CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Truyền hình Trực tiếp buổi Tiếp kiến chung của ĐTC, thứ Tư 15/01 Múi giờ: 8:50 giờ Roma ; 14:50 giờ Việt Nam Đọc tất cả   Chương trình Năm Thánh của giới Truyền thông Các chuyên gia truyền thông từ nhiều quốc gia sẽ tụ họp tại Roma từ ngày 24 đến 26/1/2025 để tham dự sự kiện Năm Thánh đầu tiên - Năm Thánh của giới Truyền thông, trong đó có buổi yết kiến Đức Thánh Cha. Đọc tất cả   “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày 12/1/2025, nhật báo “Tương lai” (Avvenire) của Hội đồng Giám mục Ý đã đăng một phần trong cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha. Phần trích đăng này có tựa đề: “Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Đức Thánh Cha nói rằng hài hước giúp chúng ta có sức mạnh đối mặt với khó khăn và vượt qua chúng. Ngài mời gọi hãy tìm lại khả năng vui cười như trẻ thơ và sống thật lòng mình. Đọc tất cả   Ngoại trưởng Tòa Thánh thăm Congo và nói rằng Đức Thánh Cha yêu mến quốc gia này Trong chuyến thăm thủ đô Brazzaville của Congo để cử hành Thánh lễ Năm Thánh của các phong trào giáo hội, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh gửi lời chào và sự gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến người dân Cộng hòa Congo, nơi đang phải chịu thử thách bởi thiên tai, xung đột bộ lạc và những khó khăn trong cuộc sống và xã hội. Đọc tất cả   Các Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ công bố hướng dẫn cải cách nhập cư, khuyến khích các nhà làm luật bảo vệ các cộng đồng “có đích nhắm, tương xứng và nhân đạo”. Đọc tất cả   Các Giám mục Á châu chuẩn bị thành lập văn phòng hiệp hành khắp khu vực Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đang chuẩn bị thành lập một văn phòng mới, nhằm tăng cường sự hợp tác và hiệp hành trên khắp các thực tế mục vụ đa dạng của khu vực. Đọc tất cả   Giáo hội Ý cử hành Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu trong Năm Thánh 2025 được cử hành đặc biệt, vì cũng là dịp kỷ niệm 1.700 Công đồng Đại kết Nicea (năm 325). Với chủ đề “Anh có tin điều này không?” (Ga 11,26), Giáo hội Ý cử hành Tuần lễ này bằng “buổi canh thức cầu nguyện lưu động” tại các nhà thờ Tin lành, Chính thống giáo và nhà thờ Công giáo Thánh Camillo de Lellis. Đọc tất cả   ĐHY Parolin gặp các Sứ thần Tòa Thánh ở các nước Trung Đông Ngày 13/1/2025, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin đã chủ trì một cuộc họp tại thủ đô Amman của Jordan với các Sứ thần Tòa thánh tại khu vực Trung Đông. Ngài đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn “trên mọi mặt trận”, cùng với mong muốn hòa bình ở Trung Đông. Đọc tất cả   Hoạt động chống lao động trẻ em ở Thái Lan của cha Alessandro Brai Đến Thái Lan vào năm 2012 cùng với một số nhà thừa sai Dòng Phanxicô khác, cha Alessandro Brai người Ý hiện đang hoạt động trợ giúp những người tị nạn đến từ Myanmar, đặc biệt nỗ lực chống lao động trẻ em ở quốc gia châu Á này. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Hợp tác xã Siêu thị Covirán - Virgen de las Angustias Trong buổi tiếp phái đoàn Hợp tác xã Siêu thị Covirán - Virgen de las Angustias đến từ Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha đưa ra hai chỉ dẫn cụ thể cho các siêu thị: “cộng tác, làm việc cùng nhau, hợp lực”, và “hướng về Đức Mẹ là mẫu gương cho nỗ lực này”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

“Chúa định đoạt”

07/06/2022 - 35


“CHÚA ĐỊNH ĐOẠT”

Margarita-Maria Lưu Thùy Diệp

WHĐ (07.6.2022) - Nhiều người thắc mắc nếu Chúa định đoạt mọi sự trong cuộc đời chúng ta như vẫn nghe nói, thì đâu là tự do của chúng ta khi hành động và đâu là trách nhiệm của chúng ta khi phạm tội? Ngoài ra, tại sao phải sống cố gắng nếu Chúa đã định cho chúng ta phải lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục?

