CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Huấn quyền truyền giáo của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Ngay từ những tháng đầu tiên của triều Giáo hoàng, Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô đã trao cho Giáo hội một huấn quyền về tình yêu Tin Mừng và khích lệ một “Giáo hội đi ra”, tái khám phá lòng can đảm để làm chứng cho niềm vui đến từ tình yêu Chúa và tha nhân. Đọc tất cả   Một số điều liên quan đến Mật nghị Hồng y (conclave) Đọc tất cả   Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới Vào lúc 11:51 trưa ngày 8/5/2025, một luồng khói đen lại bốc lên từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine. Giáo hội vẫn chưa có vị Giáo hoàng thứ 267. Đọc tất cả   Đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu nguyện cho Mật nghị và sẵn sàng đổ chuông mừng Giáo hoàng mới Cha Carlos Manuel Pedrosa Cabecinhas, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Fatima, cho biết trong những ngày này, trong mỗi Thánh lễ tại Đền thánh đều có ý cầu nguyện xin “Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn các Hồng y cử tri”. Cha nói thêm: “Như chúng tôi đã rung chuông báo tử khi Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời, chúng tôi cũng sẽ rung chuông vui mừng khi nhận được tin về cuộc bầu cử Đức Giáo hoàng mới”. Đọc tất cả   Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên Khi xuất hiện lần đầu tiên tại ban công chính Đền thờ Thánh Phêrô để chào dân chúng và ban phép lành "Urbi et Orbi", tân Giáo hoàng sẽ mặc lễ phục với chiếc mũ sọ trắng, áo dòng trắng, đai thắt lưng trắng, áo choàng vai trắng, áo choàng vai đỏ, Thánh Giá đeo trước ngực, nhẫn ngư phủ, vv. Tất cả những lễ phục này đều có ý nghĩa thiêng liêng. Đọc tất cả   Trực tiếp theo dõi Mật nghị qua ống khói nhà nguyện Sistine Đọc tất cả   Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng Lúc 9 giờ tối ngày 7/5/2025, khói đen từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine bay lên, báo hiệu 133 Hồng y vẫn chưa bầu được Giáo hoàng sau lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Các tín hữu Thái Lan và Philippines cầu nguyện cho Mật nghị Hội đồng Giám mục Thái Lan cũng như các Giám mục Philippines kêu gọi các giáo xứ, dòng tu và tín hữu trên toàn quốc hiệp nhất trong lời cầu nguyện và hy vọng khi Giáo hội bước vào tiến trình thiêng liêng bầu chọn một Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô chờ đợi làn khói đầu tiên Chiều thứ Tư ngày 7/5/2025, khi Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng mới bắt đầu, hàng ngàn tín hữu đã chờ đợi ở Quảng trường Thánh Phêrô với ánh mắt hướng về phía ống khói của Nhà nguyện Sistine để chờ đợi luồng khói đầu tiên báo kết quả của lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Bắt đầu Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Chiều ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri từ Nhà nguyện Paolina đã tiến vào Nhà nguyện Sistine, sau đó đặt tay trên Phúc Âm và tuyên thệ. Sau khi Trưởng ban nghi lễ phụng vụ Giáo hoàng, Tổng giám mục Ravelli, tuyên bố "Extra omnes", chỉ còn các Hồng y cử tri ở lại nghe bài suy niệm của Đức Hồng y Cantalamessa và sau đó bắt đầu bỏ phiếu lần thứ nhất bầu chọn Giáo hoàng mới. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

ĐỨC HỒNG Y RE CHỦ SỰ THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU GIÁO HOÀNG: CHỌN VỊ GIÁO HOÀNG MÀ GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI CẦN

08/05/2025 - 2

Vào lúc 10 giờ sáng thứ Tư ngày 7/5/2025, Đức Hồng y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng y đoàn, đã chủ sự Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho việc bầu Giáo hoàng. Cùng đồng tế với ngài có hơn 200 Hồng y, trong đó có 133 Hồng y cử tri. Nhiều Giám mục, linh mục, và đông đảo tín hữu cũng hiện diện tham dự Thánh lễ. 


Thánh lễ mở đầu với lời ca nhập lễ trích từ Sách Ngôn sứ Samuel quyển thứ nhất: "Ta sẽ cho xuất hiện một tư tế trung kiên để phục vụ Ta, người sẽ hành động theo lòng Ta và ý muốn của Ta. Ta sẽ xây cho người một ngôi nhà kiên cố" (1 Sm 2,35a).

Trong bài giảng, Đức Hồng y Niên trưởng Hồng y đoàn nêu lên đặc tính yêu thương của vị mục tử, nhiệm vụ của đấng kế vị Thánh Phêrô trong việc phát triển sự hiệp thông và duy trì sự hiệp nhất của Giáo hội. Ngài mời gọi các Hồng y cử tri hãy lựa chọn với "trách nhiệm tối đa của con người và Giáo hội", tránh những cân nhắc cá nhân và hướng đến lợi ích của Giáo hội và nhân loại.

