CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Vatican gia tăng biện pháp an ninh cho Năm Thánh Nhằm đảm bảo an ninh cho Năm Thánh, Quốc gia Thành Vatican tăng phạt hành chính và phạt tù đối với những ai vi phạm các quy định an ninh. Đọc tất cả   Bắc Hàn tiếp tục là quốc gia bách hại Kitô hữu mạnh mẽ nhất trên thế giới Theo phúc trình được công bố hôm thứ Tư 15/01 của Tổ chức Open Doors (Những cánh cửa mở), tính từ ngày 01/10/2023 đến 30/9/2024, có hơn 380 triệu Kitô hữu bị bách hại trên khắp thế giới. Bắc Hàn tiếp tục là quốc gia đứng đầu trong danh sách này, và Kyrgyzstan là quốc gia mức độ bách hại Kitô hữu tăng vượt bậc. Đọc tất cả   Chế độ độc tài Nicaragua đóng cửa thêm nhiều tổ chức, bao gồm cộng đoàn các nữ tu Đaminh Khởi đầu năm mới 2025, chế độ độc tài Nicaragua do Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông Rosario Murillo, “đồng chủ tịch”, lãnh đạo đã hủy bỏ tư cách pháp nhân của 15 tổ chức phi lợi nhuận. Tính từ năm 2018, chế độ này đã đóng cửa hơn 5.400 tổ chức phi chính phủ. Đọc tất cả   Các tổ chức Công giáo huy động cứu trợ các nạn nhân hỏa hoạn ở Los Angeles Các giáo phận và các tổ chức Công giáo trên khắp Hoa Kỳ đang nỗ lực quyên góp để giúp các nạn nhân của các đám cháy ở Los Angeles. Các cơ sở của các giáo xứ và trường học đang trở thành các trung tâm thu nhận quần áo, đồ dùng vệ sinh, chăn và đồ chơi, cũng như nơi cung cấp các bữa ăn và chỗ tắm giặt... Đọc tất cả   Các Giám mục Slovenia bác bỏ đề xuất lập pháp về trợ tử Trong một tuyên bố của Hội đồng thường trực – gồm Chủ tịch Hội đồng giám mục Andrej Saje, Phó chủ tịch Peter Štumpf và Giám mục Maksimilijan Matjaž, các Giám mục Slovenia nêu lên nghi ngại về ba đề xuất lập pháp đang được thảo luận tại Quốc hội Slovenia, trong đó có đề xuất về trợ tử. Các ngài nói rằng đề xuất này hạ thấp giá trị của sự sống con người. Đọc tất cả   Tiếp kiến chung 15/01/2025 - Đừng đồng lõa với tệ nạn bóc lột trẻ em Trong buổi Tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 15/1/2025, nói về tệ nạn bóc lột trẻ em, Đức Thánh Cha nói rằng bất kỳ sự lạm dụng nào đối với trẻ em cũng là vi phạm điều răn của Chúa. Ngài kêu gọi đừng đồng lõa với tệ nạn bóc lột trẻ em. Ngài mời gọi mỗi người tự hỏi xem mình có thể làm gì một cách cụ thể để chăm sóc và bảo vệ trẻ em đang phải chịu đựng hoặc có nguy cơ rơi vào mạng lưới lạm dụng và bóc lột? Đọc tất cả   Chương trình Năm Thánh của giới Truyền thông Các chuyên gia truyền thông từ nhiều quốc gia sẽ tụ họp tại Roma từ ngày 24 đến 26/1/2025 để tham dự sự kiện Năm Thánh đầu tiên - Năm Thánh của giới Truyền thông, trong đó có buổi yết kiến Đức Thánh Cha. Đọc tất cả   “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày 12/1/2025, nhật báo “Tương lai” (Avvenire) của Hội đồng Giám mục Ý đã đăng một phần trong cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha. Phần trích đăng này có tựa đề: “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Đức Thánh Cha nói rằng hài hước giúp chúng ta có sức mạnh đối mặt với khó khăn và vượt qua chúng. Ngài mời gọi hãy tìm lại khả năng vui cười như trẻ thơ và sống thật lòng mình. Đọc tất cả   Ngoại trưởng Tòa Thánh thăm Congo và nói rằng Đức Thánh Cha yêu mến quốc gia này Trong chuyến thăm thủ đô Brazzaville của Congo để cử hành Thánh lễ Năm Thánh của các phong trào giáo hội, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh gửi lời chào và sự gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến người dân Cộng hòa Congo, nơi đang phải chịu thử thách bởi thiên tai, xung đột bộ lạc và những khó khăn trong cuộc sống và xã hội. Đọc tất cả   Các Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư, khuyến khích các nhà làm luật bảo vệ các cộng đồng “có đích nhắm, tương xứng và nhân đạo”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Khi cha mẹ không lưu tâm đến việc dạy con cái về sự trung thực

