CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin 26/1: Mở rộng tâm trí để nhận biết Chúa Trưa Chúa Nhật 26/1, sau khi dâng Thánh Lễ tại đền thờ thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đến cửa sổ Dinh Tông Toà để cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha dâng thánh lễ Chúa Nhật Lời Chúa Sáng Chúa Nhật ngày 26/1, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật III thường niên, Chúa Nhật Lời Chúa và trao thừa tác vụ đọc sách cho 40 ứng viên thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Giáo hội Công giáo sẵn sàng chấp nhận mọi ngày Lễ Phục Sinh chung Chiều ngày 25/1, lễ Thánh Phaolô trở lại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Kinh Chiều II trong Tuần lễ Cầu nguyện cho Sự Hiệp nhất Kitô giáo tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô. Năm 2025, lễ Phục Sinh sẽ được cử hành cùng ngày theo cả lịch Julius và lịch Gregorian, cũng là dịp kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Đại kết Nicea đầu tiên, Đức Thánh Cha kêu gọi thực hiện một “bước quyết định” để tiến đến sự hiệp nhất: chọn một ngày chung cho Lễ Phục Sinh. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha là nhân vật công chúng đáng tin cậy nhất của Ý Theo một cuộc khảo sát gần đây do Viện nghiên cứu quốc gia Demopolis tiến hành, chuyên phân tích các xu hướng trong xã hội Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô là nhân vật công chúng đáng tin cậy nhất tại Ý. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Nhiều nhà truyền thông đã hy sinh mạng sống Tiếp các nhà truyền thông tham dự Năm Thánh của giới truyền thông từ ngày 24 đến 26/1/2025, Đức Thánh Cha nói với họ: “Những nhà truyền thông có vai trò cơ bản đối với xã hội ngày nay trong việc truyền tải sự thật và cách truyền tải sự thật”, bởi vì “ngôn ngữ, thái độ, giọng điệu có thể mang tính quyết định và tạo nên sự khác biệt giữa một truyền thông khơi dậy hy vọng, tạo ra cầu nối, mở ra cánh cửa, và một truyền thông làm gia tăng sự chia rẽ, phân cực, đơn giản hóa thực tế”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Linh mục không là linh mục cho mình nhưng cho Dân Chúa Sáng thứ Bảy ngày 25/1/2025, tiếp các giám đốc đại chủng viện và chủng viện dự bị của Pháp, Đức Thánh Cha cảnh giác rằng trên hành trình linh mục, một số người dần dần “phục vụ bản thân”, tìm kiếm quyền lực, danh dự và danh tiếng, rơi vào cạm bẫy của tìm kiếm danh vọng, tính thế tục, ghen tị, phù phiếm. Ngài mời gọi các giám đốc chủng viện hãy biết cách đồng hành với các chủng sinh. Đọc tất cả   Năm Thánh Truyền Thông: Câu chuyện là con đường ngắn nhất để kết nối giữa con người Mười nghìn chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới quy tụ về Rôma trong dịp cuối tuần từ 24-26/1 để khai mạc sự kiện đầu tiên trong Năm Thánh với chương trình ba ngày dành cho Năm Thánh Truyền Thông Thế Giới. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #7:Cha Eli Thành, Salamanca, Tây Ban Nha Cha Eli Thành là một thừa sai Dòng Tên đến Việt Nam từ 1968 và gắn bó với người Việt cả trong và ngoài Việt Nam, suốt đời linh mục của cha. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha bổ nhiệm ĐHY Koovakad làm Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn Sáng 24/1, Đức Thánh Cha bổ nhiệm ĐHY Koovakad, người Ấn Độ, làm Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn kế nhiệm ĐHY Ayuso Guixot, qua đời vào tháng 11 năm ngoái. Đọc tất cả   Tuyên bố của Hội đồng Giám mục Thái Lan về chăm sóc mục vụ cho các đôi đồng tính Sau khi Thái Lan đưa ra Đạo luật Bình đẳng Hôn nhân, có hiệu lực vào ngày 22/1/2025, và từ ngày 23/1/2025 các đôi đồng tính sẽ có thể đăng ký kết hôn chính thức, các Giám mục nước này đã đưa ra tuyên bố mục vụ, trong đó tái khẳng định tính thánh thiêng của hôn nhân Kitô giáo, trong khi đồng hành cùng mọi người với lòng trắc ẩn và sự quan tâm. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Lời Chủ Chăn GP Xuân Lộc tháng 08 - 2022: "Hãy ngước mắt lên mà nhìn" (Ga 4:35)

04/08/2022 - 28


LỜI CHỦ CHĂN GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

THÁNG 08 - NĂM 2022:

"Hãy ngước mắt lên mà nhìn" (Ga 4:35)

Quý Cha và Quý Tu sĩ thân mến,

Một

Chúa Giêsu gọi: ‘Hãy ngước mắt lên mà nhìn’. Chúa gọi ai? Gọi ‘những kẻ Người muốn’. Họ đến, ở với Người. Đó là nhóm 12 (x. Mc 3: 13-19).

