CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin 19/1: Với sự túng thiếu của chúng ta, Thiên Chúa ban dư tràn Trưa Chúa Nhật 19/1, từ cửa sổ Dinh tông toà, Đức Thánh Cha đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc Kinh, ngài đã có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật II thường niên về việc Chúa Giêsu làm phép lạ hoá nước thành rượu tại tiệc cưới Cana. Đọc tất cả   Niña Carolina”, trung tâm chăm sóc sức khỏe dành cho các trẻ em Với các dịch vụ ăn uống, giáo dục và chăm sóc miễn phí cho hơn một trăm bé trai và bé gái ở khu đô thị Ciudad Delgado ở El Salvador, các Nữ tu dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm phục vụ với tư cách là các Tiểu Muội trong những môi trường thiếu thốn nhất; theo các nguyên tắc của đặc sủng của hội dòng. Đọc tất cả   ĐHY Koch: Mục đích của đại kết là xóa bỏ sự chia rẽ giữa các Giáo hội Đông-Tây Trong một hội nghị quốc tế cấp cao tại Vienna diễn ra trong hai ngày 16 và 17/1/2025, nhắm đánh giá lại các sự kiện năm 1054 tại Constantinople, năm được coi là thời điểm chia cắt giữa các Giáo hội ở phương Đông và phương Tây - giữa Công giáo và Chính Thống giáo, Đức Hồng y Kurt Koch giải thích rằng để vượt qua sự chia rẽ của các Giáo hội Đông-Tây, bước đầu tiên là các Giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo phải nhìn nhận nhau là một Giáo hội. Bước thứ hai sẽ là nối lại sự hiệp thông. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Quỹ Công giáo của Giáo phận Verona Đức Thánh Cha đã tiếp phái đoàn Quỹ Công giáo của Giáo phận Verona ở Ý vào sáng thứ Bảy ngày 18/01/2025. Ngài nhấn mạnh tiền bạc sẽ sinh lời nhiều hơn khi được đầu tư vì lợi ích của người khác. Nếu không, nó sẽ dần hao mòn, làm trái tim nặng nề, cứng cỏi và trở nên điếc trước tiếng kêu than của người nghèo Đọc tất cả   Lần đầu tiên Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Phật giáo Mông Cổ Vào đầu tuần lễ này, Đức Thánh Cha đã tiếp phái đoàn Phật giáo Mông Cổ, do Đức Hồng Y Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông tòa Ulaanbaatar, dẫn đầu. Ngài nói: “Trong bối cảnh thiên tai và xung đột do con người gây ra, Năm Thánh mời gọi chúng ta hướng tới mục tiêu chung: xây dựng một thế giới hòa bình hơn, thúc đẩy sự hòa hợp giữa các dân tộc với ngôi nhà chung”. Đọc tất cả   Các GM Hoa Kỳ chào mừng việc chính phủ đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố Đức cha A. Elias Zaidan, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, chào mừng quyết định của chính quyền Biden đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố. Đọc tất cả   Sau 1 tháng mở cửa lại, Nhà thờ Đức Bà Paris có 860 ngàn người viếng thăm Trong cuộc họp báo ngày 15/1/2025, bà Sybille Bellamy-Brown, người đứng đầu bộ phận đối ngoại của nhà thờ, cho biết, kể từ khi mở cửa trở lại đón công chúng vào ngày 16/12/2024, đã có 860.000 du khách viếng thăm Nhà thờ Đức Bà Paris. Ước tính có khoảng 29.000 người viếng thăm mỗi ngày. Con số này có thể tăng lên tới 35.000 vào tối thứ Năm. Đọc tất cả   Trong Năm Thánh 2025, tượng Đức Mẹ Fatima thánh du sẽ được rước đến 6 quốc gia Nhân dịp Năm Thánh 2025, tượng Đức Mẹ Fatima thánh du sẽ đi qua sáu quốc gia ở hai châu lục trong năm nay. Đọc tất cả   1.600 người nghèo ở Roma tham dự buổi ra mắt nhạc kịch “Thánh Bernadette Lộ Đức” Vào ngày 14/1/2025, tại khán phòng lớn nằm trên đường Hòa Giải, gần Vatican, 1.600 người nghèo ở Roma, những người thuộc các gia đình có thu nhập thấp, và người tị nạn đã được thưởng thức buổi ra mắt vở nhạc kịch kể về câu chuyện của Thánh Bernadette, người được gặp thấy Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #6: Anh chị Trung - Dung, từ California, Mỹ Một đôi vợ chồng người Việt ở Mỹ với những kinh nghiệm bộ hành hàng trăm kilômét trên các tuyến đường hành hương của Châu Âu, đặc biệt là Camino Santiago de Compostela. Trên hết là kinh nghiệm thiêng liêng cá nhân cũng như việc phục vụ đời sống thiêng liêng của cộng đoàn. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Lạy Cha chúng con (16.6.2022 – Thứ Năm Tuần 11 TN)

15/06/2022 - 29

Lời Chúa: Mt 6, 7-15

 

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:

Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,

xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,

triều đại Cha mau đến,                                

ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;

xin tha tội cho chúng con

như chúng con cũng tha

cho những người có lỗi với chúng con;

xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,

nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” 



Suy niệm:

 

Chúng ta không thể lèo lái hay ép buộc Thiên Chúa

bằng những lải nhải dài dòng hay bằng những câu thần chú.

