CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Năm Thánh - Năm Hồng Ân #1: Trò chuyện với Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng Số đầu tiên của chương trình Năm Thánh - Năm Hồng Ân, Vatican News Tiếng Việt giới thiệu cuộc trò chuyện với Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, TGM Sài Gòn, một cuộc trò chuyện bắt đầu bằng những câu chuyện cá nhân và kết thúc bằng những suy tư mang tính gợi hứng cho nhiều cuộc trò chuyện khác trong suốt Năm Thánh 2025 - "Những người hành hương của hy vọng". Đọc tất cả   Những cánh cửa của hy vọng Mùa Vọng 2024, điểm nhấn trong Mùa Phụng vụ, khởi đầu và mang theo nhiều hy vọng cho Năm Phụng vụ mới. Giữa rất nhiều âu lo của con người - các thảm họa thiên nhiên với sức tàn phá kinh hoàng liên tục kéo đến, chiến tranh ngày một thêm khốc liệt tại nhiều nơi trên thế giới - Mùa Vọng lại càng trở nên dấu chỉ cho sự “phục hồi” (x. Cv 3,21) bởi sự ngự đến của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đọc tất cả   ĐHY Parolin: Đức Thánh Cha đến Ajaccio để kêu gọi cầu nguyện, công lý và trách nhiệm Đề cập đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Ajaccio (Đảo Corsica) vào Chúa Nhật ngày 15/12/2024, nhân kết thúc Đại hội "Lòng đạo đức bình dân ở Địa Trung Hải", Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh: “Tôi hình dung Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định ‘Mẹ biển của chúng ta’ không được trở thành ‘Nghĩa trang của chúng ta’ đối với những người đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, phải liều mạng sống. Đọc tất cả   Hơn 15.000 người chết vì an tử ở Canada trong năm 2023 Trong năm 2023, ở Canada, luật cho phép trợ tử hay làm cho chết êm dịu, theo yêu cầu của bệnh nhân nan y hoặc vì những lý do khác, đã làm tăng số người chết. Đã có hơn 15.000 người chết vì an tử, tăng 16% so với năm trước. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phải đặt bệnh nhân trở lại trung tâm Trong buổi tiếp Hiệp hội Ý chống bệnh bạch cầu - u lympho và u tủy vào sáng ngày 14/12, Đức Thánh Cha chia sẻ với mọi người ba cụm từ: “chiếu sáng”, “quà tặng” và “quảng trường”, nhấn mạnh các thành viên Hiệp hội là một phần của công trình xây dựng hai niềm hy vọng: hy vọng được chữa khỏi bệnh và hy vọng được điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất”. Đọc tất cả   Lần đầu tiên Đức Thánh Cha bổ nhiệm phụ nữ làm thành viên Hội đồng thường kỳ của Thượng Hội đồng Vào ngày 13/12/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 4 thành viên của Hội đồng thường kỳ của Ủy ban Thư ký của Thượng Hội đồng thứ 16, trong đó có hai phụ nữ là Sơ Simona Brambilla và tiến sĩ María Lía Zervino. Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ được bổ nhiệm vào số bốn bổ nhiệm bởi Đức Thánh Cha, và do đó họ không nhất thiết phải là Giám mục. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô tiếp các nhà tổ chức và nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican Ngỏ lời với ban tổ chức và các nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican trong buổi tiếp kiến sáng thứ Bảy ngày 14/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi họ ca vang giai điệu hòa bình và hy vọng để trao lại cho các thế hệ tương lai một thế giới tốt đẹp hơn và giàu có hơn về lòng nhân hậu. Đọc tất cả   47,5% trẻ em sinh ra ở Tây Ban Nha vào năm 2023 được rửa tội trong Giáo hội Công giáo Trong Báo cáo Hoạt động năm 2023 của Giáo hội Công giáo ở Tây Ban Nha do Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha trình bày, tổng cộng Giáo hội đã rửa tội cho 152.426 trẻ em trong số 320.656 trẻ em chào đời trong năm 2023, chiếm 47,5%. Đọc tất cả   Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa Công giáo ở Moscow Chiều ngày 11/12/2024, tại Moscow, Đức Tổng Giám mục Tadeusz Kondrusiewicz, nguyên Giám mục giáo phận Minsk-Mahilëŭ, đã chủ tế Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngài nói: “Trong những năm này chúng ta đã cho thấy rằng nhà thờ này là dấu chỉ của Đấng Phục Sinh và là nhà của mọi người”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe Chiều ngày 12/12/2024, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thờ Thánh Phêrô để kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong những giây phút khó khăn của cuộc sống, trong những giây phút hạnh phúc, trong những giây phút thường ngày, chúng ta hãy nhớ những lời của Mẹ: đừng sợ hãi... Lẽ nào Mẹ là Mẹ của con, không ở đây sao? Đây là toàn bộ thông điệp của Guadalupe. Còn điều gì khác thì đó là ý thức hệ”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Kénose là gì?