Chúa Giêsu gọi: ‘Hãy ngước mắt lên mà nhìn’. Chúa gọi ai? Gọi ‘những kẻ Người muốn’. Họ đến, ở với Người. Đó còn là nhóm 72. Thánh Luca, đệ tử của Tông đồ dân ngoại, đề cập sự kiện Chúa Giêsu mở rộng nhóm loan Tin Mừng của Giáo hội tới tầm vóc toàn cầu qua con số 72. Chúng ta nhận thức tính chất nghiêm túc của thông tin này. Ngay từ đầu, tham dự sứ mạng của Chúa Giêsu, không nguyên nhóm 12, nhưng còn nhiều hơn nữa. Chúa muốn nhiều hơn nữa…Thánh sử Luca, với số 72, hẳn là liên hệ tới danh sách 72 dân tộc thế giới nơi đoạn 10 sách Khởi Nguyên.

‘Khởi Nguyên 10 lược toát dưới hình thức gia phả, kiến thức của người Israel vào lối thế kỷ thứ năm. Các dân được chia ra từng nhóm, không theo chủng tộc, ngôn ngữ, nhưng theo liên lạc lịch sử và địa dư. Bản thống kê dựa trên một tế nhận đạo lý: sự duy nhất của một nhân loạilan tràn trên mặt đất cho thấy sự chúc lành của Thiên Chúa (Kn 9: 1) được thành tựu làm sao. Trái lại, nguồn văn Yahviste, (11: 1-9) sự tản mác là do bởi tội. Hai phương diện của lịch sử nhân loại: trong đó Thiên Chúa có can thiệp nhưng loài người cũng lộ bày ra ác tính của họ’[1].

Chúa Giêsu gọi: ‘Hãy ngước mắt lên mà nhìn’. Nhìn ai? Nhìn vào đoàn ‘dân chúng đông đảo’, ‘rảo bộ mà đổ dồn đến nơi ấy’. Về hiện tượng, các Tông đồ vẫn thấy họ đi lại trước mắt, nghe họ truyện trò ồn ào…mà về tương quan, Tông đồ và đoàn dân vẫn lạ xa ngăn cách… ‘Hãy ngước mắt mà nhìn’, ‘nhìn’ trong phong cách Giêsu nhìn ‘họ như cừu chiên không có người chăn giữ’, ‘nhìn’ trong phong cách Giêsu ‘chạnh lòng thương xót họ’, ‘nhìn’ trong phong cách Giêsu ‘lên tiếng giảng dạy họ nhiều điều’ và cho ‘ai nấy đều ăn và ăn no’ (x. Mc 6: 30-44).

Thánh sử Gioan lưu giữ và cẩn thận tường thuật từng lời của Chúa Giêsu: ‘Này: Ta bảo các ngươi: Hãy ngước mắt lên mà nhìn: Đồng lúa đã chín vàng chờ gặt!’ Chờ gặt là sao? Đó là ‘thu lượm hoa màu cho sự sống đời đời’ (Ga 4: 35.36)… ‘Chúa Giêsu băng qua Samari’… ‘mỏi mệt vì đàng sá, nên Đức Giêsu ngồi phệt xuống bên giếng. Lúc ấy chừng giờ thứ sáu’… ‘Có một phụ nữ người Samari đến kín nước. Đức Giêsu nói với bà ấy ‘cho tôi uống với’…Có một bờ lũy hiểm trở ‘Làm sao ông là Dotháimà lại xin uống với tôilà đàn bà Samari?’…

Đến trong tâm trí chúng ta vấn nạn của một luật sĩ: ‘Nhưng ai là đồng loại của tôi?’ (Lc 10: 29). Chúa Giêsu đã dẫn luật sĩ vào thứ tự phân định: không phải tìm ngoài tôi ai là đồng loại, nạn nhận dở sống dở chết hay người Samaritanô, và sẽ rơi vào mông lung mơ hồ…nhưng trước tiên xác định ngay ‘chính tôi’ là ‘người đồng loại’ và như thế, giải đáp được sáng tỏ. ‘Chính tôi’ là người đồng loại thì cả nhân loại đều trong trái tim tôi…

