CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Truyền hình Trực tiếp buổi Tiếp kiến chung của ĐTC, thứ Tư 15/01 Múi giờ: 8:50 giờ Roma ; 14:50 giờ Việt Nam Đọc tất cả   Chương trình Năm Thánh của giới Truyền thông Các chuyên gia truyền thông từ nhiều quốc gia sẽ tụ họp tại Roma từ ngày 24 đến 26/1/2025 để tham dự sự kiện Năm Thánh đầu tiên - Năm Thánh của giới Truyền thông, trong đó có buổi yết kiến Đức Thánh Cha. Đọc tất cả   “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày 12/1/2025, nhật báo “Tương lai” (Avvenire) của Hội đồng Giám mục Ý đã đăng một phần trong cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha. Phần trích đăng này có tựa đề: “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Đức Thánh Cha nói rằng hài hước giúp chúng ta có sức mạnh đối mặt với khó khăn và vượt qua chúng. Ngài mời gọi hãy tìm lại khả năng vui cười như trẻ thơ và sống thật lòng mình. Đọc tất cả   Ngoại trưởng Tòa Thánh thăm Congo và nói rằng Đức Thánh Cha yêu mến quốc gia này Trong chuyến thăm thủ đô Brazzaville của Congo để cử hành Thánh lễ Năm Thánh của các phong trào giáo hội, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh gửi lời chào và sự gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến người dân Cộng hòa Congo, nơi đang phải chịu thử thách bởi thiên tai, xung đột bộ lạc và những khó khăn trong cuộc sống và xã hội. Đọc tất cả   Các Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư, khuyến khích các nhà làm luật bảo vệ các cộng đồng “có đích nhắm, tương xứng và nhân đạo”. Đọc tất cả   Các Giám mục Á châu chuẩn bị thành lập văn phòng hiệp hành khắp khu vực Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đang chuẩn bị thành lập một văn phòng mới, nhằm tăng cường sự hợp tác và hiệp hành trên khắp các thực tế mục vụ đa dạng của khu vực. Đọc tất cả   Giáo hội Ý cử hành Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu trong Năm Thánh 2025 được cử hành đặc biệt, vì cũng là dịp kỷ niệm 1.700 Công đồng Đại kết Nicea (năm 325). Với chủ đề “Anh có tin điều này không?” (Ga 11,26), Giáo hội Ý cử hành Tuần lễ này bằng “buổi canh thức cầu nguyện lưu động” tại các nhà thờ Tin lành, Chính thống giáo và nhà thờ Công giáo Thánh Camillo de Lellis. Đọc tất cả   ĐHY Parolin gặp các Sứ thần Tòa Thánh ở các nước Trung Đông Ngày 13/1/2025, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin đã chủ trì một cuộc họp tại thủ đô Amman của Jordan với các Sứ thần Tòa thánh tại khu vực Trung Đông. Ngài đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn “trên mọi mặt trận”, cùng với mong muốn hòa bình ở Trung Đông. Đọc tất cả   Hoạt động chống lao động trẻ em ở Thái Lan của cha Alessandro Brai Đến Thái Lan vào năm 2012 cùng với một số nhà thừa sai Dòng Phanxicô khác, cha Alessandro Brai người Ý hiện đang hoạt động trợ giúp những người tị nạn đến từ Myanmar, đặc biệt nỗ lực chống lao động trẻ em ở quốc gia châu Á này. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Hợp tác xã Siêu thị Covirán - Virgen de las Angustias Trong buổi tiếp phái đoàn Hợp tác xã Siêu thị Covirán - Virgen de las Angustias đến từ Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha đưa ra hai chỉ dẫn cụ thể cho các siêu thị: “cộng tác, làm việc cùng nhau, hợp lực”, và “hướng về Đức Mẹ là mẫu gương cho nỗ lực này”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Mùa Chay và ăn chay

05/04/2022 - 37

 

Lại sắp đến ngày ăn chay thứ Sáu Tuần Thánh. Cứ mỗi lần bước vào ngày giữ chay theo luật buộc của Hội Thánh, những ký ức của một thời gia đình tôi ăn chay lại trở về.

 

Những ngày còn thơ ấu, chúng tôi nghe nói đến thứ Tư Lễ Tro là trong lòng cảm thấy rộn lên một niềm vui! Vui vì những ngày ấy vào tối thứ Ba trước đó, chúng tôi được ăn thêm bữa đêm quãng 10 giờ với cháo gà, xôi nóng để bụng no, ngày mai ăn chay, kiêng thịt. Sáng ra chúng tôi được ăn uống bình thường, tức là không phải nhịn ăn sáng trong lúc bố mẹ và các anh chị lớn thì giữ chay. Bữa cơm trưa thế nào cũng có món canh chua cá lóc, chả cá… Ngoài ra còn thêm rau trộn dầu dấm. Bữa ăn trưa xem ra còn ngon hơn ngày thường, ai nấy đều gắng ăn no bữa trưa để bữa tối thì ăn ít hay ăn nhẹ. Thế là hoàn tất một ngày ăn chay.

Còn khoản nhận tro, bọn trẻ chúng tôi được dịp đi nhận tro trước rồi chạy ra ngoài chơi vì chờ người lớn vào nhận tro sau. Ðứa nào đứa nấy vạch đầu nhau xem tro đen hay xám; xem có đứa nào bị dính nhọ nồi do than cạo ra không, vì cứ nghĩ cha lấy tro trong bếp nhà xứ ra bôi trên đầu giáo hữu .

