CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Thánh tích hai Chân phước Frassati và Acutis được đưa về Roma trong Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông tin từ trang worldyouthday.com, thánh tích của hai Chân phước trẻ sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 - Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis - sẽ được đưa về Roma để các bạn trẻ kính viếng trong Ngày Năm Thánh Giới Trẻ từ 28/7 đến 3/8/2025. Đọc tất cả   Giáo lý viên Andrew Goh 88 tuổi phục vụ người già bị bỏ rơi ở Singapore Trong Giáo hội Công giáo ở Singapore, ông Andrew Goh, giáo lý viên 88 tuổi không chỉ được biết đến là người có khả năng nói nhiều ngôn ngữ, nhưng còn là người đã dấn thân trong 34 năm loan truyền Lời Chúa cho những người già và những ai không thể đến nhà thờ. Đọc tất cả   Các giáo xứ Công giáo ở Áo rung chuông nhắc mọi người về nạn đói trên thế giới Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nạn đói trên toàn cầu, chuông nhà thờ tại các giáo xứ Công giáo trên khắp nước Áo sẽ vang lên trong vòng năm phút vào lúc 15 giờ chiều thứ Sáu, ngày 25/7, theo truyền thống giờ tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ Dòng Đa Minh lắng nghe Thánh Thần Trong thư gửi đến các tu sĩ Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị tại thành phố Cracovia bên Ba Lan, từ ngày 19/7 đến 08/8, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ lắng nghe Chúa Thánh Thần, và trong hoạt động giảng thuyết cần quan tâm đến: những người vẫn chưa biết Chúa Giêsu, các tín Kitô hữu, những người xa Giáo hội và những người trẻ. Đọc tất cả   HĐGM Haiti kêu gọi chính phủ giải quyết khủng hoảng an ninh quốc gia Các Giám mục Haiti gửi thư cho các tín hữu và những người thiện chí, bày tỏ lập trường của Hội đồng Giám mục Haiti về cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia và Dự thảo Hiến pháp năm 2025. Đọc tất cả   Điểm qua một số nhóm bạn trẻ các nước tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ Cho đến nay, nhiều nhóm bạn trẻ thuộc các giáo phận của Ý cũng như từ nhiều quốc gia khác nhau đã chuẩn bị hoặc đã lên đường tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến 3/8/2025, với cao điểm là hai sự kiện do Đức Thánh Cha Lêô XIV chủ sự tại khu vực Tor Vergata: đêm canh thức vào tối ngày 2/8, và Thánh lễ vào sáng ngày 3/8. Đọc tất cả   Tổng giáo phận Köln không thực hành việc chúc lành cho các cặp đôi ngoài hôn nhân Công giáo Tổng giáo phận Köln ở Đức đã thông báo sẽ không thực hiện chỉ thị có tên “Chúc lành cho các cặp đôi yêu nhau”, những người sống trong tình trạng “bất thường”, bao gồm cả những người ly dị tái hôn và các cặp đồng tính. Chỉ thị được Hội đồng Giám mục Đức mới ban hành. Tổng giáo phận giải thích rằng sẽ thi hành các hướng dẫn của Tòa Thánh, bao gồm cả tài liệu “Fiducia supplicans”. Đọc tất cả   Năm Thánh Giới trẻ, thế giới quy tụ về Roma cho “khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh “Khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh sẽ chứng kiến Roma mở ra “với thế giới”, gồm cả những khu vực đang chịu tổn thương nặng nề vì xung đột. Để qua việc gặp gỡ và chia sẻ với những người đồng tuổi, mỗi bạn trẻ có thể cảm nhận được “một cái ôm” và trung thành với lời mời gọi trở thành những “lính canh buổi sáng” mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách đây 25 năm. Đọc tất cả   “Pétros ení”: Trải nghiệm kỹ thuật số độc đáo tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô Triển lãm mang tên “Pétros ení” – “Phêrô ở đây”, được khai mạc vào ngày 22/7 tại Đền thờ Thánh Phêrô, giới thiệu về vị Tông đồ trưởng trong ánh sáng đức tin, nghệ thuật và công nghệ hiện đại. Đây là một trải nghiệm nhập vai được thực hiện bởi Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô phối hợp với Microsoft và các đối tác quốc tế. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa: Giáo hội sẽ không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza đau khổ Tại buổi họp báo sau chuyến viếng thăm mục vụ Gaza, Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa nói rằng Chúa Kitô hiện diện ở Faza nói những người bị thương, nơi những hành động thương xót, trong từng bàn tay đón nhận người đau khổ. Giáo hội không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza khốn khổ. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Lời Chủ chăn GP Xuân Lộc - Tháng 7/2022: ‘Hãy đến với Ta, hết thảy những kẻ lao đao và vác nặng’ (Mt 11: 28)

04/07/2022 - 77


LỜI CHỦ CHĂN GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
THÁNG 7 – NĂM 2022

‘Hãy đến với Ta, hết thảy những kẻ lao đao và vác nặng’
(Mt 11: 28)

Quý Cha và Quý Tu Sĩ thân mến,

Một.

