CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Vatican gia tăng biện pháp an ninh cho Năm Thánh Nhằm đảm bảo an ninh cho Năm Thánh, Quốc gia Thành Vatican tăng phạt hành chính và phạt tù đối với những ai vi phạm các quy định an ninh. Đọc tất cả   Bắc Hàn tiếp tục là quốc gia bách hại Kitô hữu mạnh mẽ nhất trên thế giới Theo phúc trình được công bố hôm thứ Tư 15/01 của Tổ chức Open Doors (Những cánh cửa mở), tính từ ngày 01/10/2023 đến 30/9/2024, có hơn 380 triệu Kitô hữu bị bách hại trên khắp thế giới. Bắc Hàn tiếp tục là quốc gia đứng đầu trong danh sách này, và Kyrgyzstan là quốc gia mức độ bách hại Kitô hữu tăng vượt bậc. Đọc tất cả   Chế độ độc tài Nicaragua đóng cửa thêm nhiều tổ chức, bao gồm cộng đoàn các nữ tu Đaminh Khởi đầu năm mới 2025, chế độ độc tài Nicaragua do Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông Rosario Murillo, “đồng chủ tịch”, lãnh đạo đã hủy bỏ tư cách pháp nhân của 15 tổ chức phi lợi nhuận. Tính từ năm 2018, chế độ này đã đóng cửa hơn 5.400 tổ chức phi chính phủ. Đọc tất cả   Các tổ chức Công giáo huy động cứu trợ các nạn nhân hỏa hoạn ở Los Angeles Các giáo phận và các tổ chức Công giáo trên khắp Hoa Kỳ đang nỗ lực quyên góp để giúp các nạn nhân của các đám cháy ở Los Angeles. Các cơ sở của các giáo xứ và trường học đang trở thành các trung tâm thu nhận quần áo, đồ dùng vệ sinh, chăn và đồ chơi, cũng như nơi cung cấp các bữa ăn và chỗ tắm giặt... Đọc tất cả   Các Giám mục Slovenia bác bỏ đề xuất lập pháp về trợ tử Trong một tuyên bố của Hội đồng thường trực – gồm Chủ tịch Hội đồng giám mục Andrej Saje, Phó chủ tịch Peter Štumpf và Giám mục Maksimilijan Matjaž, các Giám mục Slovenia nêu lên nghi ngại về ba đề xuất lập pháp đang được thảo luận tại Quốc hội Slovenia, trong đó có đề xuất về trợ tử. Các ngài nói rằng đề xuất này hạ thấp giá trị của sự sống con người. Đọc tất cả   Tiếp kiến chung 15/01/2025 - Đừng đồng lõa với tệ nạn bóc lột trẻ em Trong buổi Tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 15/1/2025, nói về tệ nạn bóc lột trẻ em, Đức Thánh Cha nói rằng bất kỳ sự lạm dụng nào đối với trẻ em cũng là vi phạm điều răn của Chúa. Ngài kêu gọi đừng đồng lõa với tệ nạn bóc lột trẻ em. Ngài mời gọi mỗi người tự hỏi xem mình có thể làm gì một cách cụ thể để chăm sóc và bảo vệ trẻ em đang phải chịu đựng hoặc có nguy cơ rơi vào mạng lưới lạm dụng và bóc lột? Đọc tất cả   Chương trình Năm Thánh của giới Truyền thông Các chuyên gia truyền thông từ nhiều quốc gia sẽ tụ họp tại Roma từ ngày 24 đến 26/1/2025 để tham dự sự kiện Năm Thánh đầu tiên - Năm Thánh của giới Truyền thông, trong đó có buổi yết kiến Đức Thánh Cha. Đọc tất cả   “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày 12/1/2025, nhật báo “Tương lai” (Avvenire) của Hội đồng Giám mục Ý đã đăng một phần trong cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha. Phần trích đăng này có tựa đề: “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Đức Thánh Cha nói rằng hài hước giúp chúng ta có sức mạnh đối mặt với khó khăn và vượt qua chúng. Ngài mời gọi hãy tìm lại khả năng vui cười như trẻ thơ và sống thật lòng mình. Đọc tất cả   Ngoại trưởng Tòa Thánh thăm Congo và nói rằng Đức Thánh Cha yêu mến quốc gia này Trong chuyến thăm thủ đô Brazzaville của Congo để cử hành Thánh lễ Năm Thánh của các phong trào giáo hội, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh gửi lời chào và sự gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến người dân Cộng hòa Congo, nơi đang phải chịu thử thách bởi thiên tai, xung đột bộ lạc và những khó khăn trong cuộc sống và xã hội. Đọc tất cả   Các Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư, khuyến khích các nhà làm luật bảo vệ các cộng đồng “có đích nhắm, tương xứng và nhân đạo”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Học tập Thông điệp Laudato Si’: Bài 3 - Lắng Nghe Những Tiếng Rên Siết Của Thiên Nhiên

11/08/2022 - 33


HỌC TẬP THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’
BÀI 3 - LẮNG NGHE NHỮNG TIẾNG RÊN XIẾT CỦA THIÊN NHIÊN

 Lm. JB. Đậu Quang Luật, O.F.M.

