CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Thánh tích hai Chân phước Frassati và Acutis được đưa về Roma trong Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông tin từ trang worldyouthday.com, thánh tích của hai Chân phước trẻ sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 - Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis - sẽ được đưa về Roma để các bạn trẻ kính viếng trong Ngày Năm Thánh Giới Trẻ từ 28/7 đến 3/8/2025. Đọc tất cả   Giáo lý viên Andrew Goh 88 tuổi phục vụ người già bị bỏ rơi ở Singapore Trong Giáo hội Công giáo ở Singapore, ông Andrew Goh, giáo lý viên 88 tuổi không chỉ được biết đến là người có khả năng nói nhiều ngôn ngữ, nhưng còn là người đã dấn thân trong 34 năm loan truyền Lời Chúa cho những người già và những ai không thể đến nhà thờ. Đọc tất cả   Các giáo xứ Công giáo ở Áo rung chuông nhắc mọi người về nạn đói trên thế giới Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nạn đói trên toàn cầu, chuông nhà thờ tại các giáo xứ Công giáo trên khắp nước Áo sẽ vang lên trong vòng năm phút vào lúc 15 giờ chiều thứ Sáu, ngày 25/7, theo truyền thống giờ tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ Dòng Đa Minh lắng nghe Thánh Thần Trong thư gửi đến các tu sĩ Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị tại thành phố Cracovia bên Ba Lan, từ ngày 19/7 đến 08/8, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ lắng nghe Chúa Thánh Thần, và trong hoạt động giảng thuyết cần quan tâm đến: những người vẫn chưa biết Chúa Giêsu, các tín Kitô hữu, những người xa Giáo hội và những người trẻ. Đọc tất cả   HĐGM Haiti kêu gọi chính phủ giải quyết khủng hoảng an ninh quốc gia Các Giám mục Haiti gửi thư cho các tín hữu và những người thiện chí, bày tỏ lập trường của Hội đồng Giám mục Haiti về cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia và Dự thảo Hiến pháp năm 2025. Đọc tất cả   Điểm qua một số nhóm bạn trẻ các nước tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ Cho đến nay, nhiều nhóm bạn trẻ thuộc các giáo phận của Ý cũng như từ nhiều quốc gia khác nhau đã chuẩn bị hoặc đã lên đường tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến 3/8/2025, với cao điểm là hai sự kiện do Đức Thánh Cha Lêô XIV chủ sự tại khu vực Tor Vergata: đêm canh thức vào tối ngày 2/8, và Thánh lễ vào sáng ngày 3/8. Đọc tất cả   Tổng giáo phận Köln không thực hành việc chúc lành cho các cặp đôi ngoài hôn nhân Công giáo Tổng giáo phận Köln ở Đức đã thông báo sẽ không thực hiện chỉ thị có tên “Chúc lành cho các cặp đôi yêu nhau”, những người sống trong tình trạng “bất thường”, bao gồm cả những người ly dị tái hôn và các cặp đồng tính. Chỉ thị được Hội đồng Giám mục Đức mới ban hành. Tổng giáo phận giải thích rằng sẽ thi hành các hướng dẫn của Tòa Thánh, bao gồm cả tài liệu “Fiducia supplicans”. Đọc tất cả   Năm Thánh Giới trẻ, thế giới quy tụ về Roma cho “khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh “Khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh sẽ chứng kiến Roma mở ra “với thế giới”, gồm cả những khu vực đang chịu tổn thương nặng nề vì xung đột. Để qua việc gặp gỡ và chia sẻ với những người đồng tuổi, mỗi bạn trẻ có thể cảm nhận được “một cái ôm” và trung thành với lời mời gọi trở thành những “lính canh buổi sáng” mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách đây 25 năm. Đọc tất cả   “Pétros ení”: Trải nghiệm kỹ thuật số độc đáo tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô Triển lãm mang tên “Pétros ení” – “Phêrô ở đây”, được khai mạc vào ngày 22/7 tại Đền thờ Thánh Phêrô, giới thiệu về vị Tông đồ trưởng trong ánh sáng đức tin, nghệ thuật và công nghệ hiện đại. Đây là một trải nghiệm nhập vai được thực hiện bởi Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô phối hợp với Microsoft và các đối tác quốc tế. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa: Giáo hội sẽ không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza đau khổ Tại buổi họp báo sau chuyến viếng thăm mục vụ Gaza, Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa nói rằng Chúa Kitô hiện diện ở Faza nói những người bị thương, nơi những hành động thương xót, trong từng bàn tay đón nhận người đau khổ. Giáo hội không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza khốn khổ. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Để giúp trẻ lớn lên trong đời sống đức tin