Trên văn đàn đã xuất hiện rất nhiều tác phẩm đi vào nỗi ‘đau đời thương người’ làm nên trào lưu ‘văn học chấn thương’. Có người cho là trào lưu mới, nhưng thực sự đã rất xa xưa vì khổ đau vốn đeo bám con người từ khởi sự hiện hữu của mỗi cá nhân và của nhân loại.

Ấn dấu đau thương đã đậm nét vào ngay buổi đầu nền văn học và triết lý phương Tây tiêu biểu nơi Homère (850 tr CGS), một nhà thơ mù lòa đôi mắt, tác giả hai trường thi bất hủ: Illiade và Odyssée. Trải nghiệm ‘chấn thương’ cá nhân, nhà thơ khơi lên nỗi đau muôn thuở ‘nhân loại’: vua Menelaus mất hoàng hậu Helène, người đẹp nhất trần gian. Cái đẹp lẽ ra làm nên sức sống, vun đắp tình người, lại thành cớ cuộc chiến tranh máu lửa đã chín năm không dứt giữa thành Sparte và thành Troy. Chiến tranh, hàm ẩn trong hình tượng mưu lược ‘Ngựa gỗ thành Troy’, tàn phá xứ sở, hạnh phúc các gia đình, giết chết nhân tài, thường dân vô tội. Achille đã chết, tướng quân Hector để lại vợ góa con côi… Quân sư Odyssée hai mươi năm xa nhà, xa người vợ đạo hạnh Pénelope, trong nỗi bấp bênh đe dọa sự thủy chung gia đình.

Nhìn về phương Đông, biết bao oan khiên trải ra trong lịch sử do những kỳ thị giai cấp. Con người lẽ ra bình đẳng nhân phẩm, vừa chào đời đã bị định vị vào một giai cấp, sợi dây vô hình trói cột kiếp người. Biết bao người bị vong nô do chế độ xã hội, ý thức hệ, đàn áp bất công… Có những thời gian trải dài nhiều thế kỷ mệnh danh tựa như thời ‘Chiến Quốc’, các lãnh chúa tranh hùng xưng bá, kẻ cầm quyền sống xa hoa dâm dật, thường dân đói rách, người ăn thịt con, núi xương sông máu…

Đưa tầm nhìn sát hơn về những biến cố trong đời và trong lịch sử thế kỷ hai mươi mà chính chúng ta là những chứng nhân sống: Hai cuộc chiến tranh thế giới, những cuộc chiến tranh khu vực tàn sát dân lành, hàng triệu người dân bị đày biệt xứ lạnh giá, xe tăng nghiền nát sống con người, cá lớn nuốt cá bé, ‘người ăn thừa bứa kẻ lần lựa không ra’… Nước Nga xâm lược Ucraina… tàn khốc… biết bao trẻ thơ bị chấn thương như những trường hợp ‘bé Kim Phụng’, bom xăng đốt cháy thân em, mếu máo hốt hoảng chạy thoát vùng khói lửa…

Bất công chồng chất những chấn thương, đã biết bao lần trong lịch sử nhân loại, người ta vẽ lại ‘bằng máu’ đường biên các đất nước, dân tộc. Hãy mang nhãn quan một văn hào Soljenitsyne quan sát lịch sử và hãy cùng văn hào Dostoievski cung kính bước vào nội tâm trăn trở bao nỗi khát khao đến tuyệt đối trong lòng người… Một lời thi hào Nguyễn Du thốt lên đủ cho nhân loại gẫm suy cả đời: ‘Đoạn Trường’, đứt ruột. ‘Đoạn Trường Tân Thanh’, lại nữa nỗi đau đứt ruột, cái xót xa tái diễn mãi trong thâm tâm cá nhân và lịch sử…

Hai.

Ai đó có nghe chăng vang âm lời kiếm tìm Ađam, con ở đâu (x. Kn 3: 9)… Ta đã yêu con bằng tấm tình muôn thuở, nên Ta dành cho con lòng thương xót (x. Giêr 31: 3).

