CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐTC Lêô kêu gọi hành động cho việc Chăm sóc thụ tạo Ngày 2/7, hướng đến Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo lần thứ 10 sẽ được cử hành vào ngày 1/9, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã công bố sứ điệp với chủ đề “Hạt giống của Hòa bình và Hy vọng”, gợi lại hình ảnh Kinh Thánh về hạt giống được gieo vào lòng đất để sinh hoa kết trái, như chính Chúa Kitô là hạt giống đem lại sự sống cho trần gian. Đọc tất cả   Lời kêu gọi của Giáo hội Nam bán cầu về công bằng khí hậu và hoán cải sinh thái Trong văn kiện “Lời kêu gọi công bằng khí hậu và Ngôi nhà chung: hoán cải về sinh thái, chuyển đổi và chống lại các giải pháp sai lầm”, các Giám mục ở Nam bán cầu kêu gọi công bằng, công lý, bảo vệ” để bảo vệ các nhóm dân bản địa, hệ sinh thái, cộng đồng nghèo đói, những người dễ bị tổn thương; cổ võ hoán cải sinh thái thực sự và thay đổi các mô hình của nền kinh tế ngày nay, phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản “xanh” và các cách tiếp cận kỹ trị. Đọc tất cả   Các Giám mục Peru mời Đức Thánh Cha Lêô viếng thăm nước này Theo một thông báo của Hội đồng Giám mục Peru, phái đoàn các Giám mục, trong đó có Đức Cha Carlos García Camader, Giám mục giáo phận Lurín, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã yết kiến Đức Thánh Cha Lêô XIV hôm 30/6/2025 và chính thức mời ngài viếng thăm Peru với lời bảo đảm rằng sự hiện diện của ngài sẽ canh tân niềm hy vọng của người dân Peru. Đọc tất cả   Đức Hồng y Dri, vị giải tội được Đức Phanxicô xem là gương mẫu về lòng thương xót, qua đời Đức Hồng y Luis Pascual Dri, quen được gọi là Cha Dri, một tu sĩ người Argentina thuộc dòng Capuchino, người được Đức Giáo hoàng Phanxicô xem như mẫu gương trong tòa giải tội khi giải tội nhiều giờ và luôn tha thứ theo gương Chúa Giêsu, đã qua đời ngày 30/6 tại Buenos Aires, hưởng thọ 98 tuổi. Đọc tất cả   Tài liệu đồng hành với giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng về hiệp hành sẽ được công bố ngày 7/7 Vào ngày 7/7/2025, tài liệu được soạn thảo để đồng hành với giai đoạn thực hiện của tiến trình hiệp hành sẽ được công bố trên trang web của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng (www.synod.va). Tài liệu đã được thông qua bởi Hội đồng thường trực của Thượng Hội đồng lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6/2025. Đọc tất cả   Gặp gỡ các Giám mục Ucraina, ĐTC Lêô XIV cầu nguyện cho hòa bình trở lại với Ucraina Gặp gỡ các Giám mục thành viên của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina vào sáng thứ Tư ngày 2/7/2025, Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng trong bối cảnh lịch sử hiện tại, khó nói về hy vọng cho những người Ucraina, nhưng nhiều chứng từ về đức tin và hy vọng của người Ucraina cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa giữa đống đổ nát của hủy diệt. Ngài cầu cho hòa bình trở lại trên Ucraina. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu” Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành lập và đang nhóm Hội nghị lần thứ 44, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi một sứ điệp kêu gọi hành động khẩn thiết để chấm dứt nạn đói, bảo vệ người nghèo và thúc đẩy hòa bình toàn cầu. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Sự im lặng của quốc tế giết chết hy vọng Phát biểu với hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo Thánh Gia, giáo xứ duy nhất ở Dải Gaza, nói rằng “Không chỉ có vũ khí giết người ở Gaza, mà sự im lặng của quốc tế hiện cũng đang đè nặng lên Dải Gaza”. Ngài kêu gọi quốc tế lên tiếng về cuộc chiến và không được quen với tình trạng đang xảy ra ở Gaza. Đọc tất cả   Các nhà thờ ở Syria cử hành lại phụng vụ trong bối cảnh an ninh thắt chặt Một tuần sau khi Nhà thờ Mar Elias ở Damascus, Syria, bị tấn công, vào Chúa Nhật ngày 29/6/2025, các nhà thờ đã cử hành lại phụng vụ, dù số người tham dự ít hơn đáng kể do bầu không khí sợ hãi và lo lắng bao trùm. Đọc tất cả   ĐHY Parolin mời gọi các Giám mục Nhật Bản làm chứng tá cho sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội Đồng tế Thánh lễ với các giám mục Nhật Bản tại Nhà thờ chính tòa Đức Maria ở Osaka, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng “khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống — văn hóa, sắc tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, địa vị xã hội — dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ, thì sự hiệp nhất của chúng ta chính là lời chứng lớn nhất và chân thực nhất mà các môn đệ của Chúa Kitô có thể mang đến cho thế giới”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Ðức Thánh Cha thánh hiến Nga và Ukraine cho Ðức Mẹ