04/12/2022 - 43


ĐỂ GIÚP TRẺ LỚN LÊN TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm

WHĐ (03.12.2022) - Các gia đình Công giáo không chỉ được mời gọi thực hành đức tin qua việc đi nhà thờ, mà còn phải mang tinh thần của Giáo hội vào trong cuộc sống gia đình. Thật vậy, “gia đình Kitô Giáo là nơi con cái tiếp nhận lời rao giảng đầu tiên về đức tin” và đây là lý do gia đình được gọi là “Giáo hội tại gia (GLCG 1666).

N là “những người đầu tiên truyền dạy đức tin cho con cái”, (GLCG 1656) việc dạy dỗ trẻ nhận biết, yêu mến và cầu nguyện với Chúa là bổn phận cấp thiết của bậc cha mẹ. Nhưng trong cuộc sống bận rộn, hối hả và nhộn nhịp hàng ngày, thật khó để sắp xếp thời gian và không gian để quây quần như một gia đình trong lời cầu nguyện. Tuy nhiên, nếu bạn giới thiệu con cái mình với Đức Kitô và khuyến khích trẻ tiếp tục mối tương quan này, bạn có thể ngạc nhiên trước sự gắn bó của trẻ với Người. Và khi bạn duy trì sự cầu nguyện chung trong gia đình dạy trẻ cầu nguyện bạn có thể ngạc nhiên trước hoa trái mà đời sống đức tin mang lại.

Sau đây là một vài gợi ý để bậc cha mẹ có thể giúp trẻ lớn lên trong đời sống đức tin khi nuôi dưỡng sự thân thiết với Chúa và biết cầu nguyện cách chân thành.

1. Nuôi dưỡng sự thân thiết với Chúa

Theo Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, “Trở thành Kitô hữu không phải là kết quả của một sự lựa chọn đạo đức hay một ý tưởng cao cả, nhưng là cuộc gặp gỡ với một biến cố, một con người mang lại cho cuộc sống một chân trời mới và một hướng đi quyết định. Thật vậy, chia sẻ đức tin với con cái không chỉ là vấn đề cha mẹ cho trẻ tiếp xúc với nhiều ý tưởng khác nhau mà còn là vun trồng mối tương quan mật thiết với Chúa. Hãy kể cho trẻ nghe đức tin đã mang đến cho cuộc sống của bạn “chân trời mới” như thế nào, đồng thời giúp trẻ gặp gỡ con người Đức Kitô và học cách yêu mến Ngài như bạn.


(1) Cha mẹ hãy nêu gương tình yêu thương của Chúa

Trẻ em học được nhiều điều từ việc quan sát và bắt chước hành động của cha mẹ hơn là từ bất kỳ lời khuyên suông nào. Hơn nữa, bậc cha mẹ được mời gọi không chỉ để nói sứ điệp Tin Mừng cho con cái mà còn trung thành sống giới răn yêu thương và hy sinh của Chúa Kitô. Do đó, hãy cho trẻ thấy thế nào là yêu mến Đức Kitô qua lời nói và hành động của bạn!

(2) Giữ truyền thống đạo đức theo lịch Phụng Vụ.