Chúa Giêsu đã đặt chính mình là ‘người đồng loại’,vượt bờ lũy ngăn cách để đi vào tâm tư cuộc đời phụ nữ Samari…Bờ lũy ‘gàu Ngài không có, giếng thì sâu, vậy Ngài lấy đâu ra cho có nước sinh sống?’…Nếu chị ‘biết được ơn của Thiên Chúa và ai là người đang nói với chị…’Phụ nữ Samari đã chạm đến Đấng làm thỏa khát khao của chị… ‘xin Ngài ban cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây kín nước’… ‘Lạy Ngài, tôi thấy Ngài là một tiên tri’…và chị bỏ cả vò nước, về làng nói với mọi người ‘Hãy đến mà xem’…

Chúa Giêsu tận tụy ‘lòng kề lòng’ (cor ad cor), thấm mùi ‘chiên cừu’ bơ vơ, giữa ‘đồng lúa chín vàng chờ gặt’,‘thu lượm hoa màu cho sự sống đời đời’…

Hai

Chúa Giêsu muốn Giáo hội là hiện thân của Chúa và muốn các tín hữu là hiện thân của Giáo hội, mang ơn sự sống đời đời cho nhân thế.

Chúa Giêsu mời gọi tất cả chúng ta ‘đến, ở với Người’ và ‘hãy thụ giáo’ với Người (x. Mt 11: 29).

Thụ giáo tinh thần hiệp hành ‘gặp gỡ, lắng nghe, phân định’ (ĐTC Phanxicô, bài giảng 10.10.2021) như Chúa Giêsu bên thanh niênvới tâm trạng ‘tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm cơ nghiệp?’ (Mc 10: 17)…như Chúa Giêsu bên hai môn đệ về Emmaus, sau đoạn đường chung bước, quyến luyến ‘cố nài ép…Hãy lưu lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày đã xế’ (Lc 24: 29)…và như Chúa Giêsu linh hướng cho phụ nữ Samari, Người ‘ngồi phệt xuống bên giếng’… bất kể ‘mỏi mệt vì đàng sá’…nhập nội ‘đồng lúa chín vàng chờ gặt’, thu lượm hoa màu cho sự sống đời đời’ (Ga 4: 6.35.36).

Anh chị em thân mến,

Anh chị em có nghe được tiếng lòng tín hữu mong mỏi mục tử, tu sĩ đạo đức để lòng họ được nâng lên không? Và cả những tiếc nuối khôn vơi…trước những mục tử :

‘Xẩy có lời Đức Chúa đến với tôi rằng: con người hỡi, hãy tuyên sấm trên các mục tử của Israel…Đức Chúa phán thế này: khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ chăn nuôi lấy mình. Mục tử thì phải chăn chiên chứ?Sữa, các ngươi ăn; len, các ngươi mặc; những con vật béo tốt, các ngươi làm thịt. Còn chiên các ngươi lại không chăn; chúng ốm yếu, các ngươi không bổ sức; chúng bịnh hoạn, các ngươi không chạy chữa; chúng xây xát, các ngươi không băng bó; chúng tản mác, các ngươi không lùa về; chúng thất lạc, các ngươi không tìm kiếm. Các ngươi thống trị trên chúng bằng võ lực, bằng bạo ngược. Chiên của Ta đã tán loạn, không người chăn giữ. Chúng đã nên mồi cho tất cả các dã thú…’ (Ezekiel 34: 1-5).

Anh chị em thân mến,

Chúa Giêsu và Hiền Thê của Người tha thiết gọi chúng ta: ‘Hãy ngước mắt lên mà nhìn…Họ như cừu chiên không có người chăn giữ’ (x. Mc 6: 30-44)…‘Hãy ngước mắt lên mà nhìn: Đồng lúa đã chín vàng chờ gặt…thu lượm hoa màu cho sự sống đời đời’ (Ga 4: 35.36).

Gương lành cuộc đời Thánh I-nhã, 500 năm trước (1522), Người được ơn hoán cải…và 400 trăm năm trước (1622), Người được Giáo hội tuyên Thánh. Hoán cải và nên Thánh,hành trình cuộc đời chúng ta.

Gioan Đỗ Văn Ngân
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc

Nguồn: giaophanxuanloc.net (02.8.2022)


[1] Cha Nguyễn Thế Thuấn, chú giải Khởi Nguyên 10.


Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.