CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Thánh tích hai Chân phước Frassati và Acutis được đưa về Roma trong Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông tin từ trang worldyouthday.com, thánh tích của hai Chân phước trẻ sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 - Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis - sẽ được đưa về Roma để các bạn trẻ kính viếng trong Ngày Năm Thánh Giới Trẻ từ 28/7 đến 3/8/2025. Đọc tất cả   Giáo lý viên Andrew Goh 88 tuổi phục vụ người già bị bỏ rơi ở Singapore Trong Giáo hội Công giáo ở Singapore, ông Andrew Goh, giáo lý viên 88 tuổi không chỉ được biết đến là người có khả năng nói nhiều ngôn ngữ, nhưng còn là người đã dấn thân trong 34 năm loan truyền Lời Chúa cho những người già và những ai không thể đến nhà thờ. Đọc tất cả   Các giáo xứ Công giáo ở Áo rung chuông nhắc mọi người về nạn đói trên thế giới Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nạn đói trên toàn cầu, chuông nhà thờ tại các giáo xứ Công giáo trên khắp nước Áo sẽ vang lên trong vòng năm phút vào lúc 15 giờ chiều thứ Sáu, ngày 25/7, theo truyền thống giờ tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ Dòng Đa Minh lắng nghe Thánh Thần Trong thư gửi đến các tu sĩ Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị tại thành phố Cracovia bên Ba Lan, từ ngày 19/7 đến 08/8, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ lắng nghe Chúa Thánh Thần, và trong hoạt động giảng thuyết cần quan tâm đến: những người vẫn chưa biết Chúa Giêsu, các tín Kitô hữu, những người xa Giáo hội và những người trẻ. Đọc tất cả   HĐGM Haiti kêu gọi chính phủ giải quyết khủng hoảng an ninh quốc gia Các Giám mục Haiti gửi thư cho các tín hữu và những người thiện chí, bày tỏ lập trường của Hội đồng Giám mục Haiti về cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia và Dự thảo Hiến pháp năm 2025. Đọc tất cả   Điểm qua một số nhóm bạn trẻ các nước tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ Cho đến nay, nhiều nhóm bạn trẻ thuộc các giáo phận của Ý cũng như từ nhiều quốc gia khác nhau đã chuẩn bị hoặc đã lên đường tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến 3/8/2025, với cao điểm là hai sự kiện do Đức Thánh Cha Lêô XIV chủ sự tại khu vực Tor Vergata: đêm canh thức vào tối ngày 2/8, và Thánh lễ vào sáng ngày 3/8. Đọc tất cả   Tổng giáo phận Köln không thực hành việc chúc lành cho các cặp đôi ngoài hôn nhân Công giáo Tổng giáo phận Köln ở Đức đã thông báo sẽ không thực hiện chỉ thị có tên “Chúc lành cho các cặp đôi yêu nhau”, những người sống trong tình trạng “bất thường”, bao gồm cả những người ly dị tái hôn và các cặp đồng tính. Chỉ thị được Hội đồng Giám mục Đức mới ban hành. Tổng giáo phận giải thích rằng sẽ thi hành các hướng dẫn của Tòa Thánh, bao gồm cả tài liệu “Fiducia supplicans”. Đọc tất cả   Năm Thánh Giới trẻ, thế giới quy tụ về Roma cho “khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh “Khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh sẽ chứng kiến Roma mở ra “với thế giới”, gồm cả những khu vực đang chịu tổn thương nặng nề vì xung đột. Để qua việc gặp gỡ và chia sẻ với những người đồng tuổi, mỗi bạn trẻ có thể cảm nhận được “một cái ôm” và trung thành với lời mời gọi trở thành những “lính canh buổi sáng” mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách đây 25 năm. Đọc tất cả   “Pétros ení”: Trải nghiệm kỹ thuật số độc đáo tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô Triển lãm mang tên “Pétros ení” – “Phêrô ở đây”, được khai mạc vào ngày 22/7 tại Đền thờ Thánh Phêrô, giới thiệu về vị Tông đồ trưởng trong ánh sáng đức tin, nghệ thuật và công nghệ hiện đại. Đây là một trải nghiệm nhập vai được thực hiện bởi Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô phối hợp với Microsoft và các đối tác quốc tế. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa: Giáo hội sẽ không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza đau khổ Tại buổi họp báo sau chuyến viếng thăm mục vụ Gaza, Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa nói rằng Chúa Kitô hiện diện ở Faza nói những người bị thương, nơi những hành động thương xót, trong từng bàn tay đón nhận người đau khổ. Giáo hội không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza khốn khổ. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Đến vùng ngoại biên để trở về với Đấng vô biên

