CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin (27/7): Kinh Lạy Cha - lời cầu nguyện hiệp nhất mọi Kitô hữu Trưa Chúa Nhật ngày 28/7, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô cùng với các tín hữu. Trước khi đọc Kinh, ngài đã có một bài suy tư ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ 17 thường niên về Kinh Lạy Cha. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #33: Sơ Maria Vũ Hoài Thương, Ý Sơ Maria Assunta Vũ Hoài Thương, thuộc Dòng Thánh Tâm Truyền Giáo Orsola, chia sẻ về ơn gọi và sứ vụ của một nữ tu người Việt tại Ý. Đọc tất cả   Với 23 ngàn người đăng ký, Tây Ban Nha là đoàn đông thứ 2 tại Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông báo tại cuộc họp báo của các vị lãnh đạo Giáo hội Tây Ban Nha, có 23 ngàn người Tây Ban Nha đã đăng ký tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ tại Roma. Con số này, theo các Giám mục Tây Ban Nha, có khả năng tăng lên đến 30 ngàn, bởi vì có nhiều người đến gặp gỡ Đức Thánh Cha Lêô vào những ngày cuối. Đọc tất cả   Truyền thông Vatican khai trương cơ sở mới tại Quảng trường Thánh Phêrô Để tiếp tục phục vụ Năm Thánh đang diễn ra, vào sáng ngày 25/7/2025, mạng lưới truyền thông của Vatican đã khai trương một cơ sở mới tại Quảng trường Thánh Phêrô, dành riêng cho việc gặp gỡ, đối thoại và hy vọng. Đọc tất cả   Ba Lan tiếp tục là quốc gia có nhiều ơn gọi linh mục nhất ở châu Âu Với 206 linh mục được truyền chức trong năm 2025, Ba Lan tiếp tục là quốc gia có nhiều ơn gọi linh mục nhất trên toàn châu Âu. Đọc tất cả   Các tín hữu Campuchia được mời gọi cầu nguyện cho phép lạ hoà bình Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh mời gọi các tín hữu cùng chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, và đặc biệt tham dự Thánh lễ vào Chúa Nhật ngày 27/7, cầu nguyện cho phép lạ hòa bình và tình huynh đệ giữa Thái Lan và Campuchia. Đọc tất cả   Dịch vụ dành cho người khuyết tật được tăng cường cho sự kiện Năm Thánh Giới trẻ Năm Thánh Giới trẻ, diễn ra từ ngày 28/7 đến ngày 03/8, sẽ là một sự kiện dành cho tất cả mọi người. Dịch vụ đón tiếp người khuyết tật hoạt động trong suốt Năm Thánh đã được tăng cường để đảm bảo mọi người có thể đến khu vực Tor Vergata, nơi diễn ra buổi Cầu nguyện với Đức Thánh Cha Lêô XIV vào tối thứ Bảy ngày 02/8, và Thánh lễ do ngài chủ sự vào sáng Chúa nhật ngày 03/8. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô khuyến khích phong trào Pax Christi tiếp tục thúc đẩy "phi bạo lực" Trong sứ điệp gửi đến những người tham dự Đại hội thường niên của phong trào Pax Christi Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Lêô XIV viết: “Giữa muôn vàn thách thức mà thế giới chúng ta đang phải đối mặt hiện nay, bao gồm xung đột vũ trang lan rộng, chia rẽ giữa các dân tộc và những thách thức của di cư cưỡng bức, những nỗ lực thúc đẩy phi bạo lực càng cần thiết hơn”. Đọc tất cả   Sứ điệp của ĐTC Lêô XIV - Ngày Thế Giới Người Di cư và Người Tị nạn lần thứ 111 Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Người Di dân và Tị nạn thứ 111, được công bố ngày 25/7/2025 với tựa đề "Người Di dân, những nhà truyền giáo hy vọng", Đức Thánh Cha nói rằng người di dân và người tị nạn là những chứng nhân của hy vọng khi luôn tín thác vào Thiên Chúa và kiên cường vượt qua nghịch cảnh để hướng tới một tương lai. Họ trở thành các nhà truyền giáo của hy vọng ở nơi họ đến qua chứng tá đức tin của họ. Ngài mời gọi đón tiếp họ như phúc lành của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Sứ điệp ĐTC Lêô XIV gửi đến Giáo lý viên Việt Nam Tối 25/7, nhân dịp vọng lễ chân phước Anrê Phú Yên, ĐTC Lêô XIV gửi sứ điệp video đến các giáo lý viên Việt Nam. Ngài cảm ơn sự dấn thân của 64.000 giáo lý viên trong và ngoài nước, khích lệ họ noi gương Anrê Phú Yên – vị tử đạo tiên khởi, bổn mạng giáo lý viên – luôn trung thành, can đảm và nhiệt thành. Đức Thánh Cha mời gọi giữ gìn truyền thống đức tin, sống hiệp thông với Hội Thánh, đặc biệt trong bối cảnh Năm Thánh Giới Trẻ. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Làm điều phải làm (02.10.2022 – Chúa Nhật 27 TN, Năm C)

02/10/2022 - 38

LỜI CHÚA: Lc 17,5-10

5 Các Tông Đồ thưa với Chúa Giê-su rằng : "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con." 6 Chúa đáp : "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này : ' Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc ', nó cũng sẽ vâng lời anh em.