Việc dựa theo năm Phụng vụ là cách đơn giản nhưng rất hữu hiệu để dạy đức tin cho trẻ. Hãy mang các truyền thống của Giáo hội hoànvào giáo hội tại gia! Chắc chắn, những truyền thống này không chỉ ảnh hưởng đến gia đình của bạn trong hiện tại mà còn được ghi nhớ trở thành một phần bản sắc của trẻ mai này. dụ:

- Giữ thói quen cầu nguyện trước bữa ănbuổi tối trước khi đi ngủ.

- Trong Mùa Vọng, trong giờ đọc kinh tối, nên hát thêm “Trời cao hãy đổ sương xuống. Nếu có thể, hãy làm một hang đá nhỏ, để giúp trẻ hình dung sinh nhật của Chúa Giêsu như thế nào.

- Trong Mùa Chay, dạy cho trẻ hiểu ý nghĩa của việc kiêng thịt vào thứ Sáu, như là một hình thức hy sinh, dành dụm chút ít tiền để giúp trẻ em nghèo. Mỗi khi trẻ làm được điều gì tốt, có thể cho một hạt đậu vào chiếc lọ; vào Chúa nhật Phục sinh, hãy kiểm lại xem chiếc lọ được nhiều đậu như thế nào.

- Vào tháng 10, cả nhà cùng đọc ít là 10 Kinh Mân Côi, và nhắc trẻ về lòng yêu mến Đức Mẹ.

- Vào tháng 11, cả nhà cùng đọc thêm Kinh vực sâu để cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời;

- Nhắc nhớ về ngày lễ bổn mạng của người trong gia đình, có thể đi lễ hoặc thêm một món ăn để mừng lễ.

(3) Đọc và đặt mình vào bối cảnh của bài Tin mừng

Vào Chúa nhật, gia đình có thể làm điều gì đó đặc biệt để tôn vinh Ngày của Chúa, Chẳng hạn như đọc bài Tin Mừng, và khuyến khích trẻ lắng nghe cẩn thận xem Chúa đang nói gì. Đây không phải là một bài giáo lý mà là một buổi cầu nguyện, hướng dẫn trẻ lắng nghe Chúa nói với mình.  Sau đó, có thể hỏi trẻ:

Con đã nghe gì?” Con nghĩ Chúa đang nói gì với con?” Hãy để cho trẻ đưa ra câu trả lời mà không cần điều chỉnh hay góp ý. Rất có thể trẻ nói điều gì đó mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến! Vì thực, Thiên Chúa nói với chúng ta qua Kinh Thánh theo nhiều cách khác nhau.

Ngoài ra, có một cách tiếp cận khác, là khuyến khích trẻ nghĩ về cảm giác sẽ như thế nào khi ở đó với Chúa Giêsu, nhắm mắt lại và hình dung mình trong khung cảnh của bài Tin Mừng, đặt những câu hỏi như: Thời tiết như thế nào?, Bối cảnh lúc đó như thế nào? nghe như thế nào?... Rồi cả nhà cùng cầu nguyện chung với nhau.

Chắc chắn việc đọc và lắng nghe Tin Mừng như thế sẽ mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng cho trẻ và cả gia đình.

(4) Nhắc trẻ về những người bạn Thánh thiện.

Cha mẹ có thể giúp trẻ thân thiết hơn với vị Thánh Bổn mạng hoặc Thiên thần bản mệnh. Mỗi tối, nhắc trẻ cầu nguyện và cám ơn Thiên thần luôn ở bên con, bảo vệ con, nhắc nhở con làm điều tốt, tránh làm điều xấu… Thậm chí, dạy trẻ thầm thĩ “Xin thánh Antôn giúp con!” khi bạn cần tìm một thứ gì đó là một cách tuyệt vời để dạy trẻ biết hướng về Chúa trong những lúc khó khăn.

