CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin (27/7): Kinh Lạy Cha - lời cầu nguyện hiệp nhất mọi Kitô hữu Trưa Chúa Nhật ngày 28/7, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô cùng với các tín hữu. Trước khi đọc Kinh, ngài đã có một bài suy tư ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ 17 thường niên về Kinh Lạy Cha. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #33: Sơ Maria Vũ Hoài Thương, Ý Sơ Maria Assunta Vũ Hoài Thương, thuộc Dòng Thánh Tâm Truyền Giáo Orsola, chia sẻ về ơn gọi và sứ vụ của một nữ tu người Việt tại Ý. Đọc tất cả   Với 23 ngàn người đăng ký, Tây Ban Nha là đoàn đông thứ 2 tại Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông báo tại cuộc họp báo của các vị lãnh đạo Giáo hội Tây Ban Nha, có 23 ngàn người Tây Ban Nha đã đăng ký tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ tại Roma. Con số này, theo các Giám mục Tây Ban Nha, có khả năng tăng lên đến 30 ngàn, bởi vì có nhiều người đến gặp gỡ Đức Thánh Cha Lêô vào những ngày cuối. Đọc tất cả   Truyền thông Vatican khai trương cơ sở mới tại Quảng trường Thánh Phêrô Để tiếp tục phục vụ Năm Thánh đang diễn ra, vào sáng ngày 25/7/2025, mạng lưới truyền thông của Vatican đã khai trương một cơ sở mới tại Quảng trường Thánh Phêrô, dành riêng cho việc gặp gỡ, đối thoại và hy vọng. Đọc tất cả   Ba Lan tiếp tục là quốc gia có nhiều ơn gọi linh mục nhất ở châu Âu Với 206 linh mục được truyền chức trong năm 2025, Ba Lan tiếp tục là quốc gia có nhiều ơn gọi linh mục nhất trên toàn châu Âu. Đọc tất cả   Các tín hữu Campuchia được mời gọi cầu nguyện cho phép lạ hoà bình Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh mời gọi các tín hữu cùng chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, và đặc biệt tham dự Thánh lễ vào Chúa Nhật ngày 27/7, cầu nguyện cho phép lạ hòa bình và tình huynh đệ giữa Thái Lan và Campuchia. Đọc tất cả   Dịch vụ dành cho người khuyết tật được tăng cường cho sự kiện Năm Thánh Giới trẻ Năm Thánh Giới trẻ, diễn ra từ ngày 28/7 đến ngày 03/8, sẽ là một sự kiện dành cho tất cả mọi người. Dịch vụ đón tiếp người khuyết tật hoạt động trong suốt Năm Thánh đã được tăng cường để đảm bảo mọi người có thể đến khu vực Tor Vergata, nơi diễn ra buổi Cầu nguyện với Đức Thánh Cha Lêô XIV vào tối thứ Bảy ngày 02/8, và Thánh lễ do ngài chủ sự vào sáng Chúa nhật ngày 03/8. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô khuyến khích phong trào Pax Christi tiếp tục thúc đẩy "phi bạo lực" Trong sứ điệp gửi đến những người tham dự Đại hội thường niên của phong trào Pax Christi Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Lêô XIV viết: “Giữa muôn vàn thách thức mà thế giới chúng ta đang phải đối mặt hiện nay, bao gồm xung đột vũ trang lan rộng, chia rẽ giữa các dân tộc và những thách thức của di cư cưỡng bức, những nỗ lực thúc đẩy phi bạo lực càng cần thiết hơn”. Đọc tất cả   Sứ điệp của ĐTC Lêô XIV - Ngày Thế Giới Người Di cư và Người Tị nạn lần thứ 111 Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Người Di dân và Tị nạn thứ 111, được công bố ngày 25/7/2025 với tựa đề "Người Di dân, những nhà truyền giáo hy vọng", Đức Thánh Cha nói rằng người di dân và người tị nạn là những chứng nhân của hy vọng khi luôn tín thác vào Thiên Chúa và kiên cường vượt qua nghịch cảnh để hướng tới một tương lai. Họ trở thành các nhà truyền giáo của hy vọng ở nơi họ đến qua chứng tá đức tin của họ. Ngài mời gọi đón tiếp họ như phúc lành của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Sứ điệp ĐTC Lêô XIV gửi đến Giáo lý viên Việt Nam Tối 25/7, nhân dịp vọng lễ chân phước Anrê Phú Yên, ĐTC Lêô XIV gửi sứ điệp video đến các giáo lý viên Việt Nam. Ngài cảm ơn sự dấn thân của 64.000 giáo lý viên trong và ngoài nước, khích lệ họ noi gương Anrê Phú Yên – vị tử đạo tiên khởi, bổn mạng giáo lý viên – luôn trung thành, can đảm và nhiệt thành. Đức Thánh Cha mời gọi giữ gìn truyền thống đức tin, sống hiệp thông với Hội Thánh, đặc biệt trong bối cảnh Năm Thánh Giới Trẻ. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