31/03/2024 - 9


KÉNOSE LÀ GÌ?

Eric Morin

Thần học đôi khi sử dụng những từ ngữ mang tính học thuật này mà việc giải thích sẽ rất hữu ích… Hãy tìm hiểu ở đây từ “kénose” nghĩa là gì, cùng với cha Eric Morin, giáo sư thần học tại Trường des Bernardins, ở Paris.

Sophie de Villeneuve: Thần học đôi khi bị chỉ trích vì dùng những từ ngữ quê mùa không ai hiểu được, từ kénose chẳng hạn. Đó là về điều gì vậy?

Eric Morin : Đó không phải là một từ quê mùa, bởi vì nó là một từ Hy Lạp. Nhưng trong tiếng Hy Lạp, barbaros có nghĩa là “điều không phải là Hy Lạp”. Đó là một thuật ngữ chuyên môn của thần học, hiếm khi được sử dụng trong giáo lý hoặc trong các bài giảng lễ. Nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp kenos, có nghĩa là trống rỗng. Chúng ta có thể nói “trống rỗng”, điều này có sức mạnh tương tự như khi Thánh Phaolô sử dụng từ này lần đầu tiên.

Sophie de Villeneuve: Chúng ta không tìm thấy nó trong các sách Tin Mừng?

Eric Morin : Chúng ta tìm thấy nó trong bài Magnificat: “Người giàu có lại đuổi về tay không.” Trong một dụ ngôn, Chúa Giêsu cũng nói về chiếc lưới rỗng. Đó là một tính từ rất thông thường.

Sophie de Villeneuve: Tuy nhiên, thánh Phaolô áp dụng nó cho Chúa Kitô.

Eric Morin : Vâng, và theo nghĩa thông thường của nó. Việc sử dụng từ kénose khiến chúng ta nghĩ rằng đó là một khái niệm phức tạp. Thánh Phaolô sử dụng nó trong chương 2 của Thư gửi tín hữu Philipphê. Ngài nói rằng Chúa Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng Người đã hạ mình xuống, hóa mình ra không, bằng cách nhận lấy thân phận nô lệ khi chết trên thập giá. Bởi vì hình phạt tử hình bằng cách đóng đinh được dành riêng cho nô lệ ở Đế quốc Rôma. Giữa Chúa Kitô, thuộc thân phận Thiên Chúa, và con người Giêsu Nadarét, có một sự trống rỗng, một sự tự hạ, một sự khiêm nhường.

Sophie de Villeneuve: Phải chăng điều này có nghĩa là Chúa Giêsu đã hóa mình ra không về thân phận Thiên Chúa của mình? Người đã hóa mình ra không về điều gì?

Eric Morin : Người không hóa mình ra không về thân phận Thiên Chúa của mình. Trên thập giá, Người nói “Lạy Cha”, như Người đã nói từ muôn đời. Nhưng Người đã đi đến nơi không thể tưởng tượng được để tiếp tục có một mối quan hệ với Thiên Chúa: trong cái chết ô nhục nhất. Đây là điều cứu chúng ta: kể từ Chúa Kitô, không còn thân phận con người nào không thể ngước mắt lên và nói “Lạy Cha”. Ngay cả trong hoàn cảnh xa cách Thiên Chúa vô cùng, Chúa Kitô vẫn tiếp tục gọi Thiên Chúa là “Cha”. Đây là xác tín của thánh Phaolô khi ngài nói về thân phận Thiên Chúa và thân phận nô lệ. Giữa hai điều này, có một khoảng trống không phải là sự trống rỗng hiện hữu, mà là sự không đòi hỏi về thân phận Thiên Chúa, về vinh quang của mình trước mặt người ta. Khi biến hình trước mặt ba Tông đồ của mình, Chúa Giêsu tỏ mình ra như Người sẽ là sau khi sống lại, không có dấu vết vết thương. Khi từ trên núi xuống, Người cấm họ nói về điều đó trước khi Người sống lại, điều mà họ không hiểu. Nhưng, luật Do Thái chấp nhận một lời chứng khi nó được chứng thực bởi ba người, Chúa Giêsu đã thiết lập một lời chứng được chấp nhận về mặt pháp lý của ba nhân chứng, những người sẽ có thể nói: “Chúng tôi đã thấy Ngài phục sinh trước khi Người chết”. Họ sẽ có thể làm chứng cho sự tự do của Chúa Giêsu, qua đó Người từ bỏ không đòi hỏi uy quyền Thiên Chúa của mình, chấp nhận đi đến điểm cuối cùng mà chúng ta không thể tưởng tượng rằng vẫn còn có thể có mối quan hệ hiếu thảo với Thiên Chúa: thập giá.

