CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Tổ chức “Centesimus Annus pro Pontifice” Sáng thứ Bảy ngày 17/5, Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp các tham dự viên Hội nghị “Vượt qua phân cực và tái xây dựng cai quản toàn cầu: nền tảng đạo đức” của Tổ chức “Centesimus Annus pro Pontifice”. Ngài mời gọi Tổ chức cùng với Dân Chúa phát triển Học thuyết Xã hội trong bối cảnh lịch sử đầy biến động xã hội, bằng cách lắng nghe và đối thoại với mọi người. Đọc tất cả   Một số nghi thức đặc biệt trong Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Lêô XIV Chúa nhật ngày 18/5, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Lêô XIV được cử hành. Trong cử hành phục vụ long trọng này có một số nghi thức đặc biệt nhấn mạnh mối liên kết với Thánh Phêrô Tông Đồ và cuộc tử đạo của ngài, điều đã nuôi dưỡng Giáo hội tiên khởi tại Roma, cùng với ý nghĩa của những biểu tượng Giám mục “Phêrô” được trao cho Đức Thánh Cha: Dây Pallium và Nhẫn Ngư Phủ. Đọc tất cả   Hình chính thức của Đức Thánh Cha Lêô XIV để in Toà Thánh công bố hình chính thức của Đức Thánh Cha Lêô XIV và có thể tải về với chất lượng cao để in. Đọc tất cả   ĐHY Tagle trả lời phỏng vấn về cuộc bầu chọn Đức Thánh Cha Lêô XIV Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Trưởng Phân bộ thứ hai của Bộ Loan báo Tin Mừng trả lời phỏng vấn của Vatican News về Mật nghị Hồng y. Ngài nhấn mạnh Mật nghị Hồng y là một sự kiện phụng vụ, một thời gian và một không gian cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, những thúc đẩy của Thánh Thần. Và như thế không có ứng viên nào theo “nghĩa thế gian” của các cuộc bầu cử chính trị, nơi mà lá phiếu cho một ứng viên đồng nghĩa với lá phiếu đó chống lại một ứng viên khác. Đọc tất cả   Các lãnh đạo tôn giáo ở Pháp: hợp pháp hóa trợ tử là sự thụt lùi về mặt đạo đức Ngày 15/5/2025, Hội đồng các lãnh đạo các tôn giáo ở Pháp đã đưa ra “lời kêu gọi về trách nhiệm chính trị và nhân đạo”, trong đó nói rằng "Việc hợp pháp hóa trợ tử sẽ không phải là sự tiến bộ, mà là sự thụt lùi về mặt đạo đức, xã hội và y tế”. Các vị kêu gọi lựa chọn đầu tư vào chăm sóc giảm đau, vào việc đào tạo để lắng nghe và vào sự hỗ trợ toàn diện cho mọi người cho đến cuối đời. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh Gặp gỡ Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh vào sáng thứ Sáu ngày 16/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XVI nói rằng hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh được hướng dẫn bởi yêu cầu về mục vụ, do đó Tòa Thánh không tìm kiếm các đặc ân nhưng gia tăng sứ vụ theo tinh thần Tin Mừng để phục vụ nhân loại. Ngài mời gọi Ngoại giao đoàn suy tư về 3 từ khóa quan trọng trong hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh: hòa bình, công lý và sự thật. Đọc tất cả   Thủ tướng Ý điện đàm với Đức Thánh Cha Lêô XIV Đức Thánh Cha Lêô XIV và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã có cuộc điện đàm. Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại này, Thủ tướng Ý bày tỏ ủng hộ những nỗ lực hòa bình của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Ngày Năm Thánh các Huynh đoàn Năm Thánh của các Huynh đoàn diễn ra từ ngày 16 đến 18/5/2025, với sự tham dự của khoảng 100.000 tín hữu, đến từ 100 quốc gia trên khắp các châu lục. Đọc tất cả   Các lãnh đạo Giáo hội Kitô Ấn Độ đề xuất thành lập liên đoàn quốc gia các Giáo hội Các vị lãnh đạo Giáo hội Kitô tại Ấn Độ đề xuất thành lập liên đoàn quốc gia các Giáo hội, nhằm tăng cường sự hiệp nhất và hợp tác giữa các hệ phái Kitô giáo trên toàn quốc. Đọc tất cả   Các Kitô hữu Syria vui mừng và thận trọng trước lệnh trừng phạt kinh tế bởi Hoa Kỳ được dỡ bỏ Các Kitô hữu ở Syria vui mừng trước lệnh trừng phạt kinh tế bởi Hoa Kỳ được dỡ bỏ, đồng thời được mời gọi thức tỉnh trong việc bảo vệ các giá trị. Đọc tất cả  

Tin Tức

“FIAT” Là Gì Hở Mẹ ?

