CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin (27/7): Kinh Lạy Cha - lời cầu nguyện hiệp nhất mọi Kitô hữu Trưa Chúa Nhật ngày 28/7, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô cùng với các tín hữu. Trước khi đọc Kinh, ngài đã có một bài suy tư ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ 17 thường niên về Kinh Lạy Cha. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #33: Sơ Maria Vũ Hoài Thương, Ý Sơ Maria Assunta Vũ Hoài Thương, thuộc Dòng Thánh Tâm Truyền Giáo Orsola, chia sẻ về ơn gọi và sứ vụ của một nữ tu người Việt tại Ý. Đọc tất cả   Với 23 ngàn người đăng ký, Tây Ban Nha là đoàn đông thứ 2 tại Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông báo tại cuộc họp báo của các vị lãnh đạo Giáo hội Tây Ban Nha, có 23 ngàn người Tây Ban Nha đã đăng ký tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ tại Roma. Con số này, theo các Giám mục Tây Ban Nha, có khả năng tăng lên đến 30 ngàn, bởi vì có nhiều người đến gặp gỡ Đức Thánh Cha Lêô vào những ngày cuối. Đọc tất cả   Truyền thông Vatican khai trương cơ sở mới tại Quảng trường Thánh Phêrô Để tiếp tục phục vụ Năm Thánh đang diễn ra, vào sáng ngày 25/7/2025, mạng lưới truyền thông của Vatican đã khai trương một cơ sở mới tại Quảng trường Thánh Phêrô, dành riêng cho việc gặp gỡ, đối thoại và hy vọng. Đọc tất cả   Ba Lan tiếp tục là quốc gia có nhiều ơn gọi linh mục nhất ở châu Âu Với 206 linh mục được truyền chức trong năm 2025, Ba Lan tiếp tục là quốc gia có nhiều ơn gọi linh mục nhất trên toàn châu Âu. Đọc tất cả   Các tín hữu Campuchia được mời gọi cầu nguyện cho phép lạ hoà bình Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh mời gọi các tín hữu cùng chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, và đặc biệt tham dự Thánh lễ vào Chúa Nhật ngày 27/7, cầu nguyện cho phép lạ hòa bình và tình huynh đệ giữa Thái Lan và Campuchia. Đọc tất cả   Dịch vụ dành cho người khuyết tật được tăng cường cho sự kiện Năm Thánh Giới trẻ Năm Thánh Giới trẻ, diễn ra từ ngày 28/7 đến ngày 03/8, sẽ là một sự kiện dành cho tất cả mọi người. Dịch vụ đón tiếp người khuyết tật hoạt động trong suốt Năm Thánh đã được tăng cường để đảm bảo mọi người có thể đến khu vực Tor Vergata, nơi diễn ra buổi Cầu nguyện với Đức Thánh Cha Lêô XIV vào tối thứ Bảy ngày 02/8, và Thánh lễ do ngài chủ sự vào sáng Chúa nhật ngày 03/8. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô khuyến khích phong trào Pax Christi tiếp tục thúc đẩy "phi bạo lực" Trong sứ điệp gửi đến những người tham dự Đại hội thường niên của phong trào Pax Christi Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Lêô XIV viết: “Giữa muôn vàn thách thức mà thế giới chúng ta đang phải đối mặt hiện nay, bao gồm xung đột vũ trang lan rộng, chia rẽ giữa các dân tộc và những thách thức của di cư cưỡng bức, những nỗ lực thúc đẩy phi bạo lực càng cần thiết hơn”. Đọc tất cả   Sứ điệp của ĐTC Lêô XIV - Ngày Thế Giới Người Di cư và Người Tị nạn lần thứ 111 Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Người Di dân và Tị nạn thứ 111, được công bố ngày 25/7/2025 với tựa đề "Người Di dân, những nhà truyền giáo hy vọng", Đức Thánh Cha nói rằng người di dân và người tị nạn là những chứng nhân của hy vọng khi luôn tín thác vào Thiên Chúa và kiên cường vượt qua nghịch cảnh để hướng tới một tương lai. Họ trở thành các nhà truyền giáo của hy vọng ở nơi họ đến qua chứng tá đức tin của họ. Ngài mời gọi đón tiếp họ như phúc lành của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Sứ điệp ĐTC Lêô XIV gửi đến Giáo lý viên Việt Nam Tối 25/7, nhân dịp vọng lễ chân phước Anrê Phú Yên, ĐTC Lêô XIV gửi sứ điệp video đến các giáo lý viên Việt Nam. Ngài cảm ơn sự dấn thân của 64.000 giáo lý viên trong và ngoài nước, khích lệ họ noi gương Anrê Phú Yên – vị tử đạo tiên khởi, bổn mạng giáo lý viên – luôn trung thành, can đảm và nhiệt thành. Đức Thánh Cha mời gọi giữ gìn truyền thống đức tin, sống hiệp thông với Hội Thánh, đặc biệt trong bối cảnh Năm Thánh Giới Trẻ. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Chọn phần tốt hơn (04.10.2022 – Thứ Ba Tuần 27 TN, Thánh Phanxicô Assisi)

