CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Mỗi ngày Bưu điện Ý nhận cả trăm ký thư và bưu phẩm gửi cho Đức Thánh Cha Lêô XIV Bưu điện Ý cho biết kể từ ngày Đức Thánh Cha Lêô XIV được bầu chọn làm người kế vị Thánh Phêrô cai quản Giáo hội, trung tâm phân loại thư từ ở phi trường Fiumicino của Roma nhận được hàng trăm ký thư gửi đến ngài mỗi ngày. Đọc tất cả   Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Ông Bà và Người Cao tuổi lần thứ V Ngày 10/7/2025, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha Lêô XIV cho ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ Năm, được cử hành vào ngày 27/7/2025, có chủ đề “Phúc cho ai không mất hy vọng”. Đọc tất cả   Tiếp tổng thống Zelensky, Đức Thánh Cha Lêô khẳng định Vatican sẵn sàng đón đại diện của Nga và Ucraina để hòa đàm Ngày 9/7/2025 Đức Thánh Cha đã tiếp tổng thống Ucraina Volodymyr Zelensky tại dinh thự mùa hè Barberini ở Castel Gandolfo. Hai bên đã thảo luận về sự cấp thiết của “những tiến trình hòa bình công bằng và lâu dài”, trong đó đối thoại là con đường được ưu tiên để chấm dứt sự thù địch. Đọc tất cả   Ba linh mục của các Giáo hội Kitô lên án vụ tấn công người Palestine ở Bờ Tây Ba linh mục thuộc Giáo hội Công giáo Latinh, Công giáo Melkite và Chính thống Hy Lạp, đang chăm sóc mục vụ các giáo xứ ở Taibeh của Bờ Tây, lên án vụ tấn công phóng hoả của người định cư Israel nhắm vào các Kitô hữu Palestine. Đọc tất cả   Cách nghỉ hè ý nghĩa theo các Giáo hoàng Thời gian nghỉ ngơi mùa hè là thời gian cần thiết để nạp lại năng lượng, cơ hội để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, thời gian để đọc sách và kết bạn mới. Nhưng đây cũng là không gian để vun đắp lâu đài nội tâm, thông qua chiêm niệm và cầu nguyện, một khía cạnh thiết yếu. Đây là một số chiều kích của thời gian nghỉ hè đã được các Giáo hoàng nói đến. Đọc tất cả   Dinh thự mùa hè của Giáo hoàng ở Castel Gandolfo Chiều Chúa Nhật ngày 6/7/2025 Đức Thánh Cha Lêô XIV đã di chuyển đến Dinh Giáo hoàng tại Castel Gandolfo, thành phố cách Roma 25 km, từng được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II gọi cách trìu mến là “Vatican số 2”, để nghỉ ngơi trong hai tuần tại đây. Vào năm 2016, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã mở cửa nơi này cho công chúng viếng thăm. Trung tâm Bảo tàng sẽ vẫn hoạt động trong thời gian Đức Thánh Cha Lêô lưu trú, từ ngày 6 đến ngày 20/7 và sau đó là từ ngày 15 đến ngày 17/8/2025. Đọc tất cả   Phỏng vấn thần học gia Simone Morandini về Thánh lễ “cầu cho việc bảo vệ công trình tạo dựng” Trong cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng SIR của Hội đồng Giám mục Ý về chủ đề Thánh lễ cầu nguyện cho việc bảo vệ công trình tạo dựng, thần học gia Simone Morandini nói: “Thế giới là biểu hiện vĩ đại đầu tiên của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta”, và “Chúng ta nợ Thiên Chúa sự vĩ đại, vẻ đẹp và sự quyến rũ của món quà này. Thánh lễ cũng gợi đến cái nhìn chiêm nghiệm được thể hiện rõ nét nhất trong Bài ca Anh Mặt trời của Thánh Phanxicô Assisi, cách đây 800 năm”. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV: “Chiến tranh sẽ không có tiếng nói cuối cùng, trẻ em có quyền được sống trong hòa bình” Ngày 8 tháng 7, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã có một cuộc đối thoại cảm động với độc giả của tạp chí Piazza San Pietro, trong số phát hành đặc biệt dành cho Ngày Năm Thánh của giới trẻ, với chủ đề: “Các con hãy canh tân Trái Đất”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ cầu cho việc bảo vệ công trình tạo dựng Sáng thứ Tư ngày 9/7, tại Làng Laudato Si' ở Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã cử hành Thánh lễ đầu tiên dành cho việc Chăm sóc Thụ tạo, và mời gọi các Kitô hữu đón nhận sứ mạng mang lại hòa bình và hòa giải cho thế giới và toàn thể thụ tạo. Đọc tất cả   Sáu triệu người viếng thăm Nhà thờ Đức Bà Paris trong sáu tháng đầu năm 2025 Trong sáu tháng đầu năm, Nhà thờ Đức Bà Paris đã đón sáu triệu người, và dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ có tổng cộng 12 triệu người đến viếng thăm ngôi thánh đường này. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Chỉ có một điều cần (17.7.2022 – Chúa Nhật 16 TN, Năm C)

16/07/2022 - 43

Lời Chúa: Lc 10, 38-42

Một hôm, Ðức Giêsu vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mácta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Maria. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mácta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” Chúa đáp: “Mácta! Mácta ơi! Chị lo lắng và lăng xăng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.”