01/04/2022 - 39

 

Chiều 25.3, lễ Truyền Tin, tại Ðền thờ Thánh Phêrô, Ðức Phanxicô đã chủ sự nghi thức thống hối, và thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái tim Vô Nhiễm của Ðức Maria.

 

Buổi cử hành thống hối cũng là mở đầu cho chương trình thường niên “24 giờ cho Chúa” do Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc Âm hóa tổ chức, theo đó, trên khắp thế giới, mỗi giáo phận sẽ có các nhà thờ mở cửa suốt 24 giờ để giáo dân đến xưng tội và cầu nguyện.

Trong phần Phụng vụ Lời Chúa, Ðức Thánh Cha đã chia sẻ về bài Phúc Âm thuật lại việc thiên thần Gabriel loan tin với Ðức Mẹ.


BÍ TÍCH CỦA NIỀM VUI

Tại Nazareth, qua lời của thiên thần, Chúa đã làm cô gái trẻ Maria an lòng rằng Người ở cùng cô. Ðiều này gợi mở về việc chúng ta tìm về sự tha thứ của Chúa: “Thông thường, chúng ta sẽ dễ nghĩ rằng xưng tội là tiến về phía Chúa, và cúi gằm mặt. Nhưng không phải chúng ta tiến về phía Chúa trước, mà là Người đến với chúng ta, đổ tràn ân sủng, làm chúng ta vui cùng niềm vui của Người. Xưng tội, là mang cho Cha niềm vui được nâng đỡ chúng ta. (…) Trung tâm của những gì mà chúng ta trải nghiệm, không phải tội lỗi của bản thân, mà là sự tha thứ của Chúa”. Vì vậy, “hãy tái khám phá lại Bí tích Hòa giải như Bí tích của Niềm vui”. Và các vị linh mục được mời gọi hãy như Mục Tử Nhân Lành, trở thành những “con kênh ân sủng”, mang dòng nước tốt lành của Lòng Chúa Thương Xót đến với những trái tim đang khô cằn.

“Ðừng sợ”, thiên thần nói với Ðức Maria. Khi mở cuộc đời mình ra với Chúa, “nỗi sợ sẽ không còn có thể trói buộc chúng ta được nữa”. Ðức Phanxicô giảng giải với 3.500 tín hữu có mặt tại Ðền thờ Thánh Phêrô: “Nếu tội lỗi làm bạn hãi sợ, nếu quá khứ làm bạn lo lắng, nếu những vết thương chưa lành, nếu những cú vấp ngã liên tục làm bạn yếu lòng và bạn đang mất đi niềm hy vọng, đừng sợ. Chúa biết những điểm yếu của bạn và Người vĩ đại hơn những lầm lỗi của chúng ta. Chúa chỉ yêu cầu một điều: Ðừng giữ khư khư những yếu đuối, khổ đau của bản thân; hãy mang tất cả đến với Chúa, dâng lên Chúa, và tất cả sẽ được biến đổi, từ vẻ u buồn sang cơ hội của sự Phục Sinh. Ðừng sợ!”. Ðức Mẹ đã dạy chúng ta rằng đừng để mình tê dại trong nỗi sợ, thay vào đó, phải “khởi đầu từ Chúa, trong sự tin tưởng rằng như thế, chúng ta sẽ được ban cho mọi sự”. Mẹ mời gọi mỗi người hãy đến với nguồn cội, nơi Thiên Chúa, Ðấng là phương thuốc diệu kỳ để chữa khỏi nỗi sợ và những đau khổ trong cuộc sống. Ðức Thánh Cha nhắc lại lời của thánh Augustinô được khắc trên một trong những tòa giải tội ở Vatican: “Rời xa Người, là vấp ngã; quay về với Người, là vực dậy; ở trong Người, là hiện hữu”.