03/10/2022 - 37

Lời Chúa: Lc 10, 38-42

Trong khi Thầy trò Đức Giêsu đi đường, Ngài vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mácta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Maria. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mácta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” Chúa đáp: “Mácta! Mácta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt hơn và sẽ không bị lấy đi.”

Suy nim:


Nếu ở Việt Nam mỗi năm có khoảng mười hai ngàn người chết vì tai nạn giao thông,

thì ở Nhật có ba mươi ngàn người tự sát trong năm qua.

Tai nạn giao thông lắm khi do vội vã, không làm chủ được tốc độ.

Tự sát do áp lực của công việc quá lớn, do căng thẳng, do sợ bị khiển trách.

Xem ra cuộc sống hối hả đã dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.

Nhiều người chết bất ngờ vì bệnh tim mạch.

Con người hôm nay có nhiều tiện nghi hơn, nhiều thú vui hơn ngày xưa,

nhưng lại thiếu sự thanh thản, bình an, trầm lắng.

Trong bài diễn văn ngày 20-08-2006 tại Castel Gandolfo,

Đức Thánh Cha đã cảnh báo về nguy hiểm khi làm quá nhiều công việc.

Ngài trích lời thánh Bênêđictô: bị quá tải thường dẫn đến sự chai đá của con tim,

tinh thần bị thương tổn, trí khôn bị mất và ơn Chúa bị phân tán.

Ngài khẳng định lời nhắc nhở này cũng áp dụng cả cho ngài và cho mọi người.

Không được đánh mất mình trong công việc :

đó là tâm niệm của người lãnh đạo trên một tỉ người Công Giáo khắp thế giới.


Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy một giây phút thư giãn của Đức Giêsu.

Trên con đường nay đây mai đó của một người rao giảng,

Đức Giêsu cũng có lúc dừng chân.

Một ngôi làng quen thuộc, một mái nhà ấm cúng, một bữa ăn ngon,

tất cả như một ốc đảo xanh tươi đem lại cho Thầy trò hạnh phúc

sau những vất vả, nhọc mệt, hiểm nguy và thiếu thốn.

Hầu chắc ngôi làng này ở Bêtania, gần Giêrusalem.

Hai chị em Mácta và Maria đã được nhắc đến trong Tin Mừng Gioan.

Mácta là người đón khách và nấu nướng (Ga 11, 20; 12, 2),

còn Maria thì hay phủ phục dưới chân Đức Giêsu (Ga 11, 32; 12, 3).

Những nét này ta lại thấy trong bài Tin Mừng hôm nay theo Luca.

Mácta vẫn là người ra đón Chúa, Maria vẫn là người ngồi duới chân Chúa.

Một người thiên về hoạt động, một người có vẻ trầm hơn.

Nhưng cả hai đều được Đức Giêsu quý mến (Ga 11, 5).


Chúng ta cần chiêm ngắm cuộc chia sẻ của Đức Giêsu với chị Maria.

Chị ngồi bên chân Chúa và lắng nghe lời Người (c.39).

Đức Giêsu là người nói và chị Maria là người nghe.

Ngài có thể đã chia sẻ với chị về đời sống nội tâm và việc tông đồ của ngài.

Được chia sẻ và có người nghe mình chia sẻ là một hạnh phúc.

Còn chị Maria thì sung sướng được ngồi nghe trong tư thế của một môn đệ.

Người ta có cảm tưởng chị có thái độ thụ động khi nghe.

Thật ra để lắng nghe cần tích cực mở tai và mở lòng.

Lắng nghe Lời Chúa là cần trước khi đem ra thực hành.

Mácta đón Chúa vào nhà,

còn Maria đón Lời Chúa vào tâm hồn mình.

Có thể định nghĩa cầu nguyện là ngồi và lắng nghe Chúa nói.

Một số người tưởng cầu nguyện là phải nói thật nhiều cho Chúa nghe.

Thật ra Chúa muốn bày tỏ cho ta những ước mơ của ngài về ta,

nên ta cũng cần dành khoảng lặng cho ngài.

Nghệ thuật đối thoại cũng là nghệ thuật thinh lặng lắng nghe.


