Lời Chúa: Lc 14, 1.7-14
Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này’. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên cho’. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Rồi Ðức Giêsu nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.”
Suy niệm:
Phần lớn những cuộc tranh chấp ở đời
thường
xoay quanh những chiếc ghế.
Lúc
đầu, ghế tượng trưng cho chức vụ, chức năng.
Dần
dần, nó tượng trưng cho chức quyền, chức tước.
Ai
cũng thích ghế cao và bảo vệ ghế của mình.
Người
Pharisêu thích ngồi ghế danh dự trong hội đường.
Giacôbê
và Gioan thích ngồi hai bên tả hữu Thầy Giêsu.
Philatô
cho đóng đinh Ðức Giêsu vô tội, vì ông sợ mất ghế.
Bài
Tin Mừng hôm nay cho thấy các khách dự tiệc
cứ
chọn ghế nhất mà ngồi.
Con
người vẫn bị ám ảnh bởi những chiếc ghế.
Chiếu
trên, chiếu dưới chẳng phải là chuyện xưa ở đình làng.
Ngày
nay vẫn có những bạn trẻ
cố
kiếm được mảnh bằng và chỗ làm lương cao
để
ung dung hưởng thụ một chỗ đứng trong xã hội.
“Ai tôn
mình lên,
dù lộ liễu hay kín đáo,
sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống.
Ai thực tâm hạ mình xuống qua việc phục vụ,
sẽ được Thiên Chúa tôn lên.”
Ðức
Giêsu mời ta vượt qua thói háo danh, để sống khiêm tốn.
Khiêm
tốn không phải là giả vờ tự hạ để được nâng lên.
Khiêm
tốn không phải là coi thường mình hay sợ người khác.
Khiêm
tốn không phải là rụt rè, không dám nhận trách nhiệm.
Khiêm
tốn là biết mình đã nhận tất cả từ Chúa,
và
lớn lên mỗi ngày nhờ tha nhân.
Người
khiêm tốn không sợ chức vụ cao hay ghế nhất.
Chiếc
ghế không phải là mục đích họ cần chiếm được,
nhưng
là phương tiện để phục vụ mọi người.
Chức
vụ cho họ cơ hội cúi xuống thật gần
với
nỗi đau của nhân loại đang chờ họ giúp đỡ.
Người
khiêm tốn không tự tìm vinh quang cho mình,
họ
hồn nhiên vô tư để Thiên Chúa tự do định liệu.
Chúng
ta dễ đánh giá người khác dựa trên ghế của họ.
Nhưng
một người quét đường có lương tâm
còn
giá trị hơn một giám đốc tham ô lãng phí.
Ðức Giêsu nói đến việc chọn khách để mời ăn.
Ngài
khuyên nên mời những kẻ nghèo khó, tật nguyền,
hơn
là mời những người ruột thịt, thân quen, giàu có.
Ngài
đưa chúng ta vượt qua óc tính toán vụ lợi,
để
đi vào thế giới của những người bất hạnh.
Chúng
ta thường thích giao du với người có thế giá,
có
học thức, có của cải, để dễ nhờ vả khi cần.
Chính
vì thế xã hội vẫn còn nhiều người bị bỏ rơi,
vì
nghèo túng, kém cỏi về mọi mặt.
Hãy
ra khỏi thế giới quen thuộc của mình,
để
đến với những người cần chúng ta hơn.
Bao
trẻ em ở vùng xa cần giáo viên.
Bao
bệnh viện ở các huyện cần bác sĩ.
Ước gì chúng ta hạnh phúc khi cho không tính toán
vì
thấy mình đã nhận được gấp trăm điều mình cho.
Cầu nguyện:
Giữa một
thế giới
chạy theo tiện nghi, hưởng thụ,
xin cho con biết bằng lòng với cuộc
sống đơn sơ.
Giữa một
thế giới còn nhiều người đói nghèo,
xin cho con đừng thu tích của cải.
Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp,
xin cho con biết quý trọng phẩm giá từng người.
Giữa một thế giới không tìm thấy hướng sống,
xin cho con biết xây lại niềm tin.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con cảm được
cơn đói đang giày vò bao người,
xin cho con nghe được lời mời của Chúa:
“Các con hãy cho họ ăn đi.”
Ước gì chúng con dám trao
tất cả những gì chúng con có cho Chúa,
để Chúa trao tất cả những gì Chúa có
cho chúng con và cho cả nhân loại.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com