28/11/2022 - 46


ĐẾN VÙNG NGOẠI BIÊN ĐỂ TRỞ VỀ VỚI ĐẤNG VÔ BIÊN

Truyền thông GP Hưng Hóa

WGPHH (27.11.2022) - Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - thành phố Việt Trì là nơi kính nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Khi nói đến Đền Hùng, người Việt có cảm thức hướng về cội nguồn dân tộc, hướng về quốc tổ Hùng Vương, tưởng nhớ những vị vua khai sơn lập quốc. Đền Hùng được lập ở đất Phong Châu, trở thành chốn linh thiêng, nơi đây được xem là phát tích ngọn nguồn nước Nam, khai sinh dòng giống Việt. Tương truyền thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng) để tiến hành nghi lễ thờ trời, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, người người nhà nhà an thịnh.


Thật ý nghĩa khi Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XVIII được quy tụ trên mảnh đất thiêng thuộc Giáo phận Hưng Hóa. Mục đích Đại hội giúp các bạn trẻ dấn thân đến với những vùng ngoại biên, sống hiệp nhất, yêu thương, phục vụ và đào sâu đời sống đức tin trong bối cảnh hôm nay. Vậy nên, khi đến vùng ngoại biên cũng là cách thế giúp các bạn trẻ hướng về Thiên Chúa, Đấng vô biên.

1. Trở về cội nguồn dân tộc

Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn. Không biết tự bao giờ, câu ca dao quen thuộc này đã thấm vào máu thịt của bao thế hệ người dân Việt. Dù ở đâu, đang làm gì, mỗi người dân nước Việt đều thêm yêu mến, tự hào về nguồn cội của mình. Câu chuyện từ tấm bé thuở cắp sách tới trường còn đọng mãi trong tâm trí bao người về truyền thuyết nguồn gốc nòi giống rồng tiên. Lạc Long Quân giống rồng, Âu Cơ giống tiên lấy nhau và nàng Âu Cơ sinh bọc trăm trứng. Sau đó, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên rừng. Âu Cơ về ở đất Phong Châu, những người con suy tôn anh cả làm vua, đặt tên là Hùng Vương. Vua Hùng dựng nước Văn Lang từ đất Phong Châu mà tạo lập cơ nghiệp cho con cháu.


Những người con đất Việt hôm nay là thế hệ ngàn đời của những người “cùng chung một bọc”, thế nên, hai tiếng: "đồng bào" trở nên thiêng liêng và trân quý. Tác giả dân gian đã sử dụng tính chất huyền sử để hình tượng hóa hai nhân vật gốc tổ, để lịch sử hóa quá trình dựng nước và giữ nước thời các vua Hùng. Đồng thời, thể hiện sự tôn kính đến các vị có công khai quốc và tỏ lòng biết ơn đối với các ngài.


Đại hội diễn ra trên đất thiêng gốc tổ là dịp giúp người trẻ tìm về cội nguồn dân tộc, để họ nhận thấy hùng thiêng sông núi hòa lẫn với chí khí bao đời của cha ông đã kết tinh cho con cháu một thần thái và khí chất riêng. Một khí chất rắn rỏi nhưng chan chứa tình người, nhiệt huyết mà lại rất sâu lắng, một hào khí mang dáng dấp rất xưa mà lại trẻ trung năng động. Bao thế hệ con cháu trên mảnh đất chữ S đã bẩm thụ khí tiết ấy như dòng chảy ngày ngày âm thầm tưới gội và nuôi dưỡng tâm hồn, tinh thần ấy định hình giá trị và cốt cách người dân Việt qua bao thời gian.


Hôm nay, nhìn lại ân sủng bao bọc suốt dọc dài lịch sử quê hương, người trẻ cần xác tín rằng, xuyên qua ngọn nguồn dân tộc là bàn tay che chở dìu dắt của Đấng Tạo Hoá, Đấng là ngọn nguồn mọi sự, là khởi nguyên và gốc rễ muôn loài. Trở về cội nguồn đích thực là Thiên Chúa, nguồn gốc mọi sự lành, nguồn gốc của vạn vật. Trong tông huấn Đức Kitô Đang Sống, Đức Thánh Cha Phanxicô đau lòng khi thấy: "những người trẻ được gợi ý xây dựng một tương lai mà không có cội rễ, như thể thế giới mới chỉ bắt đầu hôm nay vậy" (179). Ở chương VI của tông huấn này, Ngài cũng mời gọi các bản trẻ hãy trở về với cội rễ của mình; cội rễ của mình là tổ tiên, là quê hương, là dân tộc, là niềm tin vào Thiên Chúa chủ vạn vật. Thiên Chúa là cội nguồn đích thực của vạn vật và con người.


