CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Khoảng 20 ngàn bệnh nhân và nhân viên y tế sẽ tham dự Ngày Năm Thánh Khoảng 20 ngàn người, bao gồm các bệnh nhân, bác sĩ, y tá, dược sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu, nhân viên y tế và kỹ thuật viên từ hơn 90 quốc gia trên thế giới sẽ đến Roma vào thứ Bảy ngày 5 và Chúa Nhật ngày 6/4/2025 để tham dự Ngày Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới chăm sóc sức khỏe. Đọc tất cả   Tĩnh tâm Mùa Chay 2025 - Chữa Lành Đọc tất cả   Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea” Ngày 03/04, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea (325-2025)”. Công đồng đã đi vào lịch sử vì Tín Biểu tuyên xưng đức tin vào ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô và vào Một Thiên Chúa, là Cha, Con và Thánh Thần. Nội dung được khai triển trong bốn chương nhằm mục đích thúc đẩy sự hiệp nhất các Kitô hữu và tính Hiệp hành trong Giáo hội. Đọc tất cả   Lời kêu gọi giảm nợ của Đức Thánh Cha đang có hơn 160 quốc gia thực hiện và có tác động toàn cầu Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, Eric LeCompte, Giám đốc Mạng lưới Jubilee USA, xác nhận lời kêu gọi giảm nợ của Đức Thánh Cha Phanxicô đang được thực hiện tại hơn 160 quốc gia và tạo ra ảnh hưởng trên toàn cầu. Đọc tất cả   Bahrain thành lập Hội Thánh Nhi để giúp các trẻ em đau khổ ở các nước nghèo Vào ngày 28/3/2025, Đức Cha Aldo Berardi, Đại diện Tông tòa Bắc Ả-rập, đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Ả Rập của Bahrain thành lập trung tâm của Hội Nhi đồng truyền giáo tại Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Ả-rập, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cộng đồng Công giáo địa phương. Đọc tất cả   Triển lãm 500 thánh tích tại một nhà nguyện ở bang New Jersey, Hoa Kỳ Từ 11 giờ sáng đến 7 giờ tối ngày 5/4/2025, tại hội trường Nhà nguyện Đức Mẹ Núi Carmel ở thành phố Montclair, thuộc Hạt Essex, bang New Jersey, sẽ có buổi trưng bày hơn 500 thánh tích của Chúa Giêsu, Thánh Gia và nhiều vị thánh, các vị tử đạo và các chân phước. Đọc tất cả   Đức Hồng y Parolin chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha Vào lúc 3 giờ chiều ngày 2/4/2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng y Pietro Parolin đã chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha trên trời. Ngài cầu xin Thánh Giáo hoàng chúc lành cho Giáo hội để Giáo hội là người hành hương hy vọng; xin chúc lành cho nhân loại để biết được sự phong phú của tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Đừng mất hy vọng ngay cả khi chúng ta thấy mình không thể thay đổi cuộc sống Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến chung ngày 2/4/2025, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “hãy học từ ông Dakêu để không mất hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy vun trồng ước muốn được nhìn thấy Chúa Giêsu, và trên hết hãy để lòng thương xót của Thiên Chúa tìm gặp chúng ta, Đấng luôn đến tìm kiếm chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chúng ta lạc lối”. Đọc tất cả   Các Giám mục Ý phân bổ 500 ngàn euro để cứu trợ ban đầu cho nạn nhân động đất ở Myanmar Đức Hồng y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, đã bày tỏ “lời chia buồn” và “sự gần gũi” với người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất tại Myanmar, khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, phá hủy nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Các quỹ được phân bổ cho trường hợp khẩn cấp sẽ được điều phối bởi Caritas Ý. Đọc tất cả   Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha ổn định; tiếng nói và khả năng di chuyển khá hơn Theo thông cáo được ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh trình bày vào ngày 1/4/2025, liên quan đến tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha, các xét nghiệm máu và chụp X-quang lồng ngực cho thấy tình trạng nhiễm trùng phổi của Đức Thánh Cha đã cải thiện; giọng nói, đường thở và khả năng di chuyển của ngài cũng có tiến triển. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GALLAGHER NÓI VỀ SỨC KHỎE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ, BÀI PHÁT BIỂU CỦA JD VANCE TẠI MUNICH VÀ KẾ HOẠCH CỦA ÔNG TRUMP ĐỐI VỚI GAZA

05/03/2025 - 19

Đọc Phần II tại đây!

