CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Năm Thánh - Năm Hồng Ân #1: Trò chuyện với Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng Số đầu tiên của chương trình Năm Thánh - Năm Hồng Ân, Vatican News Tiếng Việt giới thiệu cuộc trò chuyện với Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, TGM Sài Gòn, một cuộc trò chuyện bắt đầu bằng những câu chuyện cá nhân và kết thúc bằng những suy tư mang tính gợi hứng cho nhiều cuộc trò chuyện khác trong suốt Năm Thánh 2025 - "Những người hành hương của hy vọng". Đọc tất cả   Những cánh cửa của hy vọng Mùa Vọng 2024, điểm nhấn trong Mùa Phụng vụ, khởi đầu và mang theo nhiều hy vọng cho Năm Phụng vụ mới. Giữa rất nhiều âu lo của con người - các thảm họa thiên nhiên với sức tàn phá kinh hoàng liên tục kéo đến, chiến tranh ngày một thêm khốc liệt tại nhiều nơi trên thế giới - Mùa Vọng lại càng trở nên dấu chỉ cho sự “phục hồi” (x. Cv 3,21) bởi sự ngự đến của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đọc tất cả   ĐHY Parolin: Đức Thánh Cha đến Ajaccio để kêu gọi cầu nguyện, công lý và trách nhiệm Đề cập đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Ajaccio (Đảo Corsica) vào Chúa Nhật ngày 15/12/2024, nhân kết thúc Đại hội "Lòng đạo đức bình dân ở Địa Trung Hải", Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh: “Tôi hình dung Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định ‘Mẹ biển của chúng ta’ không được trở thành ‘Nghĩa trang của chúng ta’ đối với những người đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, phải liều mạng sống. Đọc tất cả   Hơn 15.000 người chết vì an tử ở Canada trong năm 2023 Trong năm 2023, ở Canada, luật cho phép trợ tử hay làm cho chết êm dịu, theo yêu cầu của bệnh nhân nan y hoặc vì những lý do khác, đã làm tăng số người chết. Đã có hơn 15.000 người chết vì an tử, tăng 16% so với năm trước. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phải đặt bệnh nhân trở lại trung tâm Trong buổi tiếp Hiệp hội Ý chống bệnh bạch cầu - u lympho và u tủy vào sáng ngày 14/12, Đức Thánh Cha chia sẻ với mọi người ba cụm từ: “chiếu sáng”, “quà tặng” và “quảng trường”, nhấn mạnh các thành viên Hiệp hội là một phần của công trình xây dựng hai niềm hy vọng: hy vọng được chữa khỏi bệnh và hy vọng được điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất”. Đọc tất cả   Lần đầu tiên Đức Thánh Cha bổ nhiệm phụ nữ làm thành viên Hội đồng thường kỳ của Thượng Hội đồng Vào ngày 13/12/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 4 thành viên của Hội đồng thường kỳ của Ủy ban Thư ký của Thượng Hội đồng thứ 16, trong đó có hai phụ nữ là Sơ Simona Brambilla và tiến sĩ María Lía Zervino. Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ được bổ nhiệm vào số bốn bổ nhiệm bởi Đức Thánh Cha, và do đó họ không nhất thiết phải là Giám mục. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô tiếp các nhà tổ chức và nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican Ngỏ lời với ban tổ chức và các nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican trong buổi tiếp kiến sáng thứ Bảy ngày 14/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi họ ca vang giai điệu hòa bình và hy vọng để trao lại cho các thế hệ tương lai một thế giới tốt đẹp hơn và giàu có hơn về lòng nhân hậu. Đọc tất cả   47,5% trẻ em sinh ra ở Tây Ban Nha vào năm 2023 được rửa tội trong Giáo hội Công giáo Trong Báo cáo Hoạt động năm 2023 của Giáo hội Công giáo ở Tây Ban Nha do Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha trình bày, tổng cộng Giáo hội đã rửa tội cho 152.426 trẻ em trong số 320.656 trẻ em chào đời trong năm 2023, chiếm 47,5%. Đọc tất cả   Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa Công giáo ở Moscow Chiều ngày 11/12/2024, tại Moscow, Đức Tổng Giám mục Tadeusz Kondrusiewicz, nguyên Giám mục giáo phận Minsk-Mahilëŭ, đã chủ tế Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngài nói: “Trong những năm này chúng ta đã cho thấy rằng nhà thờ này là dấu chỉ của Đấng Phục Sinh và là nhà của mọi người”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe Chiều ngày 12/12/2024, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thờ Thánh Phêrô để kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong những giây phút khó khăn của cuộc sống, trong những giây phút hạnh phúc, trong những giây phút thường ngày, chúng ta hãy nhớ những lời của Mẹ: đừng sợ hãi... Lẽ nào Mẹ là Mẹ của con, không ở đây sao? Đây là toàn bộ thông điệp của Guadalupe. Còn điều gì khác thì đó là ý thức hệ”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn

09/04/2024 - 10


BỐN GỢI Ý CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỂ THÊM KIÊN NHẪN

Kathleen N. Hattrup

WHĐ (08.04.2024) – Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người. Còn chúng ta thì sao? ai trong chúng ta chưa từng thiếu kiên nhẫn, dù là với Thiên Chúa, với chính mình, và với người khác? ai trong chúng ta chưa từng cảm thấy hối hận vì mình mất kiên nhẫn ngay cả khi có lý do chính đáng? Và có ai trong chúng ta chưa từng trải nghiệm rằng, kiên nhẫn thực sự là một thách đố, và nhiều khi, không phải cứ theo sức mình, mà chúng ta có thể giữ được sự kiên nhẫn trong mọi cảnh huống cuộc sống?