2. Trở về với Thiên Chúa cội nguồn đích thực

Hàng trăm lá cờ ngũ sắc được dương cao tung bay diễu hành trong Đại hội như vẫy chào các bạn trẻ khắp 11 Giáo phận miền Bắc về với đất tổ Hùng Vương. Cờ ngũ sắc còn được gọi là cờ ngũ hành. Nhưng đặc biệt, những lá cờ ngũ hành trong Đại hội Giới trẻ có hình ảnh trung tâm là Thánh Giá. Điều đó muốn nói rằng, ngũ hành hay vạn vật trong trời đất đều xoay quanh Đức Kitô là tâm điểm của vũ trụ và là Thiên Chúa đích thực. Về với Đại hội ở vùng ngoại biên là cách thế giúp các bạn trẻ trở về với Thiên Chúa, cội nguồn đích thực.


Để trở về với Thiên Chúa, cội nguồn đích thực, các bạn trẻ hãy tự vấn; đối với tôi giờ này Đức Kitô là ai? Không biết phần lớn các bạn trẻ "đang ở đâu" ngay lúc này. Có thể họ gắn kết với những đam mê hiện tại nào đó đang làm họ xa cách Chúa. Có thể họ cảm thấy chán nản với bản thân hiện tại, mệt mỏi vì lúc nào cũng căng thẳng, lúc nào cũng rối bời vì có quá nhiều công việc. Thực trạng đó chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong tông huấn Đức Kitô Đang Sống: "ngày nay người ta còn cổ võ một thứ linh đạo không có Thiên Chúa, một kiểu tình cảm không cộng đồng và không dấn thân đến với những người đau khổ..." (184). Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ đừng để bị thống trị bởi: "hiện tượng toàn cầu hoá đồng thời cũng hình thành nên một hình thức thực dân văn hoá, tách người trẻ ra khỏi những cội rễ văn hoá và tôn giáo của mình" (185) và  mưu đồ đồng nhất hóa họ bằng việc biến họ thành: "những thứ sản phẩm dễ uốn nắn hàng loạt" (186).


Trở về với Thiên Chúa cội nguồn đích thực, người trẻ được mời gọi hãy bước vào mối tương giao thân tình với Ngài ngang qua việc đón nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Thật ý nghĩa khi Đại hội diễn ra trên đất tổ Hùng Vương để giúp người trẻ nhớ về cội nguồn dân tộc Việt, những người phát xuất “cùng chung một bọc”. Càng ý nghĩa và linh thiêng hơn, ngang qua Thánh lễ, hàng ngàn tham dự viên cùng chung chia một tấm Bánh là Thân Mình Chúa Kitô, nguồn mạch nuôi sống tâm hồn. Còn gì linh thiêng, đẹp đẽ và ý nghĩa bằng Thánh lễ tạ ơn bế mạc Đại hội trên đất tổ.

Tóm lại, đến vùng ngoại biên là biểu lộ cả một tiến trình con người biết lắng nghe, thấu hiểu và mạnh dạn cất bước lên đường theo tiếng gọi thôi thúc của Đấng Vô Biên. Về với đất tổ, về với cội nguồn dân tộc cũng chính là con đường giúp người trẻ vươn lên với Đấng Tạo Hoá. Hôm nay, người trẻ cần định hình tư cách và lối sống phù hợp với văn hoá và Tin Mừng, cần viết tiếp những trang sử hào hùng của tiền nhân bằng chính đời sống mình. Người trẻ cần làm mới lại dòng máu dân tộc đang chảy cuồn cuộn trong mình bằng tinh thần Tin Mừng. Người trẻ gắng sức bảo vệ cơ đồ tổ tiên để lại, lòng tự tôn dân tộc không tách rời với dịu dàng của niềm vui Tin Mừng, vượt lên bao biến thiên của thời cuộc và thiên tai, để mỗi ngày cùng dân tộc biết vươn mình lên và lớn mạnh.

Nguồn: giaophanhunghoa.org



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.