(Hình: Đức Tổng Giám mục Paul R. Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, phát biểu trước các đại biểu tại đại hội của Caritas Internationalis tại Rôma ngày 12/5/2023. Ảnh: CNS/Justin McLellan)

Đức Tổng Giám mục Paul R. Gallagher đã phục vụ với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tòa Thánh trong suốt 10 năm qua. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với America vào sáng thứ Bảy, ngày 22 tháng 2, trước khi có tin tức về tình trạng nguy hiểm về hô hấp của Đức Giáo hoàng, ngài đã thảo luận về tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha và những gì ngài đã học được khi làm việc dưới sự lãnh đạo của Đức Phanxicô trong thập kỷ qua.

Cuối tuần trước đó, vị Tổng Giám mục Vatican người Anh đã tham dự Hội nghị An ninh Munich thường niên (từ ngày 14-16 tháng 2), thường được coi là diễn đàn hàng đầu thế giới để thảo luận về những thách thức cấp bách nhất đối với an ninh quốc tế, như ngài đã tham dự trong những năm trước. Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance và Ngoại trưởng Marco Rubio đã có mặt và phát biểu tại Munich. Đức Tổng Giám mục Gallagher đã chia sẻ những kết luận của ngài về hội nghị và về những phát biểu của Phó Tổng thống.

Trong cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ, ngài cũng thảo luận về quan điểm của Tòa Thánh đối với chính sách của Tổng thống Trump đối với Gaza và lập trường của Vatican về Israel và Palestine.

Trong Phần II của cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám mục Gallagher đề cập đến các chính sách của chính quyền Trump liên quan đến Nga và Ukraine, các cuộc trục xuất hàng loạt, viện trợ nước ngoài, biến đổi khí hậu và trí tuệ nhân tạo, cũng như mối quan hệ của Tòa Thánh với Trung Quốc và Việt Nam.

Gerard O’Connell: Đức Giáo hoàng đang nằm viện. Chúng tôi đã xem báo cáo y tế hôm qua (thứ Sáu, ngày 21 tháng 2). Ngài nhận định thế nào về tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha và ảnh hưởng của tình trạng này đối với công việc ở Vatican và tại Phủ Quốc vụ khanh?

Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher: Rõ ràng, chúng tôi rất lo lắng về sức khỏe của Đức Giáo hoàng và vô cùng xúc động trước tình hình của ngài. Thật không dễ dàng gì khi chứng kiến những người mà mình biết rõ đang chịu đựng đau khổ, vì vậy chúng tôi cố gắng nâng đỡ Đức Thánh Cha bằng lời cầu nguyện và những tâm tư của mình. Từ những gì diễn ra trong vài ngày qua, rõ ràng ngài còn một chặng đường dài phía trước; có những dấu hiệu đáng khích lệ, vì các bác sĩ đang thận trọng, nhưng cũng có một chút cải thiện. Đây sẽ là một chặng đường lâu dài và tôi nghĩ chúng ta không nên kỳ vọng bất cứ điều gì đó sẽ cải thiện chỉ sau một đêm.

Nhưng ngài rất mạnh mẽ, rất quyết tâm, như chúng ta đã biết, và ngài là người sẽ – như ngài vẫn luôn làm trong suốt cuộc đời mình – dốc hết sức để phục hồi. Đồng thời, tôi chắc chắn rằng mối bận tâm lớn nhất của ngài là thực thi thánh ý Thiên Chúa, và nếu thánh ý Chúa muốn ngài khỏe lại, thì thật tuyệt vời. Nếu thánh ý Chúa không muốn như vậy, thì ngài cũng sẽ chấp nhận điều đó. Đó là tinh thần sống của ngài, linh đạo của một tu sĩ Dòng Tên, vốn nói rằng điều quan trọng không phải là cuộc đời bạn dài hay ngắn, mà là bạn sống cuộc đời đó như thế nào. Đức Giáo hoàng Phanxicô luôn sống đời mình với sự chính trực lớn lao, và ngài sẽ tiếp tục làm như vậy.