Cầu nguyện không phải là thông báo cho Chúa biết nhu cầu của ta (c. 8).

Cha Teilhard de Chardin đã viết:

 

“Chúng ta phải cầu xin Chúa không phải vì lề luật buộc như thế,

cũng không phải vì Chúa không biết ta cần gì.

Không, kinh nguyện là tình yêu, là cách diễn tả tình yêu.”

Thiên Chúa thích nghe miệng chúng ta nói lên nhu cầu của mình.

 

Đức Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, Abba, như Ngài đã gọi.

Abba là tiếng gọi âu yếm thân thương của đứa con đối với người cha.

Khi gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta thấy mình hết sợ hãi và xa cách.

Cha siêu việt và quyền uy, nhưng Cha không áp bức và bắt con làm nô lệ,

Cha cao sang ở trên trời nhưng Cha lại gần gũi với nhu cầu của con cái.


Ba lời cầu xin đầu tiên đều hướng về Cha: Danh Cha, Nước Cha, và Ý Cha.

Danh Cha được vinh hiển khi Nước Cha được thành tựu, Ý Cha được thể hiện.

Nước Cha đã đến rồi với sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu,

nhưng chúng ta vẫn phải cầu xin cho Nước ấy mau đến cách viên mãn.

Ý Cha và quyền tối cao của Cha đã được thể hiện trọn vẹn trên trời rồi,

nhưng còn phải được thể hiện dưới đất nữa, nơi mọi người và nơi từng người.

Ba lời cầu đầu tiên, là những lời trực tiếp nài xin Cha.

Làm cho Danh Cha được biết đến, Nước Cha được nhìn nhận,

Ý Cha được tuân hành : đó là công việc của Cha cho đến tận thế.

Nhưng việc đó cũng cần sự cộng tác hằng ngày của mỗi Kitô hữu

qua việc họ sống tận căn những đòi hỏi gai góc của Nước Trời,

để cho thấy Nước Trời đã đến trên mặt đất.



Bốn lời cầu xin sau nhắm đến nhu cầu cụ thể của các môn đệ.

Xin lương thực hàng ngày là điều cần thiết cho họ,

những người nay đây mai đó, sống nhờ lòng tốt của người nghe.

Xin ơn tha thứ là điều ta cần mỗi ngày từ Chúa, sau bao sai lỗi,

mà cũng là điều ta phải trao lại cho anh em.

Xin Chúa đừng đưa chúng ta vào cơn thử thách quá sức chịu đựng

đến mức mất đức tin và quỵ ngã.

Nhưng xin Chúa gìn giữ và giải thoát chúng ta khỏi Ác Thần.


Kinh Lạy Cha giúp chúng ta trò chuyện với chính Thiên Chúa là Cha.

Chúng ta được mở ra trước thế giới trên trời nơi Cha ngự trị,

những cũng được mở ra trước thế giới dưới đất của con người.

Một thế giới có bao người thiếu bánh ăn, cần được chia sẻ.

Một thế giới có nhiều xung đột và hận thù, cần sự bao dung thứ tha.

Một thế giới hỗn loạn với bao điều phải chấn chỉnh cho hợp Ý Chúa.

Một thế giới không biết mình là anh em, con cùng một Cha.

Kinh Lạy Cha bao giờ cũng nhắc chúng ta về những điều dang dở…



Cầu nguyện:

 

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến.                                                                                          

Xin đừng mỉm cười mà nói rằng                                                                            

Chúa đã ở bên chúng con rồi.

Có cả triệu người chưa biết Chúa.                                                                          

Nhưng biết Chúa thì được cái gì ?                                                                          

Chúa đến để làm gì          

nếu đời sống con cái của Chúa   

cứ tiếp tục y như cũ ?

Xin hoán cải chúng con.            

Xin lay chuyển chúng con.

 

Ước gì sứ điệp của Chúa        

trở nên máu thịt của chúng con,     

trở nên lẽ sống của cuộc đời chúng con.

Ước gì sứ điệp đó 

lôi chúng con ra khỏi sự an nhiên tự tại,                                                                  

và đòi buộc chúng con,      

làm chúng con không yên.

Bởi lẽ chỉ như thế,     

sứ điệp đó mới mang lại cho chúng con                                                                

bình an sâu xa,    

thứ bình an khác hẳn,      

đó là Bình An của Chúa.

(Helder Câmara)

  Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.