23/03/2023 - 24

Gần đây Tôi có dịp đọc một quyển sách có tựa đề « Linh thao là gì hở mẹ » của hai tác giả Bartolomeo Nguyễn Anh Huy SJ. và Giuse Lê Đắc Thắng SJ. Tập sách nhỏ nói về việc tìm hiểu linh thao của một cậu sinh viên với Mẹ của mình trước khi bước vào cuộc linh thao 30 ngày. Hình ảnh dễ thương, dễ gần ấy khiến tôi lóe lên câu hỏi : « Fiat là gì hở Mẹ ? » khi suy tư về lối sống vâng phục theo gương mẫu Mẹ Maria.

Nói về sự vâng phục của các tu sĩ là đề tài được rất nhiều tác giả dành thời gian suy tư, nghiên cứu. Bài viết này không đề cập đến vấn đề thần học về vâng phục, cũng không bàn bạc, nghiên cứu về lời khấn vâng phục, nhưng Tôi xin góp một chút suy tư về lối sống vâng phục theo « phong cách » vâng phục của Đức Maria. Chính kinh nghiệm sống lời khấn vâng phục đã khiến Tôi thao thức suy tư về việc sống vâng phục, nhiều lần chiêm ngắm Mẹ Maria Tôi đã tự hỏi : « Fiat là gì hở Mẹ ? ». Phải chăng « Fiat » là nghe và tin theo- như từ điển Công giáo định nghĩa : «Vâng phục là nghe và tin theo». Mẹ đã sống lời xin vâng như thế nào ? 

Kinh Thánh cho biết Đức Maria đã xin vâng cách tuyệt đối khi Mẹ tin và làm theo kế hoạch của Thiên Chúa. Sau cuộc đối thoại với sứ thần Đức Maria đã thưa lên đầy khiêm tốn : « Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. » (Lc 1, 38).  Qua lời « Fiat » này, Mẹ quyết định hiến toàn thân cho dự định chưa biết rõ ấy, vì lòng tin tưởng hoàn toàn mà Mẹ đặt nơi Tình yêu Thiên Chúa. Một lời « Fiat » khởi đi từ lời ưng thuận trong ngày truyền tin, tiếp nối qua từng biến cố, rõ nét ở tiệc cưới Cana và trải dài cho đến lúc đứng dưới chân thập giá (x. Hiến pháp Dòng đ. 37 – Dòng Nữ Vương Hòa Bình). 

« Fiat là gì hở Mẹ ? » Fiat là lắng nghe và nhận ra tiếng Chúa trong tinh thần con thảo, với lòng phó thác. Lắng nghe trong sự khiêm tốn, khôn ngoan và dám đối thoại, điều này trái với sự lắng nghe trong thái độ « miễn cưỡng », nghe trong thái độ của một kẻ « làm công », thường chỉ nghe cho qua mà không có sự phân định, đối thoại, chọn lựa và phó thác. Fiat là thưa Xin Vâng trong tinh thần đối thoại, phân định như Mẹ đã từng kinh nghiệm : «Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng.» (Lc 1, 34) Fiat là lắng nghe và tin rằng: « Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được. » (Lc 1, 37) Chính chọn lựa và cách sống của Mẹ đã trả lời cho câu hỏi: Fiat là gì ? Quả thế, nếu chúng ta không có tâm hồn biết lắng nghe chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghe được tiếng của Thiên Chúa ; nếu chúng ta không biết phân định và đối thoại thì việc lắng nghe của chúng ta chỉ mang dáng dấp của một người không có lập trường, chỉ mang tâm thế của một người làm công : « bảo sao làm vậy ». 