Những điều đang xảy ra trong Ngôi Nhà Chung của chúng ta


Môi trường là tài sản chung của mọi người, nó thuộc về tất cả chúng ta và cho chúng ta. Toàn thể nhân loại chung sống trong một ngôi nhà chung, chia sẻ với nhau những lợi ích từ ngôi nhà này, môi trường sinh sống. Các nghiên cứu khoa học cho thấy “phần lớn địa cầu đang nóng lên trong những thập niên gần đây đều do sự tập trung lớn các khí thải (thán khí, mê-tan, ô-xít nitrogen và nhiều loại khí khác) chủ yếu do hoạt động của con người gây ra.” (Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung, số 23).


Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết sự biến đổi khí hậu là “một trong những thành đố nghiêm trọng đối diện với nhân loại ngày nay.” Năm lần Đức Thánh Cha sử dụng cụm từ “văn hóa vứt bỏ” là một trong những nguyên nhân lớn gây ra khủng hoảng sinh thái. Chúng ta phải chịu đựng ô nhiễm và chất thải, khan hiếm nước, giảm sút sự đa dạng sinh học, giảm thiểu chất lượng đời sống và suy sụp xã hội, chủ nghĩa tiêu thụ cực đoan và sự bất bình đẳng toàn cầu, cũng như sự phản ứng yếu kém của quốc tế.



“Món nợ môi sinh” (số 51) đang thật sự phơi bày ra, đặc biệt ở bắc và nam bán cầu, liên quan tới “việc sử dụng bất cân đối các nguồn tài nguyên thiên nhiên.” Cần có sự quan tâm rất đặc biệt tới các “nhu cầu đặc biệt của người nghèo, người yếu đuối và những người bị tổn thương.” (số 52).


Tương tự vị tiền nhiệm của ngài, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chúng ta thực hiện “cuộc hoán cải môi sinh toàn cầu” thật sư: “chúng ta chỉ cần nhìn thực tại cách chân thật để thấy ngôi nhà chung của chúng ta đang bị hủy hoại. Hy vọng mời gọi chúng ta nhận ra, vẫn còn lối thoát, vẫn luôn có khả năng xác nhận hướng đi mới mẽ, vẫn có khả năng làm một điều gì đó để giải quyết vấn đề của chúng ta.” (số 61).



Chúng ta hãy suy nghĩ xem:


-  Những hình ảnh hoặc thứ loại đồ dùng nào xuất hiện trong tâm trí tôi khi tôi đọc thấy hoặc nghe nói tới “văn hóa vứt bỏ”?


-  Tôi đã từng tham gia vào dạng thức “văn hóa vứt bỏ” như thế nào?


-  Những thách đố môi sinh liệu tôi có nhìn thấy trong cộng đồng mình hay không?


-  Những hành động của tôi cũng như của những người trong cộng đồng tôi đang sinh sống tác động mạnh hơn vào thế giới như thế nào?


“Ngày nay chúng ta phải nhìn nhận rằng sự tiếp cận môi sinh đích thực luôn luôn trở thành sự tiếp cận xã hội; nó phải hợp thành một thể thống nhất về lẽ công bình trong các bàn thảo về môi trường, để lắng nghe tiếng than của trái đất, cũng như của người nghèo.” (số 49).


Chúng ta có thể đưa ra những kế hoạch hành động cụ thể:


Các tín hữu Kitô giáo nói riêng và cộng đồng nhân loại nói chung đều được kêu gọi chữa lành, giao hòa, tái thiết lập và sáng tạo sự hiểu biết lẫn nhau qua các cuộc đối thoại mà chúng được diễn tả qua sự liên đới của chúng ta với những người nghèo, những người bị bỏ rơi và với trái đất đang bị khai thác. Chúng ta được mời gọi, như lời của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, thật lòng “hoán cải môi sinh”. Sự đáp trả của chúng ta với những tiếng kêu gào thảm thiết của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu phải là ngôn sứ, đó là tin vui cho những người nghèo và hành tinh.


Sự biến đổi khí hậu phải là ưu tư hàng đầu đối với Giáo hội Công giáo nếu Giáo hội thực sự tin rằng sứ vụ của Giáo hội là để nuôi dưỡng đời sống của thế giới. Hãy lắng nghe những tiếng rên xiết của thiên nhiên, cũng chính là những tiếng kêu gào thảm thiết của người nghèo.


Đã đến lúc chúng ta phải trả “món nợ môi sinh”, để chúng ta có thể trả món nợ cho những người nghèo, sức khỏe và sinh kế của họ.


Nguồn: ubclhb.com (14.03.2022)



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.