CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin (27/7): Kinh Lạy Cha - lời cầu nguyện hiệp nhất mọi Kitô hữu Trưa Chúa Nhật ngày 28/7, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô cùng với các tín hữu. Trước khi đọc Kinh, ngài đã có một bài suy tư ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ 17 thường niên về Kinh Lạy Cha. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #33: Sơ Maria Vũ Hoài Thương, Ý Sơ Maria Assunta Vũ Hoài Thương, thuộc Dòng Thánh Tâm Truyền Giáo Orsola, chia sẻ về ơn gọi và sứ vụ của một nữ tu người Việt tại Ý. Đọc tất cả   Với 23 ngàn người đăng ký, Tây Ban Nha là đoàn đông thứ 2 tại Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông báo tại cuộc họp báo của các vị lãnh đạo Giáo hội Tây Ban Nha, có 23 ngàn người Tây Ban Nha đã đăng ký tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ tại Roma. Con số này, theo các Giám mục Tây Ban Nha, có khả năng tăng lên đến 30 ngàn, bởi vì có nhiều người đến gặp gỡ Đức Thánh Cha Lêô vào những ngày cuối. Đọc tất cả   Truyền thông Vatican khai trương cơ sở mới tại Quảng trường Thánh Phêrô Để tiếp tục phục vụ Năm Thánh đang diễn ra, vào sáng ngày 25/7/2025, mạng lưới truyền thông của Vatican đã khai trương một cơ sở mới tại Quảng trường Thánh Phêrô, dành riêng cho việc gặp gỡ, đối thoại và hy vọng. Đọc tất cả   Ba Lan tiếp tục là quốc gia có nhiều ơn gọi linh mục nhất ở châu Âu Với 206 linh mục được truyền chức trong năm 2025, Ba Lan tiếp tục là quốc gia có nhiều ơn gọi linh mục nhất trên toàn châu Âu. Đọc tất cả   Các tín hữu Campuchia được mời gọi cầu nguyện cho phép lạ hoà bình Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh mời gọi các tín hữu cùng chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, và đặc biệt tham dự Thánh lễ vào Chúa Nhật ngày 27/7, cầu nguyện cho phép lạ hòa bình và tình huynh đệ giữa Thái Lan và Campuchia. Đọc tất cả   Dịch vụ dành cho người khuyết tật được tăng cường cho sự kiện Năm Thánh Giới trẻ Năm Thánh Giới trẻ, diễn ra từ ngày 28/7 đến ngày 03/8, sẽ là một sự kiện dành cho tất cả mọi người. Dịch vụ đón tiếp người khuyết tật hoạt động trong suốt Năm Thánh đã được tăng cường để đảm bảo mọi người có thể đến khu vực Tor Vergata, nơi diễn ra buổi Cầu nguyện với Đức Thánh Cha Lêô XIV vào tối thứ Bảy ngày 02/8, và Thánh lễ do ngài chủ sự vào sáng Chúa nhật ngày 03/8. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô khuyến khích phong trào Pax Christi tiếp tục thúc đẩy "phi bạo lực" Trong sứ điệp gửi đến những người tham dự Đại hội thường niên của phong trào Pax Christi Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Lêô XIV viết: “Giữa muôn vàn thách thức mà thế giới chúng ta đang phải đối mặt hiện nay, bao gồm xung đột vũ trang lan rộng, chia rẽ giữa các dân tộc và những thách thức của di cư cưỡng bức, những nỗ lực thúc đẩy phi bạo lực càng cần thiết hơn”. Đọc tất cả   Sứ điệp của ĐTC Lêô XIV - Ngày Thế Giới Người Di cư và Người Tị nạn lần thứ 111 Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Người Di dân và Tị nạn thứ 111, được công bố ngày 25/7/2025 với tựa đề "Người Di dân, những nhà truyền giáo hy vọng", Đức Thánh Cha nói rằng người di dân và người tị nạn là những chứng nhân của hy vọng khi luôn tín thác vào Thiên Chúa và kiên cường vượt qua nghịch cảnh để hướng tới một tương lai. Họ trở thành các nhà truyền giáo của hy vọng ở nơi họ đến qua chứng tá đức tin của họ. Ngài mời gọi đón tiếp họ như phúc lành của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Sứ điệp ĐTC Lêô XIV gửi đến Giáo lý viên Việt Nam Tối 25/7, nhân dịp vọng lễ chân phước Anrê Phú Yên, ĐTC Lêô XIV gửi sứ điệp video đến các giáo lý viên Việt Nam. Ngài cảm ơn sự dấn thân của 64.000 giáo lý viên trong và ngoài nước, khích lệ họ noi gương Anrê Phú Yên – vị tử đạo tiên khởi, bổn mạng giáo lý viên – luôn trung thành, can đảm và nhiệt thành. Đức Thánh Cha mời gọi giữ gìn truyền thống đức tin, sống hiệp thông với Hội Thánh, đặc biệt trong bối cảnh Năm Thánh Giới Trẻ. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