Trong khi Maria ngồi nghe Chúa nói,thì Mácta tất bật dưới bếp.

Mácta bối rối về nhiều chuyện phục vụ (peri pollên diakonian, c. 40).

Chị sợ bữa ăn không được chuẩn bị chu đáo và kịp thời.

“Em con để con phục vụ một mình”: chị thấy cô đơn trong công việc.

“mà Thầy không quan tâm sao?”: chị nghĩ lẽ ra Thầy nên để ý chuyện ấy.

“Xin Thầy bảo em giúp con một tay”: chị muốn Maria xuống bếp giúp chị.

Mácta thật là người tốt, chị muốn tiếp đãi Đức Giêsu đàng hoàng.

Nhưng có lẽ chị quên rằng Maria cũng đang tiếp đãi Đức Giêsu,

và ngài rất vui với cách tiếp đãi đó.

Nếu đưa Maria xuống bếp phụ cho chị, thì Thầy Giêsu nói chuyện với ai?

Chúng ta cũng dễ say mê làm việc của Chúa, đến nỗi quên cả việc gặp Chúa.

Có khi chúng ta coi trọng hiệu quả của công việc ta làm cho Chúa

mà quên dành giờ cho Chúa.

Cầu nguyện là ở với Chúa, nghỉ ngơi bên Chúa,

sống tình bạn với Chúa như hai người ngồi bên nhau.

Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận nhắc ta đặt Chúa lên trên việc-của-Chúa.


Đức Giêsu thông cảm với nỗi căng thẳng, âu lo của Mácta

thể hiện trên khuôn mặt và giọng nói của chị.

Ngài nhẹ nhàng gọi tên chị hai lần : “Mácta, Mácta ơi !”

“Chị băn khoăn lo lắng về nhiều chuyện quá!” (peri polla, c.41).

Câu này ngài cũng muốn nói với từng người chúng ta.

Chúng ta cũng lo nhiều chuyện, gánh nhiều trách nhiệm.

“Chỉ có một chuyện cần mà thôi”: ngài mời ta tập trung vào một chuyện cần.

Lo nhiều chuyện làm ta bị phân tán.

“Maria đã chọn phần tốt nhất” :

ngồi dưới chân Chúa là một chọn lựa nghiêm chỉnh giữa những công việc bề bộn.

Đặt Chúa lên trên và lên trước mọi việc khác là một chọn lựa không dễ dàng.


Dù sao Mácta là một thánh nữ, được Giáo Hội kính nhớ trong Phụng vụ.

Chúng ta phải làm Mácta, tận tụy với việc của Chúa, không phải việc của mình,

như thế ta sẽ bình an hơn khi thất bại, khiêm tốn hơn khi thành công.

Chúng ta phải làm Mácta, nhưng không được lo lắng, bôn chôn.

Chúng ta làm mọi việc trong an tĩnh, thư thái, vui tuơi, hài hước,

bởi lẽ Chúa chẳng đòi ta làm quá sức mình.

Chúng ta phải làm Mácta, đảm đang lo nhiều việc, nhưng không được tự hào,

coi thường những người thiếu khả năng, bệnh tật,

hay đánh giá người khác dựa trên hiệu quả công việc.

Chúng ta phải làm Mácta, nhưng không cần ai để ý (c.40).

không coi việc mình làm là quan trọng hơn việc người khác,

vì biết rằng Chúa ban cho mỗi người mỗi việc để phục vụ cho toàn thân.


Cuộc sống hôm nay khiến ta khó làm Maria.

Nhưng phải cố dành giờ để làm Maria mỗi ngày.

Phải thu xếp để được làm Maria, để có người thay mình làm Mácta.

Nghe lời Chúa sẽ dẫn tới hành động: đó là xây nhà trên đá.

Cuối cùng đời sống chúng ta là kết hợp của Mácta và Maria :

vừa đón Chúa như Mácta, vừa tiếp Chúa như Maria,

vừa làm việc của Chúa, vừa gặp gỡ chính Chúa,

vừa hoạt động, vừa chiêm niệm,

nhưng lúc nào cũng hướng về Chúa.


Cầu nguyn:


Khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào,

xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng.


Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc,

xin cho con quý chuộng những lúc

được an nghỉ trước nhan Chúa.


Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo,

xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa

để nghe lời Người.


Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng,

xin cho con thoát được lên cao

nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.


Lạy Chúa,

ước gì tinh thần cầu nguyện

thấm nhuần vào cả đời con.

Nhờ cầu nguyện,

xin cho con gặp được con người thật của con

và khuôn mặt thật của Chúa.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.