Khi trước, lúc chưa có tương quan mật thiết với Chúa, tôi không nhận ra được sự quan phòng yêu thương của Người trong cuộc đời mình. Nhưng giờ đây, tôi thấy không gì xảy ra cho mình lại là tình cờ, mà như có sự an bài yêu thương của Chúa, ngay cả khi xảy ra sự dữ gây đau khổ cho tôi. Tôi vẫn cảm thấy mình được tự do để đáp lại lời mời gọi thuận theo sự an bài đó hay không. Tôi nghĩ rằng mỗi lần tôi không đi theo sự an bài đó thì tựa như tôi không đi theo sự chỉ dẫn của máy định vị khi lái xe. Lúc đó, máy định vị phải tính lại để đưa tôi trở về con đường dẫn đến đích tôi đã định trước. Cũng thế, khi tôi không đáp lại lời mời gọi của Chúa và đi chệch hướng so với kế hoạch Chúa đã dự tính cho tôi, Chúa cũng sẽ tính toán lại và mời gọi tôi trở lại con đường Chúa đã định cho tôi theo một hướng mới. Và bao nhiêu lần tôi đi lạc, là bấy nhiêu lần Chúa lại mời gọi tôi trở về con đường phải theo. Vì vậy, con đường tôi đi thẳng tắp hay khúc khuỷu nhiều hay ít, đó là do cách tôi đáp lại những lời mời gọi này chứ không phải do Chúa tiền định cho tôi.

Thật vậy, Chúa là Đấng toàn tri, Chúa thấy mọi sự cùng một lúc nên thấy được cả cuộc đời của mỗi người, nhưng không có nghĩa là Chúa tiền định mọi sự trong cuộc đời mình, mặc dù mỗi người chúng ta đều được sinh ra trong một kế hoạch yêu thương của Chúa dành cho riêng mình, ngay cả khi chúng ta có là hoa trái của một sự dữ. Tuy không ngăn chận được sự dữ nhưng Chúa không chịu thua trước nó, nên ngay khi sự dữ xảy ra khiến một người phải sinh ra một cách bất đắc dĩ, vì đã thấy trước, nên Chúa đã có kế hoạch yêu thương dành cho người ấy phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của họ, và không một ai bị Chúa bỏ rơi dù họ được sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vả lại, giờ đây tôi nghiệm ra sự bất hạnh không hệ tại ở hoàn cảnh, nhưng ở tình trạng thiếu tình yêu. Đôi khi chính trong những hoàn cảnh oái oăm nhất, người ta lại được biết đến những cung bậc cao nhất của tình yêu, trong khi có người lại sống trong cảnh giàu sang phú quý nhưng hoàn toàn thiếu vắng tình yêu. Ai là người hạnh phúc hơn ai đây?

Khi chúng ta không dựa trên tiêu chuẩn duy nhất của Chúa là tình yêu để nhìn mọi sự việc và cảm nhận hạnh phúc, nhưng chỉ dựa trên những tiêu chuẩn của thế gian như quyền thế, giàu sang, tài năng, thành công, và nhất là được mọi sự như ý mình, để đánh giá hạnh phúc, thì chúng ta không bao giờ hiểu được Thiên Chúa và đường lối yêu thương của Người. Lúc đó, vị Thiên Chúa chúng ta tin chỉ là Đấng mà chúng ta “suy bụng ta ra bụng... Chúa” để phóng rọi ra và câu “Chúa định đoạt” sẽ có ý nghĩa xấu. Thật vậy, thường chúng ta chỉ nói “Thôi, Chúa đã định đoạt rồi” sau khi xảy ra một việc không được như mình mong muốn dựa trên tiêu chuẩn loài người, nhưng chúng ta đành phải chấp nhận vì không làm gì khác hơn được. Trong hoàn cảnh đó mà nói “Chúa định đoạt”, chúng ta có mảy may nào tin vào Thiên Chúa quan phòng không, hay là chỉ chấp nhận một cách miễn cưỡng và cay đắng cái mà chúng ta cho là “định mệnh” Chúa đã vạch sẵn cho mình và mình không cãi lại được?

Nhưng nếu chúng ta tin vào tình yêu thương của Đấng quan phòng, khi xảy ra một sự việc mà trước mắt mình thấy như không được tốt đẹp, chúng ta vẫn tin rằng điều đang xảy ra là điều tốt nhất mà Chúa có thể an bài cho mình ở đây và lúc này, trong khi Chúa còn phải tôn trọng tự do của mọi người, hay vì Chúa thấy điều ấy sẽ dẫn đến một lợi ích lớn hơn cho chúng ta sau này. Lúc đó, câu “Chúa đã định đoạt” mà chúng ta thốt ra với tâm tình biết ơn và thái độ đón nhận sẽ rất có ý nghĩa. Hoặc khi không biết phải quyết định như thế nào cho tương lai, chúng ta phó thác đường đời cho Chúa và nói: “Thôi, để Chúa định đoạt”. Như thế, chúng ta dùng tự do của mình để trao quyền cho Chúa định đoạt đời mình nên Chúa không hề xâm phạm tự do của chúng ta. Lúc đó, chúng ta luôn muốn tìm thánh ý Chúa và đáp lại lời mời gọi của Người trong từng giây phút của cuộc đời, con đường của chúng ta khó bị chệch hướng và ngày càng thăng hoa.

Vậy, tùy theo sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa và tương quan của chúng ta đối với Người mà câu “Chúa định đoạt” có nghĩa tích cực hay tiêu cực và làm cho người khác hiểu đúng hay sai về Thiên Chúa của chúng ta. Ước chi từ nay chúng ta chỉ nói lên câu này với lòng tin yêu vào Thiên Chúa quan phòng!



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.