Cầu nguyện để Đức Giáo hoàng được bầu là đấng Giáo hội và nhân loại cần đến

Mở đầu bài giảng, Đức Hồng Giovanni Battista Re nhấn mạnh rằng khi cử hành Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô, trên mộ của Thánh Tông đồ, dưới ánh nhìn của Đức Mẹ Maria, "Chúng ta cảm thấy toàn thể dân Chúa hiệp nhất với chúng ta trong đức tin, tình yêu dành cho Đức Giáo Hoàng và sự trông đợi đầy tin tưởng".

Ngài lưu ý: "Chúng ta ở đây để cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, cầu xin ánh sáng và sức mạnh của Người để Đức Giáo hoàng được bầu là đấng Giáo hội và nhân loại cần đến tại thời điểm khó khăn và phức tạp này trong lịch sử".

Trách nhiệm lớn lao của các Hồng y; phải từ bỏ ý cá nhân và theo ý Thiên Chúa

Cầu nguyện, khẩn cầu Chúa Thánh Thần, theo Đức Hồng y chủ tế, là thái độ đúng đắn và thích hợp duy nhất khi các Hồng y cử tri chuẩn bị cho một hành động mang trách nhiệm vô cùng lớn lao đối với con người và Giáo hội và cho một sự lựa chọn có tầm quan trọng đặc biệt. "Đây là một hành động của con người mà mỗi người phải từ bỏ mọi cân nhắc cá nhân, và chỉ giữ trong tâm trí và trái tim mình Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô và lợi ích của Giáo hội và nhân loại".

Tình yêu hiến dâng trọn vẹn: phẩm chất của vị Mục tử

Nhắc lại lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan, “Đây là điều răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”; “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15,12), Đức Hồng y Niên trưởng Hồng y đoàn nhận xét rằng "Tình yêu mà Chúa Giêsu mặc khải không có giới hạn và phải đặc trưng cho mọi suy nghĩ và hành động của tất cả các môn đệ của Người". Đây cũng là sứ điệp trong bài đọc thứ nhất của Thánh lễ, trong đó Ngôn sứ Isaia nhắc nhở rằng "phẩm chất cơ bản của Người Mục tử là tình yêu thương đến mức hiến dâng hoàn toàn".

Nhiệm vụ gia tăng sự hiệp thông

Do đó, Đức Hồng y nói tiếp, "chúng ta được mời gọi sống tình yêu thương huynh đệ, giúp đỡ lẫn nhau và dấn thân cho sự hiệp thông với Giáo hội và tình huynh đệ nhân loại trên toàn thế giới". Ngài nhấn mạnh: "Trong số các nhiệm vụ của mỗi người kế vị Thánh Phêrô có nhiệm vụ gia tăng sự hiệp thông: sự hiệp thông của tất cả các Kitô hữu với Chúa Kitô; sự hiệp thông của các Giám mục với Đức Giáo hoàng; sự hiệp thông của các Giám mục với nhau. Không phải là sự hiệp thông tự tham chiếu, mà là sự hiệp thông hoàn toàn hướng đến sự hiệp thông giữa con người, dân tộc và nền văn hóa, đảm bảo rằng Giáo hội luôn là 'ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông'”.

Duy trì sự hiệp nhất của Giáo hội 

Đức Hồng y chủ tế cũng đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ duy trì sự hiệp nhất của Giáo hội trên con đường mà Chúa Kitô đã vạch ra cho các Tông đồ. "Sự hiệp nhất của Giáo hội là điều Chúa Kitô mong muốn; một sự hiệp nhất không có nghĩa là đồng nhất, mà là sự hiệp thông vững chắc và sâu sắc trong sự đa dạng, miễn là chúng ta vẫn hoàn toàn trung thành với Phúc Âm".

Giáo hoàng là hiện thân của Thánh Phêrô và đại diện Chúa Kitô

Bởi vì mỗi Giáo hoàng đều tiếp tục là hiện thân của Thánh Phêrô và sứ mạng của ngài và do đó đại diện cho Chúa Kitô trên trái đất, Đức Hồng y Re nhấn mạnh: "Việc bầu chọn Giáo hoàng mới không chỉ đơn giản là kế vị một người, nhưng luôn luôn là Thánh Tông đồ Phêrô trở lại".

Và ngài mời gọi: "chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần, Đấng trong một trăm năm qua đã ban cho chúng ta các Giáo hoàng thực sự thánh thiện và vĩ đại, sẽ ban cho chúng ta một Giáo hoàng mới theo lòng Chúa vì lợi ích của Giáo hội và nhân loại".

"Chúng ta hãy cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho Giáo hội một vị Giáo hoàng biết cách đánh thức lương tâm của mọi người và các năng lực đạo đức và tinh thần trong xã hội ngày nay, một xã hội đặc trưng bởi sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ nhưng lại có xu hướng lãng quên Thiên Chúa".

Xin cho các Hồng y được đồng thuận

Kết thúc bài giảng, Đức Hồng y "Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội, khẩn cầu bằng lời chuyển cầu từ mẫu, để Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí các Hồng y cử tri và đưa các ngài đến sự đồng thuận trong việc bầu Giáo hoàng mà thời đại chúng ta đang cần".

Xem thêm hình tại đây!

Nguồn: vaticannews.va/vi



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.