được thế nào là tình yêu.
Anh là người giữ tiền của cả nhóm, nhưng lại thường ăn cắp để dùng riêng. (c. 6).
Có thể đồng tiền đối với anh là quá lớn, lớn hơn cả tình yêu.
Anh phản bội Thầy mình cũng vì đồng tiền (Mt 26, 15).
Mong chúng ta biết dùng tiền bạc để diễn tả tình yêu như cô Maria.


Cầu nguyện:

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi. 

Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc. 

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người. 

Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi. (R. Tagore)

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.