Tôi nghĩ rằng những suy đoán về việc từ nhiệm là không hữu ích. Ngài đã rất rõ ràng khi nói về vấn đề đi lại của mình rằng, bạn không cai quản Giáo hội bằng đôi chân mà bằng cái đầu của mình, và tôi muốn nói thêm, bằng cả trái tim nữa. Tôi nghĩ ngài sẽ tiếp tục làm điều đó chừng nào có thể. Suy đoán về việc từ nhiệm vào lúc này là không phù hợp và chắc chắn không có trong kế hoạch.

Ngài có nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ đi tông du trở lại không?

Tôi nghĩ nếu ngài hồi phục, ngài sẽ đi tông du trở lại. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải đưa ra mọi quyết định từng bước một. Tôi cho rằng những chuyến đi thật sự lớn và dài ngày đã qua rồi, nhưng tôi sẽ không loại trừ những chuyến đi ngắn.

Như đến Nicaea chẳng hạn?

Đúng vậy, nếu ngài hồi phục sau đợt bệnh này, tôi không thấy lý do gì khiến ngài không thể đến Nicaea.

Ngài đã đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh được 10 năm. Ngài rút ra điều gì, hoặc đã học hỏi được gì trong những năm đó?

Tôi đã học được rằng một số điều tôi từng lo sợ đã được khắc phục. Ban đầu tôi rất nghi ngờ liệu ở độ tuổi của mình, tôi có thể đảm nhận công việc này không, liệu trí nhớ của tôi có đủ tốt hay không, và tôi nhận thấy rằng bạn dần xây dựng được một sức chịu đựng nhất định trong loại công việc này. Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều về thế giới, về Giáo hội. Tôi không phải là người đặc biệt hiếu kỳ, vì vậy trong công việc này tôi buộc phải làm quen nhiều hơn với các vùng đất trên thế giới, với các nhân vật, với các vấn đề, các vấn đề ngoại giao và chính trị, và điều đó rất bổ ích.

Cũng là một vinh dự khi làm việc ở đây với Đức Thánh Cha và với Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh. Một trong những điều bạn học được là bạn thấy trách nhiệm nặng nề của một số văn phòng trong Giáo hội, và tôi nghĩ điều đó dập tắt phần nào, chúng ta có thể nói là, những tham vọng hão huyền mà bạn có thể có về bản thân mình, vì bạn thấy thực tế của trách nhiệm, sự khó khăn trong việc đưa ra quyết định, trong việc xây dựng chính sách, và bạn cũng thấy gánh nặng mà điều đó đặt lên mọi người. Xét về mặt nhân bản và thiêng liêng, đó là một bài học tốt mà tôi đã học được trong suốt 10 năm qua.

Ngài đã trải nghiệm điều gì khi làm việc với Đức Giáo hoàng Phanxicô?

Tôi luôn ngạc nhiên trước cách ngài tiếp cận mọi việc với sự thanh thản tuyệt vời. Ngài có một phương pháp luận dựa trên linh đạo phân định và đưa ra quyết định của mình, và ngài không bao giờ chùn bước trước những điều đó. Ngài thực sự coi trọng việc phân định này. Ngài có tinh thần dấn thân, hy sinh và tách mình khỏi nhiều điều mà chúng ta nghĩ rằng cuộc sống của mình phụ thuộc vào đó, nhưng rồi bạn nhận ra rằng chúng không thật sự thiết yếu. Ngài sống rất đơn giản, và hoàn toàn hiến thân cho công việc cũng như cho những người mà ngài phục vụ. Thật tuyệt vời khi ở tuổi này, ngài vẫn có thể gặp gỡ rất nhiều người, trò chuyện với rất nhiều người và quan tâm đến con người. Đối với tôi, đó là một tấm gương lớn.

