CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Trở Nên Một Tạo Vật Mới

16/01/2023 - 28
TRỞ NÊN MỘT TẠO VẬT MỚI



“Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ”; “Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ”.

 
D. Lyman Moody, nhà truyền giáo thế kỷ 19, đã đưa một chiếc bình kín trước một cử toạ và hỏi, “Làm cách nào để lấy hết không khí ra?”. Một bạn trẻ la lên, “Hút bằng máy bơm!”; Moody trả lời, “Điều đó sẽ tạo chân không và làm bình vỡ”. Sau nhiều ý kiến, ông mỉm cười, cầm một bình đầy nước đổ đầy chiếc bình kia và nói, “Tất cả không khí, giờ đây, đã được loại”. Ông giải thích, “Chiến thắng trong đời sống Kitô hữu không được hoàn thành bằng cách ‘hút sạch tội lỗi chỗ này chỗ kia’, nhưng bằng việc được đầy ân sủng Thánh Thần, và họ ‘trở nên một tạo vật mới!’”.

Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Moody được gặp lại qua hai ẩn dụ vải mới, áo cũ; rượu mới, bầu cũ trong Tin Mừng hôm nay. Hai ẩn dụ tiết lộ một sự thật trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Rằng, để nên thanh sạch bên trong, trước hết, bạn phải được lấp đầy bởi ân sủng của Thánh Thần; để từ đó, ‘trở nên một tạo vật mới’. 

Như chiếc bình cũ, một cuộc sống tội lỗi không thể chứa đựng ‘quà tặng ân sủng mới’. Đến như Chúa Giêsu, để trở thành vị Thượng Tế Tối Cao, cũng phải được sinh lại bởi Chúa Cha; thư Do Thái hôm nay viết, “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục”. Cũng thế, để được biến đổi, trước hết, linh hồn phải được sinh lại một lần nữa trong Thánh Thần. 

Vậy “rượu mới”, “vải mới” Chúa Giêsu muốn ban là gì? Đó là bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần! Ai sẵn sàng để cuộc sống được làm mới lại, người ấy sẽ được đổ đầy nhiều hơn. Chúa Giêsu từng nói, “Ai đã có, sẽ được cho thêm”; nghĩa là một khi tràn đầy sự mới mẻ của ân sủng, ân sủng càng được ban nhiều hơn cho linh hồn. Cứ như thể ai đó đã trúng số, quyết định tặng tất cả những gì nhận được cho một người giàu nhất mà người ấy có thể tìm thấy. Đây là cách thức Thiên Chúa hoạt động khiến chúng ta sẽ rất kinh ngạc, nhất là với những ai chưa từng trải nghiệm. Một điều đáng mừng là, Thiên Chúa luôn muốn tất cả chúng ta phong phú, giàu có và đầy tràn. Thánh Phaolô cũng đã nhiều lần nói đến một đời sống Kitô hữu sinh động, tốt lành, vốn đã ‘trở nên một tạo vật mới’ trong Chúa Kitô. Trong thư Êphêsô, ngài không ngần ngại sử dụng các từ ngữ như giàu có, phú túc, dư dật… đó là một đời sống sung mãn, mạnh mẽ, sâu sắc và thực tế.

Anh Chị em,
“Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ”. Ân sủng Chúa không thể chứa đựng trong một cuộc sống tội lỗi mà bầu da cũ là hình ảnh của nó. Vậy mà, có những người vẫn coi tội lỗi chủ yếu là vi phạm luật lệ và các quy tắc, hơn là sự đổ vỡ trong các mối quan hệ yêu thương với Chúa, với người và với bản thân! Thật tiếc! Những con người này có thể hoàn toàn 'chính thống', khẳng định giáo lý của Hội Thánh đến từng chi tiết, nhưng họ lại không có tình yêu thương trong cách sống của một con người; họ tỏ ra rất ít quan tâm đến những người túng thiếu bên cạnh và cả những người đói khát xa xôi trên thế giới. Buồn thay, chủ nghĩa biệt phái vẫn tồn tại và phát triển ‘tốt’ giữa các Kitô hữu này! Và nếu vậy, thì khác nào cố ép tư duy ‘mới’ của Vaticanô II vào bầu da cũ của những hành vi quá khứ. Rượu mới, ân sủng mới của Đấng Phục Sinh, cần có những bầu da mới; vì lẽ, một số vấn đề của Hội Thánh ở nhiều nơi trên thế giới, nơi các Kitô hữu đang bỏ đạo, có thể bắt nguồn từ việc bạn và tôi không sẵn lòng bỏ đi những bầu da cũ kỹ! 

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Thánh Thần, “nếu không có Chúa trợ phù, trong con người còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội”, xin đổ đầy con ân sủng Ngài mỗi ngày, hầu con sớm ‘trở nên một tạo vật mới!’”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.