9 người kia đâu? (09.10.2022 – Chúa Nhật 28 TN, năm C)

08/10/2022 - 33

Lời Chúa: Lc 17, 11-19

Trên đường lên Giêrusalem, Ðức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samaria và Galilê. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” Thấy vậy, Ðức Giêsu bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế.” Ðang khi đi thì họ đã được sạch. Một người trong bọn, thấy mặt được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Ðức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samari. Ðức Giêsu mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” Rồi Người nói với anh ta: “Ðứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”


Suy nim:


Mười người phong đón gặp Ðức Giêsu.

Họ chỉ dám đứng xa, nài xin Ngài thương xót.

Ðức Giêsu không chữa cho họ ngay,

Ngài muốn thử thách lòng tin của họ.

Ngài bảo họ hãy đi trình diện với các tư tế

như thể họ đã được khỏi bệnh rồi.

Mười người phong đã vâng phục lên đường,

và chính trên đường đi, tất cả được khỏi bệnh.

Niềm vui bất ngờ ùa vào lòng mọi người.

Cả nhóm tiếp tục cuộc hành trình,

trừ một người phong ở vùng Samari.

Lòng biết ơn đối với Ðức Giêsu khiến anh quay lại,

sấp mình dưới chân Ngài mà tạ ơn.


Chín người kia đâu?

Ðức Giêsu ngạc nhiên đặt câu hỏi.

Chắc họ đã đi trình diện các tư tế như lời Ðức Giêsu,

nhưng họ quên Ðấng mới ban ơn cho họ.

Họ vui mừng ngừng lại ở quà tặng,

nhưng không vươn tới người tặng quà.

Họ đã có lòng tin nên được khỏi bệnh,

nhưng họ lại thiếu lòng biết ơn cần thiết.

Lòng biết ơn khiến lòng tin trở nên sâu xa hơn,

vì là gặp lại chính Ðấng đã ban tặng.


Chín người kia đâu?

Ðức Giêsu không làm phép lạ để được biết ơn.

Ngài mong những người kia trở lại để gặp họ,

và trao cho họ chính con người Ngài.

Ðiều này còn quý hơn cả ơn được khỏi bệnh.

Ơn lành bệnh chỉ là nhịp cầu

để ta gặp gỡ Ðấng ban ơn,

và lớn lên trong niềm tin cậy mến.


Chín người kia đâu?

Có khi tôi thường thuộc về nhóm chín người.

Tôi quá quen với những ơn Chúa ban,

đến độ thấy đó là chuyện bình thường,

đến độ không thấy cần phải tỏ lòng biết ơn.

Thật ra, biết ơn phải là tâm tình chủ yếu

chi phối lời cầu nguyện và cuộc sống của tôi.

Toàn bộ đời tôi là một hồng ân, một quà tặng.

Tôi muốn sống đời tôi như một lời tạ ơn không ngừng.

Tạ ơn là mãn nguyện về những gì đã lãnh nhận,

là thấy mình được bao bọc bởi Tình Yêu,

và muốn làm mọi sự để đáp lại Tình Yêu đó.


Người phong vùng Samari đã trở lại tôn vinh Thiên Chúa,

vì Ngài đã chữa anh lành bệnh qua Ðức Giêsu.

Chúng ta cũng đã nhận được biết bao ơn Chúa

từ tay những người xa lạ hay thân quen.

Xin cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người.

Ðời tôi là quà tặng của Chúa cho tôi.

Ước gì nó thành quà tặng của tôi cho mọi người.


Cầu nguyn:


Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,

những ơn con thấy được,

và những ơn con không nhận là ơn.


Con biết rằng

con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,

biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.


Con thường đau khổ vì những gì

Cha không ban cho con,

và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.


Tạ ơn Cha vì những gì

Cha cương quyết không ban

bởi lẽ điều đó có hại cho con,

hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.


Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha

dù con không hiểu hết những gì

Cha làm cho đời con.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.