Suy nim:

Trên dặm đường rao giảng Tin Mừng,

thỉnh thoảng Ðức Giêsu và các môn đệ

gặp được một chỗ nghỉ chân chan chứa tình người.

Mácta là chủ nhà đón tiếp Ðức Giêsu.

Chị tất bật lo việc tiếp đãi nấu nướng,

chị lo lắng trước bao việc phải làm ngay

để có được một bữa ăn thịnh soạn

hầu tỏ lòng kính trọng đối với vị khách quý.

Trong khi đó cô em Maria lại vô tư và bình thản,

ngồi dưới chân Chúa mà nghe Lời Người.

Maria say mê nghe Lời Chúa,

Lời mở tâm tư cô ra trước những chân trời mới mẻ.

Cô thấy chẳng có gì hạnh phúc hơn giây phút này,

được ngồi nghe Thầy giảng như một môn đệ thực thụ.


Mácta không hiểu được cô em gái,

chị cũng không hiểu được Ðức Giêsu,

nên cuối cùng chị đã đến thưa với Chúa:

Thầy không để ý tới sao?

Mácta muốn Thầy để ý đến việc mình đang làm,

muốn Thầy nhận ra sự vất vả mình phải chịu.

Em con để mình con phục vụ.

Mácta tưởng chỉ có mình mới là người phục vụ.

Chị không nhận thấy rằng Maria cũng đang tiếp khách

và ngồi nghe Chúa cũng là một cách phục vụ.

Xin Thầy bảo em giúp con một tay.

Mácta kéo Ðức Giêsu vào cuộc,

kéo Ngài đứng về phía mình, phía đúng,

để gây áp lực trên cô em.

Chị muốn Maria phải vào bếp với mình,

phải phục vụ theo kiểu của mình.

Ngấm ngầm, Mácta không chấp nhận kiểu phục vụ của Maria.

Có lẽ chị nghĩ đó là một hành vi vô ích,

trong khi có biết bao việc quan trọng khác cần làm.


Ðức Giêsu không ghét Mácta,

không coi nhẹ việc phục vụ của chị,

nhưng buộc lòng Ngài phải lên tiếng.

Ngài muốn giải phóng Mácta khỏi nỗi bồn chồn quá mức.

Ngài muốn giải phóng chị khỏi cái tôi, khỏi lối nhìn hẹp hòi,

để nhận ra điều duy nhất cần thiết.

Ngài gọi tên chị hai lần: Mácta! Mácta!

Con lo lắng và xao động vì NHIỀU chuyện quá,

dù chuyện ấy là chuyện con lo cho Thầy.

Cần thanh lọc lòng mình khỏi những tìm kiếm vị kỷ,

khỏi những ganh tị nhỏ mọn và tự mãn ngấm ngầm,

để có thể làm việc cho Chúa trong bình an thư thái,

dù có gặp thất bại hay bị lãng quên.

Chỉ có MỘT chuyện cần mà thôi.

Coi chừng nỗi lo lắng về nhiều chuyện phụ

lại làm ta quên mất chuyện chính, một chuyện cần hơn cả,

đó là an tĩnh gặp gỡ và lắng nghe Chúa mỗi ngày

trong tư thế khiêm hạ của người môn đệ.


Cuộc sống dồn dập hôm nay dễ biến chúng ta thành Mácta:

xao động, âu lo, căng thẳng, mất kiên nhẫn.

Cả người làm việc cho Chúa cũng bị cuốn hút.

Có lẽ cần bớt việc và thêm giờ cầu nguyện,

cần để cho Chúa làm việc nơi tôi và qua tôi

thay vì tự mình bươn chải một mình.

Phải chăng đời Kitô hữu là kết hợp giữa Mácta và Maria,

giữa tất bật và an tĩnh,

giữa lăng xăng và ngồi yên,

giữa hoạt động và cầu nguyện?

Ðể rồi giữa tất bật, tôi tìm thấy an tĩnh,

giữa lăng xăng, tôi thấy mình ngồi yên,

giữa hoạt động, tôi thấy mình chiêm niệm.


Cầu nguyn:

Khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào,

xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng.


Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc,

xin cho con quý chuộng những lúc

được an nghỉ trước nhan Chúa.


Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo,

xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa

để nghe lời Người.


Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng,

xin cho con thoát được lên cao

nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.


Lạy Chúa,

ước gì tinh thần cầu nguyện

thấm nhuần vào cả đời con.

Nhờ cầu nguyện,

xin cho con gặp được con người thật của con

và khuôn mặt thật của Chúa.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.