« Fiat là gì hở Mẹ ? » Fiat là tin và làm theo những gì Thiên Chúa truyền dạy. Mẹ đã từng sống tinh thần này và đã từng dạy các gia nhân tại tiệc cưới Cana : « Người bảo gì các anh cứ việc làm theo » (Ga 2,5) Đây chính là niềm tin và hành động của sự vâng phục. Mẹ đã nghe theo và tin vào lời sứ thần khi thưa lên lời xin vâng và sống tâm tình ấy qua mọi biến cố của cuộc đời. Biến cố sinh Hài Nhi nơi hang đá, đưa Con trẻ trốn sang Ai cập, tìm Chúa lạc trong đền thờ, và đỉnh cao là theo Chúa trên đường Thập giá. Chính tâm tình xin vâng và thái độ lắng nghe đã giúp Mẹ không bỏ cuộc trước bao điều trái ý, trái với thói thường và dường như hơi khác so với lời đã hứa « Bà sẽ sinh hạ con trai đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng của Đavit. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận » (Lc 1, 31-33). Nếu không có đức tin và lòng phó thác trong tinh thần vâng phục Thánh Ý Chúa liệu Mẹ có can đảm đứng vững và kiên trì hiệp hành cùng Chúa đến cùng lên đỉnh Canvê ? 

« Fiat » là thế sao Mẹ ! Hèn chi con thấy mình mãi va vấp vì con chưa đủ lắng để nghe, có khi nghe mà chưa biết phận định, đối thoại và có thể nghe nhưng chưa tin và phó thác để kiên trì thi hành. 

Chiêm ngắm Mẹ để nhận ra « Fiat » là gì, Tôi xác tín hơn rằng: Để sống tâm tình xin vâng cho trọn, cần lắm một thái độ lắng nghe, một tâm hồn khiêm tốn cởi mở và một đức tin mạnh mẽ, can trường. Bởi chỉ khi tin, chúng ta mới nhận ra Thánh Ý Chúa qua mọi biến cố, mọi nơi và mọi người. Chỉ khi tin, chúng ta mới có khả năng đối thoại mà không đối đầu, bỏ ý riêng nhưng không bỏ sứ mạng, tự do nhưng không tự ái. Chỉ khi tin, chúng ta mới can đảm buông mình cho chương trình của Thiên Chúa và chỉ khi tin, chúng ta mới dám phó thác để thực thi đến cùng những gì Thiên Chúa mời gọi. 

« Fiat là gì hở Mẹ ? » chắc hẳn chẳng có lời giải thích hay câu trả lời và lý thuyết nào đủ thuyết phục cho bằng chính cuộc đời Mẹ đã sống. Muốn hiểu sâu sắc Xin Vâng là gì, chúng ta được mời gọi sống tâm tình ấy trong cuộc đời mình bằng thái độ lắng nghe, tin tưởng và can đảm thi hành qua tất cả mọi biến cố, mọi sự và nơi mọi người. Chỉ khi dám sống như thế thì kế hoạch của Thiên Chúa mới được thực hiện ; và những trang tiếp theo trên cuộc đời chúng ta vươn tới niềm vui tròn đầy Magnificat của Mẹ và như Mẹ. 

Ước gì nỗi niềm trăn trở « Fiat là gì hở Mẹ ? » khơi lên trong lòng chúng ta tâm tình yêu mến Mẹ qua việc chiêm ngắm, suy tư với Mẹ, cùng Mẹ. Nguyện cho ước muốn thi hành Ý Chúa với tâm tình xin vâng như người con thảo nơi chúng ta được cụ thể hóa trong mọi chọn lựa mỗi ngày ngang qua sứ mạng, trách nhiệm và cuộc sống của mỗi người. 

Xin dùng lời bài hát : « Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng » của nhạc sĩ Trầm Hương thay cho lời kết để tiếp tục gợi lên ý tưởng giúp suy tư « Fiat là gì hở Mẹ ? » : « Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng, trời với đất rất đỗi vui mừng. Ngọt ngào như dòng suối mát giữa nơi sa mạc. Huyền nhiệm quá muôn đời tiếng xin vâng. Mẹ thưa xin vâng, xin vâng trọn Thánh Ý Chúa Cha. Mẹ thưa xin vâng với Tin Mừng của con Chí Thánh. Mẹ thưa xin vâng, với tác động của Chúa Thánh Linh. Con muốn theo Mẹ : sống xin vâng với trái tim thảo hiền ». 

Bút Chì, MRP


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.