22/09/2022 - 17


KHI CHA MẸ KHÔNG LƯU TÂM ĐẾN VIỆC DẠY CON CÁI VỀ SỰ TRUNG THỰC

Lm. Charles Hugo Doyle

WHĐ (21.9.2022) - Cách đây nhiều năm, tôi có đọc một câu chuyện được đăng trên khắp các mặt báo và đã để lại nơi tôi một ấn tượng rất sâu sắc. Một cậu bé mồ côi từ khi còn nhỏ sống ở quận Madison. Khi lên 9 tuổi, cậu được một người nông dân tên là Marquette, nhận nuôi từ một cô nhi viện ở Milwaukee. Một thời gian sau khi được chính thức sống trong gia đình mới, cậu bé có dịp quan sát và thấy nơi người mẹ nuôi một số hành vi rất tệ hại, và cậu nghĩ rằng bổn phận của mình là phải cho người cha nuôi của mình biết. Nhưng người phụ nữ đã kịch liệt phủ nhận lời cáo buộc đến độ người chồng tin rằng vợ mình đã bị vu oan. Sau đó, bà khăng khăng cho rằng cậu bé phải bị trừng phạt cho đến khi cậu rút lại những gì đã nói về bà; Người chồng liền treo cậu bé lên xà nhà và cầm roi quất liên tiếp gần hai tiếng đồng hồ, đến nỗi máu chảy ròng ròng trên mặt đất.

Cuối cùng, ông ta dừng lại và hỏi cậu bé rằng liệu cậu còn cố chấp với những gì mình đã nói không. Cậu bé đáp lại Thưa bố, con đã nói sự thật, và con không thể rút lại bằng cách nói dối. Không mảy may động lòng, người vợ tàn nhẫn một mực nói rằng người chồng phải tiếp tục điều mà bà ta gọi là bổn phận giáo dục đứa con nuôi này. Để rồi, những trận đòn lại bắt đầu với cơn thịnh nộ mới, và tiếp diễn cho đến khi cậu bé đáng thương hầu như bị kiệt sức. Với chút sức lực còn lại, cậu bé thống thiết nài xin: “Bố ơi, con sắp chết rồi! Con đã nói sự thật!” Ngay sau đó, cậu bé tắt thở. Tòa án ở Madison đã tiếp nhận vụ việc. Hai vợ chồng người nông dân lần lượt bị kết án tội bạo hành và giết người. Còn cậu bé đáng thương đã được xem như là vị tử đạo vì đã ra sức bảo vệ sự thật.

Có lẽ từ đâu đó, cậu bé mồ côi ấy đã được dạy về giá trị của sự thật, và điều này có ý nghĩa đối với cậu hơn cả chính mạng sống. Ngày nay, thật đáng tiếc, trẻ em không coi trọng sự thật như vậy; Trên thực tế, nhiều trẻ em được dạy nói dối bởi chính cha mẹ của chúng.

Trung thực là một phẩm chất đạo đức khiến người ta phải nói sự thật trong mọi hoàn cảnh. Sự trung thực loại trừ mọi hành vi đạo đức giả và hai mặt, cũng thế, nó hướng người ta đến việc trung thành thực hiện những lời hứa của mình. Nói dối, một cách cơ bản, được định nghĩa là cố ý nói ngược lại với lẽ phải. Dã tâm của việc nói dối nằm ở chỗ nó liên quan đến việc sử dụng khả năng tự nhiên theo cách trực tiếp trái ngược với chủ đích hoặc mục đích tự nhiên. Do đó, nói dối thực chất là tội lỗi và bị cấm bởi điều răn thứ tám và nhiều giáo huấn Kinh thánh khác. Chẳng hạn như Thánh Phaolô nhắn nhủ: “Một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau (Ep 4, 25).

Không có cái gọi là kẻ nói dối bẩm sinh. Những kẻ dối trá được tạo ra chứ không phải được sinh ra. Nếu nhìn lại những ngày đầu tiên khi đức trẻ bắt đầu vận dụng trí khôn, cha mẹ sẽ thấy rằng, về bản chất, đứa trẻ luôn nói sự thật. Dần dà, có lẽ vì sự thiếu kiên nhẫn; sự thiếu hiểu biết về sự đồng cảm; cộng với sự thiếu óc tưởng tượng của cha mẹ, đứa trẻ bắt đầu nhận ra rằng tỉ lệ phần trăm về độ chính xác và sự thật ngày càng ít đi.

Ai cũng có thể nhận thấy rằng s xuyên tạc là một điều luỹ tiến từ phía nhiều bậc cha mẹ. Sự xuyên tạc thể được bắt đầu với câu chuyện về ông già Noel, về kiểu nói “Cóông ngáo ộp’ trong tủ quần áo”, …. Có thể nói, những xuyên tạc ấy được thêu dệt với những nền tảng rất độc đáo.