2. Dạy trẻ cầu nguyện cách chân thành

Theo kinh nghiệm của nhiều tín hữu, những lời cầu nguyện chúng ta học được khi còn nhỏ thường gắn bó cho đến khi trưởng thành và có sức nâng đỡ khi chúng ta cần sự an ủi nhất. Thực sự, những lời cầu nguyện như Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng rất quan trọng, nhưng nếu dạy cho trẻ biết thêm một chút về cầu nguyện qua việc nói chuyện với Chúa, cũng rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng. Có thể thực hành vài bước đơn giản như sau:


(1) Chuẩn bị trái tim của trẻ với sự ngạc nhiên

Chính sự ngạc nhiên giúp chúng ta dễ dàng thờ phượng, cảm tạ cầu nguyện với Chúa, Đấng tạo thành muôn vật mà chúng ta không bao giờ khám phá hết.  Đặc biết, trẻ em rất tò mò, và có xu hướng thích thú và ngạc nhiên về những gì trẻ nhìn thấy. Cha mẹ hãy cùng ngạc nhiên với trẻ để giúp chúng thấy thế giới xung quanh tuyệt vời như thế nào. Đồng thời kiên nhẫn và dành thời gian trả lời những câu hỏi “Tại sao” của trẻ.

(2) Hướng dẫn trẻ với lời cầu nguyện chân thành

Ngoài việc đọc kinh, thỉnh thoảng hãy thử ngồi với trẻ trước bàn thờ và giải thích đơn giản rằng thay vì đọc kinh như thường lệ, sẽ cùng nói chuyện với Chúa Giêsu một cách đơn sơ như đang nói với người bạn. dụ, sau khi cùng nhau làm dấu thánh giá, hãy hỏi trẻ muốn nói với Chúa về điều gì, hoặc bạn có thể gợi ý với trẻ: “Bây giờ con hãy nhắm mắt lại và chúng ta sẽ nghĩ về Chúa. Chúa ở khắp mọi nơi nhưng Chúa đang ở trong lòng con. Chúa yêu con rất nhiều. Con hãy nói là con cám ơn Chúa và con cũng yêu Chúa nhiều lắm…”

Chắc chắn, những giây phút và lời cầu nguyện như vậy sẽ trở thành một phần ăn sâu trong tâm thức của trẻ.

(3) Hãy Kiên trì!

Thiên Chúa không đòi chúng ta hoàn hảo, nhưng đòi chúng ta phải trung thành. Hãy cố gắng kiên trì nhất quán trong lời cầu nguyện gia đình, và đừng lo lắng nếu nó không luôn diễn ra như bạn mong muốn. Hơn nữa, hãy cho trẻ thấy rằng thời gian bạn dành để cầu nguyện là điểm nổi bật trong ngày và Chúa là trung tâm của cuộc đời bạn. Vì thế, bạn hãy tiếp tục cầu nguyện với trẻ ngay cả khi trẻ cảm thấy lạ lẫm, không chú ý, hoặc có vẻ không hiểu. Ngay cả khi mọi thứ rối ren, thì sự trung thành của bạn trong lời cầu nguyện và dạy con cái cầu nguyện là cơ hội giúp những lời cầu nguyện có thời gian thấm nhuần và có sức định hình đời sống đức tin của trẻ.

***

Gia đình nào cầu nguyện cùng nhau thì ở bên nhau.

Từng chút một, chắc hẳn mỗi hành động yêu thương và lời cầu nguyện đơn sơ chân thành không chỉ góp phần tạo nên văn hóa Kitô trong gia đình, và Giáo hội tại gia phát triển cách, nhẹ nhàng, vui vẻ, thánh thiện mà còn giúp trẻ lớn lên trong đức tin, trở thành người như Thiên Chúa muốn và mời gọi chúng trở thành.

Theo: aleteia.org (11. 10. 2018) ;
aleteia.org (30. 7. 2020);
và  aleteia.org (29. 11. 2022)



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.