Trước những gì đang diễn ra ở Ukraine, chúng ta cảm thấy bản thân bất lực, và những trợ giúp của con người là không đủ, mà phải “tìm sự hiện diện của Chúa, trong niềm tin chắc chắn vào sự tha thứ thánh thiêng, cách duy nhất giúp xóa đi điều ác, làm dịu đi nỗi oán hận và mang lại hòa bình cho con tim”.

 Đức Thánh Cha đã đến tòa giải tội để xưng tội - Ảnh: Vatican Media


“KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG THỨC THẦN KỲ”

Nói với Ðức Maria lần thứ ba, thiên thần Gabriel loan báo rằng Thiên Chúa sẽ gởi Thánh Thần đến với cô gái trẻ. Một lần nữa, điều này cho thấy rằng chúng ta không thể tự giải quyết những trở ngại của lịch sử hay của bản thân: “Chúng ta cần quyền năng khôn ngoan và dịu dàng của Chúa, là Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần Thánh Thần của tình yêu, Ðấng xóa bỏ ghen ghét, dập tắt thù hận, đánh thức chúng ta khỏi sự thờ ơ, lãnh đạm. Chúng ta cần tình yêu của Thiên Chúa vì tình yêu của bản thân ta thì bấp bênh và thiếu thốn”. Và trong sự tha thứ, Chúa đã ban Thánh Thần cho con người. Bí tích Hòa giải giúp biến đổi tâm hồn: “Nếu muốn thế giới thay đổi, trước tiên, tâm ý ta phải thay đổi. Hãy đặt mình vào vòng tay của Ðức Trinh Nữ. Hãy chiêm ngắm Trái tim Vô Nhiễm, nơi Chúa ngự trị”.

Với Ðức Trinh Nữ, Chúa đã có thể bắt đầu lịch sử mới của cứu độ và hòa bình. Ðây chính là một bước ngoặc, Chúa đã thay đổi lịch sử bằng cách gõ cửa Trái tim của Ðức Maria. “Hôm nay, chúng ta cũng vậy, được canh tân nhờ sự tha thứ của Chúa, chúng ta gõ cửa Trái tim ấy. Hiệp nhất với các giám mục và tín hữu trên toàn cầu, tôi mong muốn long trọng dâng lên Trái tim Vẹn sạch của Ðức Maria tất cả những gì chúng ta đang trải qua, tái thánh hiến Giáo hội và nhân loại cho Mẹ, đặc biệt là người dân Ukraine và Nga”, Ðức Giáo Hoàng nói.

Sự thánh hiến này “không phải là công thức thần kỳ”, mà là một cử chỉ tâm linh, đầy lòng tin tưởng của những người con, giữa nỗi bất hạnh của cuộc chiến tàn bạo đang đe dọa thế giới, đã tìm về với Mẹ: “Ðặt vào Trái tim Vô Nhiễm, nơi Chúa sáng soi, những gia sản quý giá nhất của tình huynh đệ và hòa bình, là tất cả những gì chúng ta có và chúng ta là, để Ðức Maria, Từ Mẫu mà Chúa đã ban cho nhân loại, bảo vệ và gìn giữ chúng ta”.

Trước lời thiên thần truyền tin, cô gái trẻ thành Nazareth thưa lại: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Sự vâng lời của Ðức Trinh Nữ là “sự tham dự mật thiết nhất vào kế hoạch hòa bình của Thiên Chúa cho thế giới”. Như vậy: “Thánh hiến chính chúng ta cho Ðức Mẹ để có thể tham dự kế hoạch này, dâng trọn vẹn bản thân cho mọi kế hoạch của Chúa”.

Kết thúc bài giảng, ngài đã chủ sự nghi thức thống hối chung, với hơn 100 linh mục đã ngồi tòa giải tội. Ðức Thánh Cha cũng xưng tội, sau đó, ngài giải tội cho một số tín hữu.

