CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Truyền hình Trực tiếp buổi Tiếp kiến chung của ĐTC, thứ Tư 15/01 Múi giờ: 8:50 giờ Roma ; 14:50 giờ Việt Nam Đọc tất cả   Chương trình Năm Thánh của giới Truyền thông Các chuyên gia truyền thông từ nhiều quốc gia sẽ tụ họp tại Roma từ ngày 24 đến 26/1/2025 để tham dự sự kiện Năm Thánh đầu tiên - Năm Thánh của giới Truyền thông, trong đó có buổi yết kiến Đức Thánh Cha. Đọc tất cả   “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày 12/1/2025, nhật báo “Tương lai” (Avvenire) của Hội đồng Giám mục Ý đã đăng một phần trong cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha. Phần trích đăng này có tựa đề: “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Đức Thánh Cha nói rằng hài hước giúp chúng ta có sức mạnh đối mặt với khó khăn và vượt qua chúng. Ngài mời gọi hãy tìm lại khả năng vui cười như trẻ thơ và sống thật lòng mình. Đọc tất cả   Ngoại trưởng Tòa Thánh thăm Congo và nói rằng Đức Thánh Cha yêu mến quốc gia này Trong chuyến thăm thủ đô Brazzaville của Congo để cử hành Thánh lễ Năm Thánh của các phong trào giáo hội, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh gửi lời chào và sự gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến người dân Cộng hòa Congo, nơi đang phải chịu thử thách bởi thiên tai, xung đột bộ lạc và những khó khăn trong cuộc sống và xã hội. Đọc tất cả   Các Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư, khuyến khích các nhà làm luật bảo vệ các cộng đồng “có đích nhắm, tương xứng và nhân đạo”. Đọc tất cả   Các Giám mục Á châu chuẩn bị thành lập văn phòng hiệp hành khắp khu vực Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đang chuẩn bị thành lập một văn phòng mới, nhằm tăng cường sự hợp tác và hiệp hành trên khắp các thực tế mục vụ đa dạng của khu vực. Đọc tất cả   Giáo hội Ý cử hành Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu trong Năm Thánh 2025 được cử hành đặc biệt, vì cũng là dịp kỷ niệm 1.700 Công đồng Đại kết Nicea (năm 325). Với chủ đề “Anh có tin điều này không?” (Ga 11,26), Giáo hội Ý cử hành Tuần lễ này bằng “buổi canh thức cầu nguyện lưu động” tại các nhà thờ Tin lành, Chính thống giáo và nhà thờ Công giáo Thánh Camillo de Lellis. Đọc tất cả   ĐHY Parolin gặp các Sứ thần Tòa Thánh ở các nước Trung Đông Ngày 13/1/2025, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin đã chủ trì một cuộc họp tại thủ đô Amman của Jordan với các Sứ thần Tòa thánh tại khu vực Trung Đông. Ngài đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn “trên mọi mặt trận”, cùng với mong muốn hòa bình ở Trung Đông. Đọc tất cả   Hoạt động chống lao động trẻ em ở Thái Lan của cha Alessandro Brai Đến Thái Lan vào năm 2012 cùng với một số nhà thừa sai Dòng Phanxicô khác, cha Alessandro Brai người Ý hiện đang hoạt động trợ giúp những người tị nạn đến từ Myanmar, đặc biệt nỗ lực chống lao động trẻ em ở quốc gia châu Á này. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Hợp tác xã Siêu thị Covirán - Virgen de las Angustias Trong buổi tiếp phái đoàn Hợp tác xã Siêu thị Covirán - Virgen de las Angustias đến từ Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha đưa ra hai chỉ dẫn cụ thể cho các siêu thị: “cộng tác, làm việc cùng nhau, hợp lực”, và “hướng về Đức Mẹ là mẫu gương cho nỗ lực này”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Các Tân Hồng Y và dung mạo Hội Thánh Á Châu ngày nay

05/06/2022 - 14


CÁC TÂN HỒNG Y VÀ DUNG MẠO HỘI THÁNH Á CHÂU NGÀY NAY

Thiên Triệu

WGPMT (03.6.2022) - Ngày 29 tháng 5 vừa qua, Đức Giáo hoàng Phanxicô công bố danh sách 21 tân hồng y, sẽ được trao mũ hồng y vào ngày 27 tháng 8 năm nay.

Nhìn vào danh sách các tân hồng y, người ta có thể nói đến tính đa dạng và toàn cầu vì các tân hồng y thuộc nhiều châu lục khác nhau chứ không chỉ tập trung ở châu Âu như từng diễn ra trong nhiều thế kỷ. Nhiều người cũng nói đến tính  phi truyền thống trong cách chọn lựa của Đức Thánh Cha Phanxicô, vì nhiều nơi được gọi là Tòa Hồng Y và các giám mục ở đó đương nhiên là hồng y như Tổng giáo phận Milano và Venice (Italia), Krakow (Ba Lan), Paris (Pháp)… nhưng nay không có hồng y. Đang khi đó, những nơi không ai ngờ thì lại có hồng y như Marseille (Pháp), San Diego (Hoa Kỳ), hoặc Singapore và Mongolia. Tại châu Á, điều đáng quan tâm là trong số 21 tân hồng y, có tới 6 vị là người Á châu.