Sophie de Villeneuve: Kénose có nghĩa là Chúa Giêsu từ bỏ mọi thứ Người có thể có để sống trọn vẹn thân phận con người của mình.

Eric Morin : Đúng thế. Trong Thư gửi tín hữu Philípphê, ngay trước khi nói về kénose, thánh Phaolô nói với các Kitô hữu: Hãy tránh vinh quang trống rỗng, háo danh, như chúng ta dịch. Vinh quang trống rỗng, đó là thứ vinh quang chỉ có vẻ bề ngoài. Chúa Giêsu lẽ ra đã có vinh quang “trọn vẹn”, sự biến hình không phải là vinh quang trống rỗng. Nhưng để chúng ta biết rằng vinh quang này không trống rỗng, Chúa Giêsu đã thích làm người không có vinh quang, để có thể kết hợp chúng ta với vinh quang của Người. Sự trống rỗng nằm ở đó.

Sophie de Villeneuve: Có phải tại thời điểm cuộc Thương Khó mà kénose đã xảy ra?

Eric Morin : Đó là một chuyển động. Nếu Chúa Kitô, Thiên Chúa nhập thể, tôn trọng các quy luật của Nhập Thể, thì cái chết nằm trong trong cuộc hành trình của Người. Người lẽ ra đã thoát khỏi nó. Nhưng điều mà Tân Ước cho chúng ta chiêm ngưỡng, đó là sự tự do liên tục của Chúa Giêsu, Đấng lẽ ra có thể… nhưng đã đi đến cùng.

Sophie de Villeneuve: Để hiểu kénose, cần phải giữ cùng nhau thân phận con người và thân phận Thiên Chúa của Chúa Giêsu…

Eric Morin : Cần phải giữ cả hai. Thánh Phaolô là một nhà sư phạm thực sự cho việc này.

Sophie de Villeneuve: Nhưng tại sao chính thánh Phaolô, chứ không phải các Tông đồ đã biết ngài, mới nói điều này về Chúa Giêsu?

Eric Morin : Các Tin Mừng cũng nói điều này. Các Tin Mừng trình bày một cách tường thuật những gì thánh Phaolô triển khai theo cách dạy giáo lý. Thánh Phaolô viết để trả lời các vấn đề từ các cộng đoàn khác nhau. Thay vì đáp lại bằng cách kể những câu chuyện hoặc thu thập những lời của Chúa Giêsu, ngài thích trả lời bằng cách vạch ra con đường dẫn độc giả của mình đến chân thập giá. Chúa Giêsu đã chết cho mọi người, và bạn phải hòa hợp với người anh em của bạn, người đã làm bạn khó chịu vì Chúa Giêsu đã chết cho bạn và cũng cho người anh em của bạn.

Sophie de Villeneuve: Kénose có ý nghĩa gì đối với chúng ta là những Kitô hữu? Điều này thúc đẩy chúng ta tin vào điều gì?

Eric Morin : Tôi quay lại với bài Magnificat: “Người giàu có lại đuổi về tay không.” Cuộc gặp gỡ diễn ra với một Thiên Chúa đã hóa mình ra không, trút bỏ chính mình để gặp chúng ta giữa con người với con người, và điều này được thự hiện với tay không.

Sophie de Villeneuve: Nhiều người từ chối tin vào một vị Thiên Chúa đã tự trút bỏ chính mình, đã tự hóa mình ra không. Đối với họ, điều đó có vẻ khó tin…

Eric Morin : Vâng, tôi hiểu rằng người ta không muốn hoặc không thể tin vào điều đó. Nhưng đây chính xác là mấu chốt của đức tin Kitô giáo. Chính ánh sáng phục sinh chiếu rọi trên cuộc đời Chúa Giêsu khiến chúng ta chiêm ngưỡng sự tự do này.

Sophie de Villeneuve: Điều này có áp dụng cho đời sống Kitô hữu chúng ta không? Chúng ta cũng phải hóa mình ra không, trút bỏ chính mình?

Eric Morin : Vâng, chúng ta phải giữ tay mình trống rỗng. Chúng ta muốn đến trước mặt Thiên Chúa và nói với Ngài: Xin nhìn xem mọi điều con đã làm cho Chúa. Nhưng khi chúng ta đến với đôi tay đầy ắp, chúng ta không thể đón nhận tình yêu của Ngài như Ngài mong muốn. Chúng ta đã làm gì cho Ngài? Ngài sẽ đón nhận nó vì Ngài có đủ sự tế nhị cho việc đó. Nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất.

Chuyển ngữ: Tý Linh

Nguồn: xuanbichvietnam.net



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.