Loạt bài giáo lý trong những buổi Tiếp kiến chung hiện nay của Đức giáo hoàng Phanxicô có chủ đề về thói xấu và nhân đức. Khi xem xét về đức kiên nhẫn, ngài đã suy tư về việc Chúa Giêsu thể hiện nhân đức này một cách trọn vẹn trong cuộc Khổ nạn ra sao:

Chính trong Cuộc Khổ Nạn chúng ta nhận thấy rõ sự kiên nhẫn của Đức Kitô, khi Người chấp nhận bị bắt, bị vả vào mặt và bị kết án bất công cách hiền lành và dịu hiền; Người không phản kháng trước Philatô; Người chịu đựng những lời lăng mạ, sự khạc nhổ và đánh đập của quân lính; Người vác lấy gánh nặng của thập giá; Người tha thứ cho những ai đóng đinh Người vào thanh gỗ và trên Thánh giá, Người không đáp lại những lời khiêu khích, nhưng tỏ lòng thương xót

Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng Kinh thánh đã nhiều lần khẳng định trước sự bất trung của chúng ta, Thiên Chúa tỏ ra “chậm giận” (x. Xh 34,6; Ds 14,18): thay vì tỏ ra ghê tởm sự ác và tội lỗi của con người, Người cho thấy Người cao cả hơn, luôn sẵn sàng bắt đầu lại mọi lúc với lòng kiên nhẫn vô hạn. Đối với Thánh Phaolô, đây là đặc điểm đầu tiên của tình yêu Thiên Chúa”.

Nhưng con người chúng ta lại là một câu chuyện khác, Đức Giáo Hoàng nói:

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thiếu kiên nhẫn. Chúng ta cần nó như một “vitamin thiết yếu” để tiến bước, nhưng theo bản năng, chúng ta lại trở nên thiếu kiên nhẫn và lấy sự ác đáp trả cái ác: khó có thể giữ bình tĩnh, kiềm chế bản năng, kiềm chế những phản ứng xấu, xoa dịu những tranh cãi và mâu thuẫn trong gia đình, trong công việc, trong cộng đoàn Kitô giáo.

Khi nhắc nhớ rằng, kiên nhẫn là nhân đức mà mỗi Kitô hữu chúng ta được mời gọi để thực hành, ngài gợi ý 4 lời khuyên sau đây nhằm giúp chúng ta tăng thêm tính kiên nhẫn:

1. Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn kiên nhẫn

Như Thánh Phaolô đã dạy, vì kiên nhẫn là hoa trái của Chúa Thánh Thần (x. Gal 5,22), nên chúng ta hãy cầu xin Thánh Thần của Đức Kitô để được nhân đức này.

2. Chiêm ngắm Đức Kitô Chịu Đóng đinh

Hãy chiêm ngắm Thánh Giá để thấm nhuần sự kiên nhẫn của Đức Kitô.

3. Dâng cho Chúa những người khiến bạn khó chịu nhất

Một bài tập tốt khác là dâng cho Chúa những người khiến chúng ta khó chịu nhất, xin ơn thực hành cử chỉ của lòng thương xót đối với họ, là điều rất nổi tiếng nhưng lại bị lơ là: kiên nhẫn chịu đựng những người gây phiền nhiễu.

Hãy cầu xin để biết nhìn họ với lòng trắc ẩn, với cái nhìn của Thiên Chúa, biết cách phân biệt khuôn mặt của họ với các lỗi lầm của họ. Chúng ta có thói quen phân loại mọi người theo những sai lầm mà họ mắc phải. Không, điều này không tốt. Chúng ta hãy tìm kiếm con người bằng khuôn mặt, tâm hồn của họ chứ không phải lỗi lầm của họ.

4. Mở rộng tầm nhìn của mình

Cuối cùng, để trau dồi tính kiên nhẫn, một nhân đức mang lại hơi thở cho cuộc sống, thật tốt khi mở rộng tầm nhìn của mình. Chẳng hạn, bằng cách không thu hẹp phạm vi thế giới vào những rắc rối, những vấn đề của chúng ta, như sách Gương Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thực hiện:

“Chớ gì con nhớ đến những đau khổ ê chề của người khác, để con dễ dàng hơn khi chịu đựng những đau khổ nhỏ bé của chính con,” và hãy nhớ rằng “đối với Thiên Chúa, không có điều gì, dù nhỏ đến đâu, được chịu đựng vì tình yêu Thiên Chúa, mà lại không được Thiên Chúa khen thưởng” (III,19).

Và một lần nữa, như sách Gióp dạy: khi cảm thấy bị thử thách, thật tốt khi chúng ta biết mở lòng với niềm hy vọng vào sự mới mẻ của Thiên Chúa, với niềm tin tưởng chắc chắn rằng Ngài sẽ không để những mong đợi của chúng ta bị thất vọng. Kiên nhẫn là biết chịu đựng điều xấu.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (04. 04. 2024)



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.