Đức TGM Giorgio Marengo, I.M.C. – Giám quản Tông toà Ulaanbaatar (Mongolia)

Trước hết là Mongolia. Đức hồng y tân cử Giorgio Marengo, 46 tuổi, chăm sóc cộng đoàn Công giáo đúng nghĩa là đoàn chiên nhỏ bé vì chỉ có hơn 1.300 người đã được rửa tội. Cùng làm việc truyền giáo với ngài là 64 vị thừa sai thuộc 24 quốc tịch khác nhau.


Đức TGM Virgilio Do Carmo Da Silva, S.D.B. – TGM Dili (Đông Timor)

Kế đến là Timor Leste. Đức hồng y tân cử Virgilio Do Carmo Da Silva là vị hồng y đầu tiên của Timor Leste, ngài chăm sóc một Giáo phận có hơn nửa triệu tín hữu trong một đất nước đa số Công giáo.


Đức TGM Filipe Neri António Sebastião di Rosário Ferrão – TGM Goa và Damão (India)


Đức TGM Anthony Poola – TGM Hyderabad (India)

Trong dịp này, Ấn Độ có thêm 2 hồng y là Đức hồng y tân cử Filipe Neri Ferrao, chăm sóc một Giáo phận đông dân Công giáo thuộc miền Tây Ấn; và Đức hồng y tân cử Anthony Poola, người Telugu đầu tiên được vinh thăng hồng y, điều hành Tổng giáo phận Hyderabad ở Đông Ấn.


Đức TGM William Goh Seng Chye – TGM Singapore (Singapore)

Singapore cũng có vị hồng y đầu tiên là Đức hồng y tân cử William Goh.


Đức TGM Lazzaro You Heung sik – Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ

Hàn Quốc có thêm Đức hồng y tân cử Lazarus You Heung-sik, 70 tuổi. Ngài là giám mục Daejeon, năm 2021 được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, cũng là vị giám mục Hàn Quốc đầu tiên đứng đầu một Bộ tại Rôma.

Sau ngày 27 tháng 8, Hồng y đoàn sẽ chính thức có 229 Hồng y, trong đó có 132 vị dưới tuổi 80 tức là hồng y cử tri, và tất cả 6 vị tân hồng y người châu Á đều thuộc số này.

Sự gia tăng các hồng y Á châu trong Hồng y đoàn cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của Công giáo tại châu Á. Đầu thế kỷ 20, khoảng 80% dân số Công giáo sống tại châu Âu và Bắc Mỹ. Đến cuối thế kỷ 20, người ta bắt đầu nói đến sự dịch chuyển của khối Công giáo xuống Nam bán cầu, vì những trung tâm của Công giáo không còn là Geneva, London, New York nhưng là Kinshaha, Buenos Aires, Addis Ababa, và Manila. Thực ra, tỉ lệ người Công giáo trên tổng dân số tại châu Á không cao, nếu không nói là quá thấp (chỉ khoảng 2%), nhưng cộng đoàn Công giáo trên châu lục này rất sinh động và không ngừng phát triển. Một dấu hiệu cụ thể là trong khi số ơn gọi linh mục, tu sĩ giảm sút nặng nề tại các nước phương Tây thì tại châu Á nói chung, số ơn gọi vẫn phong phú. Không phải là tình cờ khi hai hồng y đứng đầu hai Bộ Truyền Giáo và Bộ Giáo Sĩ hiện nay đều là người Á châu. Điều đó cũng cho thấy các hồng y Á châu ngày càng có vai trò lớn hơn trong việc lãnh đạo Hội Thánh toàn cầu.

Vui mừng về sự phát triển của Công giáo Á châu, chúng ta cũng cần tự hỏi: Phải chăng đã đến lúc Công giáo Á châu cần góp phần mạnh mẽ hơn cho đời sống và sứ mệnh của Hội Thánh hoàn vũ? Không thể phủ nhận thực tế này là hầu hết các Hội Thánh địa phương tại châu Á đã mắc nợ rất nhiều với Hội Thánh phổ quát: từ những nhà thừa sai đầu tiên, những cơ sở đầu tiên, đến việc đào tạo hàng giáo sĩ bản xứ và những hỗ trợ rất lớn cho công cuộc truyền giáo tại châu Á. Giờ đây đã lớn mạnh, Công giáo Á châu cần phải trao ban và hiến tặng nhiều hơn. Trong dịp này, Đức hồng y Charles Bo, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, bày tỏ niềm vui vì Công giáo châu Á có thêm 6 hồng y; ngài cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô và cam kết sẽ “hết lòng cộng tác và nhiệt thành dấn thân cho sứ vụ loan báo Tin Mừng tại châu Á”. Thiết nghĩ không chỉ tại châu Á mà còn trên toàn thế giới.

Nguồn: giaophanmytho.net



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.