Lớn lên thêm một chút, đến tuổi khôn, tôi bắt đầu phải giữ chay như người lớn. Không biết người khác thế nào, còn tôi thấy ngày chay tịnh sao mà ma quỷ cám dỗ ghê gớm! Những ngày thường, có khi tôi không ăn sáng mà trưa đến cũng chẳng thấy đói. Thế nhưng, ngày chay mới quãng 10 giờ là thấy kiến bò bụng. Còn tối đến, gọi là ăn ít đi, thay vì mọi hôm 3 chén cơm, tôi chỉ ăn một chén thật đầy mà vẫn thòm thèm.

Tôi cũng chẳng rõ ai đặt ra cách ăn chay như thế, chỉ biết cha mẹ dạy thì làm theo. Có lần tôi hỏi, mẹ bảo đó là luật đạo có từ thời mẹ chưa đẻ nữa kìa. Thôi thì đi đạo phải giữ luật đạo. Ðiều đó thì cũng phải thôi. Nhưng tôi vẫn thắc mắc ăn chay để làm gì? Sau này trưởng thành, tôi vẫn giữ chay nhưng không còn máy móc như thế. Ngày ăn chay dĩ nhiên là kiêng thịt, tôi nhắc mẹ, lúc này cũng đã chớm già, là đi chợ không mua đồ ăn ngon hơn thịt mà cần cá kho, cá khô hay trứng chiên, đậu hũ, rau luộc chấm nước mắm dằm trứng vịt luộc là được rồi. Cô em tôi là một ca viên thì còn tích cực hơn, cô đặt vấn đề rằng nếu dè xẻn để ngày mai ăn bù thì cũng như không. Em bảo mỗi người phải biết hy sinh phần mình trong việc ăn uống để giúp cho người nghèo khó hay góp vào công tác bác ái từ thiện. Trong ngày ăn chay phải biết hãm mình nhưng không ủ rũ, than trách thì mới được phúc. Em dẫn lời Chúa trong Phúc Âm, nào là Chúa dạy khi ăn chay thì đừng tỏ ra lầm lì, buồn sầu ra bộ thiểu não để kể công với Chúa. Nào là ăn chay thì phải giữ mồm giữ miệng, không chửi bới, nói hành nói xấu lẫn nhau, không vu vạ cáo gian cho ai, không chỉ ngày chay, mà tập mỗi ngày như vậy. Ăn chay còn là giúp nhau làm một việc tốt cho ai đó trong ngày. Ăn chay còn là quyết tâm từ bỏ một tật xấu nào đó. Ăn chay là làm hòa với những người mình hiềm khích… Em nói một tràng khiến mẹ tôi ngạc nhiên: Con học ở đâu vậy? Em trả lời: Con học giáo lý bao đồng, giáo lý viên dạy và cha sở cũng hướng dẫn.

 

Thế rồi, theo thời gian, việc giữ chay và ăn chay ở gia đình tôi dần được thăng hoa. Dĩ nhiên là bữa ăn vào ngày này thanh đạm, nghĩa là vẫn giữ luật kiêng thịt, vì tôi nghĩ đó là dấu chỉ để nhắc nhớ mình từ bỏ cái vẫn được coi là thiết yếu. Sự thăng hoa từ những cảm nghiệm, tìm tòi và thực thi những phương cách sống chay có ý nghĩa hơn.

Hôm thứ Tư Lễ Tro vừa rồi, ở xứ đạo tôi, cha xứ lại được dịp khai mở cho mọi người ý nghĩa của việc chay tịnh. Ngài không nhấn mạnh đến việc kiêng thịt, cho bằng đây là dịp giúp mỗi người tự chọn cho mình một phương thức hãm mình, hy sinh…, dù là nhỏ.

Nay trong thời đại thông tin, có nhiều suy nghĩ được chia sẻ để việc giữ chay, ăn chay đi vào chiều sâu. Có bài viết trên facebook Ðaminh Nguyễn Ðức Huynh chia sẻ rằng: Ăn chay không phải là nhịn đói để hành xác, mà là cơ hội để ta trải nghiệm, cảm nghiệm cách thức mà Chúa Giêsu đã từng chiến đấu vượt qua cơn đói, khát trong hoang địa. Là cơ hội cảm nhận sự đói khát của những người đói về vật chất và “đói khát Tình yêu”. Ăn chay không phải là chuyện ăn cá hay ăn thịt, nhưng là câu chuyện của hy sinh những thèm muốn cá nhân, hy sinh những sở thích của riêng mình. Ăn chay là dịp để ta hãm mình và cầu nguyện, là cơ hội để tâm hồn ta được lắng xuống và để Thiên Chúa biến đổi và hoán cải tâm hồn ta trở nên sạch hơn.

Facebook Ða Minh Nguyễn Ðức Huynh cũng gợi mở những phương cách ăn chay như Ăn chay đôi mắt là không nhìn người khác với con mắt “hình viên đạn”, với đôi mắt đầy hận thù. Nhưng thay vào đó là đôi mắt trìu mến đầy yêu thương. Ăn chay đôi tai là không nghe những lời nói thô tục, nhưng thay vào đó là biết lắng nghe tiếng lầm than của nhân loại. Ăn chay miệng lưỡi là không nói những lời xúc phạm người khác hay nói hành nói xấu người khác, thay vào đó là lời động viên, ủi an và nâng đỡ. Ăn chay đôi tay là không dùng đôi tay và những nắm đấm của mình để bạo hành người khác, nhưng thay vào đó là vòng tay của chở che, yêu thương và vỗ về. Ăn chay là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục.

Tôi thầm cảm ơn những chia sẻ của bao người đã giúp tôi thăng tiến hơn trong đời sống đạo, để việc giữ chay không chỉ vụ hình thức.

 

Fx Minh Ðỗ   

 




Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.