GP Vinh

10/10/2022 - 47

GP Vinh

01/12/2017
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Vinh

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIÁO PHẬN VINH

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Hạt giống Tin Mừng được mang đến phần đất Nghệ - Tĩnh - Bình, tức lãnh thổ giáo phận Vinh ngày nay, có thể là rất sớm. Nhưng một cách chính xác, phải nói đó là năm 1629, tức là 2 năm sau khi nhà truyền giáo vĩ đại Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đặt chân lên Cửa Bạng - Thanh Hoá, đi tiên phong cho đội ngũ thừa sai dòng Tên, đặt nền móng cho Giáo hội Công giáo tại Đàng Ngoài (Bắc Hà) Việt Nam. Năm 1629, giáo sĩ Đắc Lộ và giáo sĩ P. Marques ở Thăng Long, bị bức xuống thuyền theo đường biển vào Đàng Trong để về Macao. Đoàn tranh thủ giảng đạo tại những cửa biển thuộc NghệAn, Hà Tĩnh và Quảng Bình: Cửa Chúa, Cửa Lò, Cửa Rùm, Cửa Sót.

Năm 1634, Cửa Rùm đã là một giáo khu phồn thịnh với 4.183 tín hữu.

Năm 1659, Toà Thánh thiết lập hai giáo phận đầu tiên ở Việt Nam: Giáo phận Đàng Trong và Giáo phận Đàng Ngoài. Phần đất giáo phận Vinh khi đó thuộc Giáo phận Đàng Ngoài.

Hai mươi năm sau, năm 1679, Toà Thánh lại chia giáo phận Đàng Ngoài thành Giáo phận Đông Đàng Ngoài và Giáo phận Tây Đàng Ngoài, phần đất Nghệ-Tĩnh-Bình thuộc Giáo phận Tây Đàng Ngoài.

Năm 1846, Giáo phận Vinh được thành lập, tách từ Giáo phận Tây Đàng Ngoài, gọi là Giáo phận Nam bên Bắc Kỳ về sau gọi là Giáo phận Vĩnh, rồi Giáo phận Vinh.

Trước lúc thành lập, phần đất Nghệ-Tĩnh-Bình này, tuy thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài, nhưng vì xa xôi, tín hữu nơi vùng đất này có lòng đạo vững vàng, sốt sắng và có giọng nói khác biệt với phần còn lại, nên đã được dành cho một quy chế đặc biệt: giám mục chính ở Hoàng Nguyên, Hà Nội, thì giám mục phó hay linh mục Tổng Đại diện chốt ở phần phía nam xa xôi này. Cụ thể là:

Từ 1690 đến 1796, 106 năm, ở Trang Đen, bây giờ thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An, Giáo phận có 3 giám mục phó lần lượt coi sóc. Hiện nơi đây còn mộ hai giám mục là Đức Cha Edme Bélot (+1717) và Đức cha L.M. Deveaux (+1756). Vị giám mục phó thứ ba tại Trang Đen là Đức cha Jean Davoust, thụ phong năm 1771. Đến năm 1780, ngài thay Đức cha chánh là Đức cha Bennetat qua đời. Nhưng vì quyến luyến Xứ Nghệ, nên khi thì ngài ở Hà Nội, khi thì ở Trang Đen. Năm 1792, cha J.B. Longer Gia từ Hướng Phương (Quảng Bình) được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Tây, nên ngài ra Hà Nội.

Đức cha Longer Gia được đặc ân chọn kế tiếp nhau 4 giám mục phó. Vị đầu tiên là Đức cha Charles de la Motte Hậu I (1796-1816), ngài bỏ trụ sở Trang Đen về đóng tại Thọ Kỳ tức Thọ Ninh ngày nay. Tiếp theo là Đức cha J. Jaques Guévard Đoan (1816-1823). Cả 2 vị qua đời và đều được an táng tại Thọ Kỳ. Vị thứ ba là Đức cha F.M. Pellerin Phan, mất và an táng tại Nam Định. Vị thứ tư là Đức cha J.M. Havard Giu, chỉ ở Thọ Kỳ được 2 năm rồi ra Hà Nội, lên kế vị Đức cha Longer (+1835). Thánh Giám mục Pierre Borie Cao được bổ nhiệm làm giám mục khi đang bị giam tại nhà tù Đồng Hới, Quảng Bình. Ba tháng sau, ngài chết để làm chứng cho Chúa tại Đồng Hới. Đức cha P.M. Retord Liêu được thụ phong vào năm 1840, đã đặt giám mục phó là Đức Cha J. Denis Gauthier Hậu II (1844). Đức cha phó bỏ Thọ Kỳ dời trụ sở về Xã Đoài. Hai năm sau, Toà Thánh tách Xứ Nghệ khỏi Tây Đàng Ngoài và thành lập Giáo phận Nam Đàng Ngoài, đặt Đức cha Gauthier Hậu II làm Đại diện Tông toà đầu tiên của địa phận mới (1846) tức là Giáo phận Vinh ngày nay.