Ngài đã tham dự Hội nghị An ninh Munich cuối tuần qua. Ngài nhận thấy bầu khí ở đó như thế nào? Ngài rút ra kết luận gì từ hội nghị này?

Năm nay, Hội nghị An ninh Munich được đặc trưng bởi nhiều sự lo âu về những gì đang diễn ra trên thế giới, về tính khó lường của một số cuộc xung đột mà chúng ta đang đối mặt. Những người tham dự ít tin tưởng hơn vào khả năng của các tổ chức quốc tế và các phương thức hành động trong xã hội của chúng ta để giải quyết các vấn đề so với trước đây. Nhiều điều vẫn còn bỏ ngỏ, và người ta lo lắng liệu chúng ta có thực sự có thể đối diện với những thách thức trong những tháng sắp tới hay không.

Các đại diện của chính quyền mới của Hoa Kỳ đã có mặt tại Hội nghị Munich, bao gồm Phó Tổng thống JD Vance và Ngoại trưởng Marco Rubio. Ngài rút ra kết luận gì từ động lực hoạt động mà ngài nhận thấy trong hội nghị?

Mọi người rất ngạc nhiên trước bài phát biểu của Phó Tổng thống Vance tại hội nghị, đặc biệt là những thách thức mà ông đưa ra đối với Châu Âu. Người ta rất lo lắng về điều đó và băn khoăn về một điều mà trước đây ai cũng xem là điều hiển nhiên. Lịch sử của Hội nghị An ninh Munich chủ yếu là liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa Châu Âu và Hoa Kỳ, và nhiều người tham dự cảm thấy rằng họ không còn hoàn toàn tin tưởng vào mối quan hệ đó nữa, không còn cảm thấy rằng họ có thể coi Hoa Kỳ là đối tác đương nhiên. Họ cảm thấy rất nhiều thử thách từ chính quyền mới của Hoa Kỳ.

Ngài đã tham dự hội nghị này trong nhiều năm với tư cách là đại diện của Tòa Thánh. Ngài cảm nhận như thế nào về hội nghị lần này?

Tôi ra về với một ý tưởng rõ ràng — không hẳn với cảm giác rằng mọi thứ sẽ ổn — nhưng tôi cảm thấy rằng có lẽ người ta đã hiểu rõ hơn một chút và nhận thức được những thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những tháng tới.

Ngài nhìn nhận những thách thức đó là gì?

Chủ yếu là các cuộc xung đột lớn ở Ukraine và Trung Đông. Đây là những tình huống gây ra đau khổ to lớn cho nhân loại, và trong cộng đồng quốc tế có một cảm giác mạnh mẽ rằng chúng ta phải tìm kiếm các giải pháp; chúng ta phải chấm dứt các cuộc chiến tranh này, chấm dứt đau khổ. Nhưng làm thế nào điều đó có thể thực sự xảy ra vẫn là điều khó hiểu hơn bao giờ hết.

Một trong những điều mà Tổng thống Trump đã nói về Gaza là di dời toàn bộ dân số Palestine gồm hơn hai triệu người, đưa họ ra khỏi Gaza và vào các quốc gia khác. Tòa Thánh nghĩ gì về điều đó?

Tòa Thánh luôn duy trì lập trường về di cư cưỡng bức. Chúng tôi không tin rằng đây là con đường đúng đắn để giải quyết bất kỳ hình thức vấn đề nào, dù đó là chiến tranh hay xung đột hay bất cứ điều gì. Trong bối cảnh của Gaza, rất khó để hiểu chính xác làm thế nào điều đó có thể xảy ra, ngay cả khi bạn chấp nhận điều đó trên nguyên tắc, điều mà chúng tôi không chấp nhận. Nhưng lập trường của Ai Cập và Jordan luôn rất rõ ràng về việc tiếp nhận người Palestine. Và Jordan, nơi đã tiếp nhận hàng trăm ngàn người Palestine trong nhiều thập kỷ qua, rõ ràng là loại trừ khả năng đó.