Ảnh: NCR

 

Kế đến, Ðức Phanxicô đến trước tượng Ðức Mẹ Fatima để đọc “Lời nguyện dâng hiến cho Trái tim Vẹn Sạch Mẹ Maria”, được gởi trước đến các giám mục trên toàn thế giới, và đã được dịch ra 39 thứ tiếng. Bản dịch tiếng Việt do Ủy ban Phụng tự - Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện. “(…) Chúng con đã lạc xa lối đường dẫn đến hòa bình. Chúng con đã quên đi bài học từ những thảm kịch của thế kỷ trước, sự hy sinh của hàng triệu người đã ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Chúng con đã vi phạm những cam kết chung của cộng đồng đa quốc gia. Chúng con đã phản bội ước mơ hòa bình của các dân tộc và niềm hy vọng của những người trẻ. Chúng con đã mắc phải chứng bệnh tham vọng, chúng con chỉ biết nghĩ đến lợi ích riêng của quốc gia mình, chúng con ngày càng lãnh đạm và ích kỷ. Chúng con đã muốn bỏ quên Thiên Chúa, hài lòng với những ảo tưởng của chúng con, trở nên ngạo mạn và hiếu chiến, giết chết những người vô tội và tích trữ vũ khí. Chúng con không còn là người biết trông nom anh chị em lân cận và quản lý Trái đất là Ngôi nhà Chung của chúng con. Chúng con đã tàn phá Trái đất bằng chiến tranh, và đã phạm tội làm tan nát trái tim của Cha trên trời, Ðấng mong muốn chúng con trở thành anh chị em với nhau. Chúng con trở nên thờ ơ với mọi người và mọi sự, ngoại trừ bản thân mình. Giờ đây, chúng con thật lòng thống hối kêu lên: Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con.

Lạy Mẹ rất thánh, giữa cảnh khốn cùng vì tội lỗi, giữa những giằng co và yếu đuối của chúng con, giữa mầu nhiệm của sự dữ là tội ác và chiến tranh, Mẹ nhắc nhở chúng con rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng con, nhưng vẫn tiếp tục yêu thương đoái nhìn chúng con, luôn sẵn sàng tha thứ và nâng chúng con đứng dậy. Người đã trao ban Mẹ cho chúng con và làm cho Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ thành nơi nương ẩn cho Hội Thánh và toàn thể nhân loại. Theo ý muốn nhân từ của Thiên Chúa, Mẹ luôn ở với chúng con; ngay trong những thời khắc bất an nhất trong lịch sử của chúng con, Mẹ vẫn hiện diện để yêu thương dịu dàng dẫn dắt chúng con.

(…) Vì vậy, lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, chúng con long trọng phó thác và dâng hiến chính bản thân chúng con, Hội Thánh và toàn thể nhân loại, đặc biệt nước Nga và Ukraine, cho Trái tim Vẹn Sạch của Mẹ. Xin Mẹ thương nhận việc dâng hiến mà chúng con đang thực hiện trong tâm tình tín thác và yêu mến. Xin cho chiến tranh kết thúc và hòa bình lan rộng khắp thế giới. Lời ‘Xin Vâng’ thốt lên từ Trái tim Mẹ đã mở rộng cửa cho Hoàng Tử Hòa Bình đến trong lịch sử nhân loại. Chúng con tin tưởng rằng, một lần nữa hòa bình sẽ trở lại ngang qua Trái tim Mẹ. Chúng con dâng cho Mẹ tương lai của toàn thể gia đình nhân loại, dâng những nhu cầu và ước nguyện của các dân tộc, dâng những lo âu và hy vọng của toàn thế giới.

Nhờ lời Mẹ chuyển cầu, xin cho lòng thương xót của Thiên Chúa tuôn tràn trên mặt đất và giai điệu êm dịu của hòa bình lại lưu dấu trên thời đại chúng con. Lạy Mẹ của lời ‘Xin Vâng’, Mẹ đầy tràn Chúa Thánh Thần, xin phục hồi nơi chúng con sự hòa hợp đến từ Thiên Chúa. Mẹ là nguồn suối hy vọng, xin tưới mát trái tim khô cằn của chúng con. Nơi cung lòng Mẹ, Chúa Giêsu đã mặc lấy xác phàm; xin giúp chúng con luôn thăng tiến trong tình hiệp thông. Mẹ đã bước qua những lối đi trên thế giới này, giờ đây xin Mẹ dẫn đưa chúng con trên những nẻo đường hòa bình”

 

 

Lan Chi

 

 



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.