Vậy phải làm sao, để có thể dạy con trẻ nói sự thật và tôn trọng sự thật?

Điều này phải được bắt đầu ngay từ những lời nói, hành vi của cha mẹ. Ví dụ:

Khi cha mẹ hứa sẽ để đèn trong phòng của trẻ khi trẻ đi ngủ, thì nên để đèn sáng. Nếu đã hứa “Mẹ sẽ ở ngay dưới nhà nếu con cần mẹ, mà ngay sau đó, mẹ bỏ sang nhà hàng xóm ngồi tán gẫu. Nếu vậy, trẻ sẽ học trung thực như thế nào?

Khi đứa trẻ lớn hơn và xin vài ngàn để mua một cây kem và được nói rằng "Bkhông có một đồng nào trong túi cả", nhưng sau đó, người bố lại đưa tiền và sai đứa con đi mua cho mình bao thuốc lá! Có người nói dối ở đây, và đứa trẻ biết đó là ai!. Nếu một đứa trẻ được mẹ sai chạy ra cửa để trả lời rằng: “Mẹ cháu không có nhà”, trong khi đó, rõ ràng là người mẹ đang sấy tóc trong phòng! Vậy thì ai đang dạy ai nói dối?

Vấn đề càng trở nên tệ hại hơn, khi nhiều bậc cha mẹ làm cho việc nói thật trở thành một việc rất khó khăn.

Giả sử đứa trẻ vô tình làm vỡ chiếc bình mà bạn rất thích, và đứa trẻ sẵn sàng nhìn nhận hành động đó; thì cha mẹ cần khôn ngoan đủ để khen ngợi trẻ về sự trung thực và biết nhận lỗi, và sẵn sàng bỏ qua việc trẻ lỡ tay làm bể chiếc bình. Thật thế, chẳng có chiếc bình nào trên đời này xứng với giá của sự thật!

Còn nếu bạn ngớ ngẩn, đúng ra là ngu ngốc, để vung tay tát cho đứa trẻ, vì đã nói ra sự thật là nó làm bể chiếc bình. Rất có thể, từ rày về sau, để tránh bị la mắng hoặc đánh đập, đứa trẻ sẽ tìm cách nói dối! Nều đúng nhu thế, thì vô hình trung, bạn đã dạy cho con mình rằng nói ra sự thật lại rất rủi ro, vậy tại sao phải bận tâm?

Trong trường hợp khác, khi có bằng chứng cho thấy đứa trẻ nói dối, bạn liền nổi nóng, phùng mang trợn mắt để quát tháo, đe nẹt, thậm chí đánh đập đứa trẻ, thì đây thật sự là một cách rất kém để cho trẻ nhận ra hành vi sai trái của nó. Trái lại, bạn hãy bình tĩnh giải thích và cho trẻ hình dung là gia đình, thế giới sẽ rơi vào trạng thái khủng khiếp như thế nào nếu mọi người nói dối. Nhắc trẻ về điều răn thứ tám, không cho phép nói dối....

Ngoài ra, bạn cũng có thể kể cho trẻ về mẫu gương của những vị Thánh sống trung thực, mà Hạnh Thánh Anrê Avellino (1521-1608) là một ví được. Là người thông thái, có bằng cấp về luật dân sự, cha Avellino người bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một linh mục trạng sư ở Naples. Một ngày nọ, đang rất nóng lòng muốn thắng một vụ án, dù không quan trọng lắm, cha Avellino cho phép mình đưa ra một tuyên bố mà cha biết là sai sự thật. Sau đó, khi đọc Kinh thánh, cha bắt gặp những lời này trong sách Khôn ngoan 1, 11: “Ăn gian nói dối giết hại linh hồn”. Cha Avellino đã rất hối hận đến độ cha từ bỏ công việc của mình tại tòa án pháp luật để dành thời gian còn lại cho việc chăm sóc các linh hồn.

***

Ở một khía cạnh, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ.

- Có những lời nói không đúng sự thật cha mẹ nói với con, nói trước mặt con mà cha mẹ tưởng là vô hại;

- Có những thói quen đi ngược lại những gì đã hứa với trẻ, mà cha mẹ tưởng là chuyện nhỏ, không quan trọng;

- Có những cách hành xử thiếu kiên nhẫn, thiếu tinh tế, đến độ độc đoán… mà cha mẹ cho là cần thiết khi dạy trẻ

t lại đã trở thành nguyên cớ khiến trẻ không biết đâu là sự thật; nói sai sự thật; không dám nói sự thật.

Phải chăng, để trẻ dám nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng với sự thật, với lẽ phải, với giới răn của Chúa, cha mẹ cũng hãy bắt đầu làm những điều đó ngay trong từng chi tiết của cuộc sống hàng ngày?

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (17. 8. 2022)



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.