7 "Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó : 'Mau vào ăn cơm đi', 8 chứ không bảo : 'Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau !' ? 9 Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao ? 10 Đối với anh em cũng vậy : khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói : chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi."

SUY NIỆM:

Bài Tin Mừng hôm nay có thể gây sốc vì nhiều lý do.
Chúng ta không hiểu thái độ của ông chủ trong dụ ngôn.
Tại sao ông đối xử tàn nhẫn với anh đầy tớ?
Tại sao ông lạm dụng anh khi bắt anh làm việc nhiều?
Tại sao ông không biết ơn anh đầy tớ chăm chỉ?
Và cuối cùng, tại sao Chúa Giêsu lại bảo chúng ta
hãy nói mình là những đầy tớ vô dụng,
dù chúng ta đã làm tròn điều phải làm (Lc 17,10)? 

Người đầy tớ trong dụ ngôn này thật ra là một anh nô lệ.
Vào thời Kinh Thánh được viết, vẫn còn chế độ nô lệ.
Có người làm nô lệ vì bị bắt làm tù binh (1 V 9,21),
vì mắc món nợ lớn không trả nổi (Xh 22,2)
hay vì nghèo quá nên tự bán mình (Lv 25,39).
Nô lệ là tài sản của chủ, được coi như đầy tớ trong nhà,
nhưng cũng được quý mến (Lc 7,2), có khi được học cao,
cho hưởng nhiều chức vụ và quyền lợi (Lc 12,42.45).
Người nô lệ khác với người làm công ở điểm này:
anh không có quyền đòi chủ trả công hay biết ơn,
và anh phải luôn luôn làm theo mệnh lệnh của chủ. 

Chúa Giêsu ví các Tông đồ như các nô lệ hay đầy tớ.
Ông chủ của họ là Thiên Chúa.
Người nô lệ làm việc cho chủ, cày ruộng hay chăn chiên.
Cả ngày anh vất vả ngoài đồng, đến chiều mới về nhà,
dĩ nhiên chủ sẽ không mời anh ngồi ngay vào bàn ăn.
Không, anh sẽ phải xuống bếp, dọn bữa cho chủ,
rồi thắt lưng hầu bàn, cho đến khi chủ ăn xong.
Đó mới là lúc anh dùng bữa.
Đối với người sống thời Chúa Giêsu,
cách cư xử của ông chủ này chẳng có gì là quá đáng.
Ông chủ nào cũng làm như thế thôi.
Chẳng có chuyện anh nô lệ đi làm về, được nghỉ ngơi,
rồi ngồi đồng bàn, ăn chung với chủ.
Cũng chẳng có chuyện sau đó ông chủ phải cảm ơn,
hay cho anh ấy một món quà để thưởng công.
Chẳng ông chủ nào làm như thế với người nô lệ! 

Chúa Giêsu đã mời những vị Tông đồ đang nghe dụ ngôn
đặt mình vào tư thế của ông chủ để hiểu thái độ của ông.
Giờ đây Ngài mời họ đặt mình vào tư thế của anh nô lệ.
Anh này đã làm mọi mệnh lệnh ông chủ đưa ra
như đi cày hay chăn chiên, dọn bữa hay hầu bàn.
Anh có tự cao hay tự hào vì đã làm mọi việc ấy không?
Anh có đòi chủ phải làm gì điều đó cho anh không?
Câu trả lời đơn giản là không.
Chúa Giêsu nói: “Đối với anh em cũng vậy.”
Ngài mời các Tông đồ là những vị lãnh đạo tương lai,
hãy bắt chước thái độ của người nô lệ vâng phục chủ.
Sau khi chu toàn mọi việc chủ giao,
thì nhận mình chỉ là những nô lệ bình thường, bất xứng,
thậm chí là vô dụng (Lc 17,10).
“Chúng tôi chỉ làm điều chúng tôi phải làm thôi.” 

Dụ ngôn trên đây về người nô lệ hẳn đánh động các Tông đồ.
Có thể nói các Tông đồ cũng là những nô lệ cho Thiên Chúa.
Nhưng đây không phải là những nô lệ bị ép buộc.
Trái lại, họ đã tự do uốn ý muốn của họ cho hợp với ý Chúa.
Họ cũng đi cày hay chăn chiên, cũng hầu bàn hay nuôi dân.
Và họ coi đây là bổn phận phải làm một cách vô vị lợi,
bởi lẽ được phục vụ cho chủ đã là phần thưởng rồi. 

Làm sao để chúng ta không bị nặng nề
bởi việc tuyên dương những công trình mình đã thực hiện?
Làm sao để chúng ta thanh thoát với tiếng tăm,
và ra khỏi những tìm kiếm đặc quyền hay vinh dự?
Xin được học sự tự hạ nơi người nô lệ mang tên Giêsu (Pl 2,7). 

LỜI NGUYỆN: 

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi. 

Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm hấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc. 

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người. 

Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người,
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi. (R. Tagore)

Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Năm 2022



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.