Tôi nghĩ chúng ta phải nhớ rằng Gaza, mặc dù đang trong cảnh hoang tàn, nhưng là quê hương của những con người này. Có nhiều thế hệ người Palestine đã sinh ra và sống cả cuộc đời ở đó, và ngay cả trong tình trạng đổ nát đáng thương của mình, đó vẫn là ngôi nhà của họ, và họ muốn ở lại đó, họ muốn xây dựng lại cuộc sống của mình ở đó, và tôi nghĩ chúng ta không thể đi ngược lại điều này.

Nhiều người Palestine ngày nay hoặc tổ tiên gần nhất của họ đã từng buộc phải rời bỏ tài sản của mình từ các phần khác của Thánh Địa. Không đúng khi nói rằng họ là vấn đề. Họ là con người. Họ là những con người có nhân phẩm, và chúng ta phải hành động theo cách tôn trọng họ, tôn trọng phẩm giá của họ và hiểu được những đau khổ to lớn mà họ đã trải qua và đang trải qua mỗi ngày. Người ta thật sự cạn lời trước một đề xuất như vậy.

Tòa Thánh luôn ủng hộ giải pháp hai nhà nước ở Thánh Địa như con đường dẫn tới hòa bình. Lập trường đó có còn không?

Lập trường đó vẫn không thay đổi! Thực tế, trong nhiều năm trước cuộc xung đột khủng khiếp gần đây nhất, tiếp nối những sự kiện tàn bạo vào ngày 7 tháng 10, Tòa Thánh là một trong những thành viên của cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục đề cập đến giải pháp hai nhà nước trong khi nhiều bên khác đã gạt bỏ. Hiện nay, rõ ràng việc hiện thực hóa giải pháp này đang bị đặt nghi vấn vì tình hình ở Bờ Tây cũng vô cùng nghiêm trọng. Nếu có sự sáp nhập Bờ Tây của Israel, thì rất khó để thấy được hy vọng nào trong tương lai gần về việc thực hiện giải pháp hai nhà nước.

Hiện nay Tòa Thánh đang kêu gọi điều gì?

Chúng tôi kêu gọi một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Chúng tôi kêu gọi trả tự do cho tất cả con tin. Chúng tôi kêu gọi bảo vệ thường dân và tôn trọng đầy đủ luật nhân đạo quốc tế. Chúng tôi kêu gọi tái thiết Gaza. Chúng tôi kêu gọi ổn định tình hình ở Bờ Tây và tôn trọng người dân Palestine tại đó. Và sau đó, tiến tới một giải pháp cho cuộc xung đột giữa người Israel và người Palestine. Nhưng chúng tôi tin rằng việc giải quyết vấn đề Palestine là cốt lõi của rất nhiều vấn đề tại Trung Đông, dù đó là Syria, Lebanon hay những nơi khác trong khu vực.

Một số nhà lãnh đạo Israel và Do Thái đã chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô vì cách ngài tập trung vào vấn đề Palestine-Israel, và thậm chí có người còn chỉ trích việc ngài gọi điện thoại hàng ngày cho cộng đoàn Công giáo ở Gaza, cho cha xứ ở Gaza. Ngài nói gì về những lời chỉ trích đó?

Đức Thánh Cha đã cố gắng tiếp cận cả hai bên của cuộc xung đột khủng khiếp này. Đúng là ngài cố gắng gọi điện thoại mỗi buổi tối cho giáo xứ ở Gaza, để nói chuyện với các linh mục và cập nhật tin tức về tình hình của người dân ở đó. Điều này đã được đánh giá rất cao, nhưng ngài cũng đã tiếp đón nhiều gia đình của các con tin. Ngài cũng đã viết một lá thư gửi đến anh chị em Do Thái ở Israel, và một lá thư khác gửi đến các tín hữu Công giáo ở Trung Đông. Ngài đã cố gắng làm mục tử cho tất cả những con người này.

____________

Chuyển ngữ:Tâm Bùi

Từ: America Magazine



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.