Năm 1659, khi Toà Thánh thiết lập hai giáo phận đầu tiên ở Việt Nam, vùng đất Nghệ-Tĩnh-Bình đã có nhiều cơ sở và giáo xứ do các cha dòng Tên, các linh mục Hội Thừa sai Paris và linh mục Việt Nam coi sóc. Trong tập “Lịch sử nước Annam” do Bentô Thiện gửi cho cha Marini năm 1659 viết: “Nghệ An xứ những nhà thờ Đức Chúa Blờy đựac bải mươy lăm nhà thánh”.

Năm 1707, theo báo cáo của Đức cha Jaques de Bourges, tại Giáo phận Vinh, cha Bảo Lộc Tri coi sóc 3.000 giáo dân tại xứ Nghệ An, cha Giuse Phước coi 4.000 giáo dân tại Bố Chánh (Quảng Bình).

Năm 1846, khi thành lập, Giáo phận có một giám mục, 35 linh mục Việt Nam, 4 thừa sai, 75 thầy giảng, 69 chủng sinh, 220 nữ tu, 18 giáo xứ và 66.350 giáo dân.

Thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nhiều thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân đã bị giết hại, trong số đó có 9 vị đã được Đức Gioan Phaolô II tuyên phong hiển thánh ngày 19.06.1988.

Ngày 15.08.1892, Đức cha Louis Pineau Trị dâng hiến Giáo phận cho Đức Mẹ. Năm đó, Giáo phận có: 1 giám mục, 31 thừa sai, 72 linh mục Việt Nam, 224 thầy giảng, 16 đại chủng sinh, 200 tiểu chủng sinh, 175 nữ tu, 88.227 giáo dân, 56 giáo xứ, 514 giáo họ và 300 nhà thờ.

Ngày 03.12.1924, tất cả các giáo phận ở Việt Nam đổi tên theo địa bàn hành chính nơi đặt toà giám mục, nên Giáo phận Tông toà Nam Đàng Ngoài đổi thành Giáo phận Vĩnh, về sau được gọi là Giáo phận Vinh do Đức cha André Léonce Eloy Bắc coi sóc.

Ngày 24.11.1960, Toà Thánh thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam và nâng các giáo phận tông toà lên hàng chính toà. Giáo phận Vinh cũng được nâng lên vào ngày này và thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Hiện nay, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp là Giám mục Chính tòa coi sóc Giáo phận.

II. ĐỊA LÝ VÀ DÂN SỐ

Địa giới giáo phận Vinh trải dài trên 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ranh giới: phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía đông là biển Đông, phía tây giáp nước Lào.

Diện tích tự nhiên: 30.590.30 km2 (Nghệ An: 16.490km2, Hà Tĩnh: 5.998km2, Quảng Bình: 8.066km2).

Tổng dân số trên địa bàn: 5.286.396 người; Dân số Công giáo: 558.256 người.

Số Giáo hạt: 23; Số Giáo xứ: 194.

Tổng số các dòng tu hiện diện trong giáo phận: 23 dòng tu.

Những sắc tộc sống trong vùng: Kinh, H’mông, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu, Thái, Mường, Chứt.

Dân cư đa số làm nghề nông nghiệp, nghề cá, nghề muối và nghề thủ công. Hiện nay, vì thiếu công ăn việc làm tại quê hương, nên đa số người trẻ trong Giáo phận phải xa quê tìm việc làm. Thực tế này dẫn đến nhiều tiêu cực đối với đời sống đạo của những người trẻ, gây nhiều hệ lụy không tốt đối với đời sống vợ chồng và đối với các tương quan của gia đình Kitô giáo. Thực tế này cũng đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho công tác mục vụ của các mục tử.

Đa số giáo dân trong giáo phận vẫn trung thành, can đảm sống chứng tá và giữ vững đức tin, yêu mến Giáo hội, cộng tác tích cực với các mục tử và nhiệt thành, tích cực xây dựng Giáo phận trong cả lĩnh vực kiến thiết vật chất lẫn bảo vệ công lý và rao truyền Tin Mừng. Ngày càng có nhiều giáo dân can đảm dấn thân, chủ động tham gia vào các lĩnh vực xã hội, y tế, văn hóa - giáo dục, phong trào cải thiện môi trường sống tự nhiên... nhằm làm cho các giá trị của Tin Mừng được lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