Ai đó có nghiệm được Đấng là hiện thân tình yêu muôn thuở muôn đời của Chúa Cha, Chúa Giêsu đã hội nhập nơi mình thân phận người, lịch sử nhân loại. ‘Một tiên tri cao cả đã chỗi dậy giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân của Người’ (Lc 7: 16). Người đau nỗi đau nhân thế chấn thương. Giáo huấn, hoạt động, cuộc đời của Người chữa lành những tâm hồn tan vỡ. ‘Hãy mến yêu thù địch và khẩn cầu cho những người bắt bớ các con’ (Mt 5: 44), ‘Misericordes sicut pater’ (x Lc 6: 36). Chúa Giêsu mạc khải Chúa Cha nhân hậu chờ đón, hồi phục và đưa vào nhà cả người con thứ trở về cũng như người con cả đầy bất mãn. Trong tình thương, không có giờ nào là muộn màng {thợ giờ mười một (x. Mt 20: 1-16), tử tội trên thập giá thống hối (Lc 23: 40-43)}. ‘Tin Mừng’ không bao giờ có đối thủ, không bao giờ loại trừ

Chúa Giêsu đồng bàn với ‘quân thu thuế và tội lỗi’ (Lc 5: 30), xác nhận tâm thế đẹp lòng Thiên Chúa của người thu thuế ‘đứng lẻn đàng xa, không dám ngước mắt lên trời, nhưng đấm ngực…’ (Lc 18: 9-14). Chúa chữa lành hồn xác người bất toại (x. Mc 2: 1-12). Chúa chữa lành người bị quỉ ám (x Mt 8: 28-34). Người nâng dậy ‘một đứa tội lỗi’ (chữ của chủ nhà, Simon, người Biệt phái), trân trọng tiếng ‘khóc nức nở’, thấu hiểu ‘nước mắt đẫm ướt chân Chúa’, ‘cái hôn’ trìu mến của chị… và hương thơm đã tỏa ngát… 

‘Lễ Vượt Qua, đại lễ của người Dothái đã gần’… Chúa Giêsu tinh tế nhận biết nhu cầu ‘đông dân chúng đi theo Người’. Với sự cộng tác của Tông đồ Anrê và em bé, từ năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa đã nuôi sống trên năm ngàn người. Không chỉ nhu cầu tại thế, Chúa Giêsu dẫn dắt dân vào mầu nhiệm sâu thẳm tình yêu Thiên Chúa. Được ăn no, dân cần phải ‘thấy dấu lạ’, thấy thực tại đàng sau mà nhất thiết cần Chúa đưa vào… ‘Bánh sự sống, chính là Ta!’,   ban ơn ‘sống lại’, ‘sống đời đời’, sự sống tự Cha, ‘Đấng hằng sống’. Khi thực hiện phép lạ bánh và mạc khải bánh bởi trời, Chúa Giêsu đã dùng những cử chỉ, ‘cầm lấy bánh và tạ ơn’, hướng về Chúa Cha… như Chúa sẽ thực hiện trong bữa ăn ly biệt, những cử chỉ thiết lập bí tích Thánh Thể. Những gì diễn ra tại đây sẽ được thực hiện, ngôn hành hợp nhất, trên đỉnh Calvê: Thân Mình chịu đóng đinh treo trên Thập tự, Máu châu báu trào ra tự quả tim chất chứa mến yêu… Và sự sống đời đời trỗi dậy tự cõi chết… Chúa Cha hằng sống hiện diện trong cuộc phục sinh vinh hiển của Chúa Con… chữa lành những chấn thương mỗi cá nhân và lịch sử loài người.

Chúa Giêsu là ‘Hôm nay’: Tin Mừng Giáng Sinh (x. Lc 2: 11), là ‘Hôm nay đã ứng nghiệm đoạn Sách này’ (Lc 4: 21), là ‘Hôm nay ta đã được thấy những điều kỳ lạ’ (Lc 5: 26), là ‘Hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta’ (Lc 23: 43).

Vẫn còn tận hôm nay, Chúa Giêsu thân ái mời gọi: ‘Hãy đến với Ta, hết thảy những kẻ lao đao và vác nặng, và Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức’ (Mt 11: 28).

Quý Cha và Quý Tu Sĩ thân mến,

Chúng ta được tuyển chọn, được thánh hiến để trải trên nhân thế tình yêu và quyền năng Thiên Chúa chữa lành những chấn thương đau xót ‘trong cõi người ta’…

Tiên thiên, ta phải là ‘người của Chúa’… thể hiện trong phong cách nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ…’

‘Người của Chúa’ là ‘người thợ’ trong ‘vườn nho’ và trước ‘cánh đồng lúa chín’, đừng loay hoay một mình, nhưng biết hiệp hành, chung tay cùng anh chị em trong Hội Thánh…

Và liên lỉ tiếp thanh cho nhân thế lời Chúa Giêsu thân ái mời gọi: ‘Hãy đến với Ta, hết thảy những kẻ lao đao và vác nặng, và Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức’ (Mt 11: 28).

+ Gioan Đỗ Văn Ngân

Giám mục Giáo phận Xuân Lộc

Nguồn: giaophanxuanloc.net (29.6.2022)



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.