III. NHÂN SỰ

1. Giám mục đương nhiệmAnphong Nguyễn Hữu Long (1/2019 - nay)

2. Giám mục Phụ tá: Phêrô Nguyễn Văn Viên (2013 - nay)

3. Các Giám mục tiền nhiệm:

-  Jean-Denis Gauthier Hậu (1846-1877)

-  Guillaume-Clément Masson (1848-1853)

-  Yves-Marie Croc Hòa (1866-1885)

-  Louis-Marie Pineau Trị (1886-1910)

-  François Belleville Thọ (1911-1912)

-  André-Léonce-Joseph Eloy Bắc (1912-1947)

-  Gioan Baotixita Trần Hữu Ðức (Phó: 1951-1960; Chánh: 1960-1971)

-  Phaolô Trần Đình Nhiên (1963-1969)

-  Phêrô Maria Nguyễn Năng (1971-1978)

-  Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp (1979-2000)

Phaolô Maria Cao Đình Thuyên (Phó: 1992-2000; Chánh: 2000-2010)

Phaolô Nguyễn Thái Hợp (Chánh: 07/2010 - 12/2018)

5. Linh mục, chủng sinh và tu sĩ

Số Linh mục trong giáo phận: 285; Số Chủng sinh: 169;  Chủng sinh dự bị: 40; Số Tu sĩ: 1.344 (nam: 35 và nữ: 1.309)

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG GIÁO PHẬN

1. Tổ chức Điều hànhĐức giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long; Đại diện Giám mục vùng Nghệ An: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Vinh; Chưởng Ấn: Lm. Phaolô Nguyễn Văn Hiểu; Quản lý: Lm. Bênađô Trần Xuân Thùy; Chánh Văn phòng: Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Hồng Ân.

2. Các Ban Mục vụ thuộc Giáo phậnBan Giáo lý Đức tin (giáo lý viên: 6.870); Ban Bác ái Xã hội; Ban Phục vụ; Ban Thánh nhạc; Ban Loan báo Tin mừng; Ban Giáo dân – Gia đình; Ban Giới trẻ - Sinh viên; Ban Mục vụ Di dân; Ban Truyền thông Xã hội; Ban Tu sỹ; Ban Giáo dục Kitô giáo; Ban Văn hóa – Thể thao; Ban Công lý – Hòa bình; Ban Mục vụ Ơn gọi; Ban Dự án – Xây dựng; Ban Mục vụ bệnh nhân; Ban Mục vụ Doan nhân; Tòa án Hôn nhân.

V. CƠ SỞ GIÁO PHẬN

1. Nhà thờ chính tòa Xã Đoài; Tòa Giám mục Xã Đoài; Nhà hưu dưỡng linh mục Xã Đoài.

2. Tiền Chủng viện Xã Đoài; Đại Chủng Viện Thánh Phanxicô Xaviê.

3. Trung tâm hành hương Thánh Antôn Trại Gáo.

VI. Hoạt động mục vụ, loan báo Tin Mừng và bác ái xã hội

Loan báo Tin Mừng là sứ vụ thuộc căn tính của người Kitô hữu, nhưng nó lại là một lĩnh vực hết sức đa dạng, rộng lớn và thực tế, thường xuyên. Qua sự điều hành trực tiếp của Ban Loan báo Tin mừng, với sự chủ động của các linh mục và sự cộng tác của các tu sĩ và giáo dân, Giáo phận đã ưu tiên tiếp cận, hiện diện tích cực và đồng hành với anh chị em dự tòng và tân tòng tại các giáo điểm bằng những việc làm bác ái cụ thể.

Để có cơ hội bày tỏ và đưa các giá trị Tin Mừng thấm nhập nhiều hơn nữa vào trong các hoạt động trần thế lành mạnh, Bề trên Giáo phận cũng khuyến khích các tu sĩ và giáo dân chủ động dấn thân, đóng góp tích cực hơn nữa vào trong các lĩnh vực có cơ chế thông thoáng hơn như giáo dục mầm non, y tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ và giáo dục hội nhập cho người khuyết tật, bảo vệ sự sống và cải tạo môi trường.

Ở giáo phận Vinh, có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Chúa và sự hướng dẫn của Bề trên Giáo phận trong việc chọn lựa và sống ơn gọi linh mục và tu sĩ. Các hội đoàn tông đồ cũng như các tổ chức Công giáo tiến hành ngày càng phong phú về hoạt động, thiết thực hơn trong sự dấn thân phục vụ và tăng triển mạnh mẽ về số lượng và cách thức hiện diện.

VII. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh

- Địa chỉ Toà Giám Mục: Toà Giám Mục Giáo Phận Vinh, Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An.

- Điện thoại: (+84) 238 861 171

- Email: vptgmvinh@gmail.com; tgmvinh@gmail.com 

- Website: gpvinh.com 

Văn phòng TGM Vinh

Cập nhật ngày 31/12/2017




Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.