CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Đại hội của TGP Công giáo Byzantine của Pittsburgh Hoa Kỳ Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp đến các thành viên tham dự Đại hội lần thứ ba của Tổng Giáo Phận Công giáo Byzantine tại Pittsburgh, ở Hoa Kỳ, bày tỏ lòng biết ơn chứng tá của các vị tiền bối, những người đã xây dựng nên các cộng đoàn Byzantine sống động tại Bắc Mỹ, giữa muôn vàn thử thách và bất ổn. Đọc tất cả   Bạo lực chống các Kitô hữu leo thang ở Syria Theo Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACN), trong những ngày gần đây, các cộng đoàn Kitô hữu ở Syria đã trở thành nạn nhân của làn sóng bạo lực mới đáng báo động. Đọc tất cả   ĐHY Parolin trả lời phỏng vấn về cuộc điện đàm giữa ĐTC Lêô và Thủ tướng Israel Trả lời phỏng vấn của chương trình truyền hình “Tg2 Post” của Ý, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nói việc thủ tướng Israel gọi điện cho Đức Thánh Cha là đúng, bởi vì “không thể không giải thích cho Đức Thánh Cha, không thể không trực tiếp thông báo cho ngài về những gì đã xảy ra, điều đó là vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, tôi cho rằng cuộc điện đàm là tích cực”. Đọc tất cả   Tòa Thánh: Giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển là một “trách nhiệm luân lý” Phái đoàn Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tái khẳng định cam kết của Giáo hội trong việc giảm đói nghèo và kêu gọi các quốc gia phát triển hỗ trợ giảm nợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #32: Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ, TGP Sài Gòn Chia sẻ của cha Giuse Đào Nguyên Vũ về hành trình ơn gọi và việc phục vụ với tư cách là Chánh Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đọc tất cả   Một dân tộc dưới làn bom và sự toàn cầu hóa của sự thờ ơ Đề cập đến tấn công giáo vào xứ Công giáo Thánh Gia tại Dải Gaza của Israel, ngày 17/7 vừa qua, ông Andrea Tornielli, Tổng Biên tập Vatican News nói: “Cộng đồng quốc tế cần phải can đảm để can thiệp bằng mọi phương tiện mà luật quốc tế cho phép: để làm im tiếng súng, ngăn chặn những cuộc tàn sát và chấm dứt những trò chơi quyền lực mà cái giá phải trả là hàng ngàn sinh mạng vô tội”. Đọc tất cả   Carlo Acutis – chứng nhân đức tin vì đã yêu mến Chúa Giêsu Trước ngày phong thánh cho hai chân phước trẻ Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis vào ngày 7 tháng 9 tới đây, cha Arturo Elberti, Dòng Tên, đã chia sẻ về chứng tá đức tin của vị chân phước trẻ Carlo Acutis. Bài viết của cha Arturo Elberti được đăng trên trang web của Bộ Phong Thánh Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV gọi điện cho ĐHY Pizzaballa, bày tỏ sự gần gũi sau vụ tấn công giáo xứ Công giáo Gaza Thứ Sáu ngày 18/7, trong lúc đến Gaza thăm nhà thờ Công giáo bị tấn công ngày 17/7, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Công giáo Latinh Giêrusalem, đã được Đức Thánh Cha Lêô XIV gọi điện hỏi thăm, bày tỏ sự gần gũi và liên đới với người dân Palestine. Đọc tất cả   Lòng bác ái của Đức Thánh Cha dành cho Ucraina Trong những ngày vừa qua, qua trung gian của Đức Hồng y Konrad Krajewski, Bộ trưởng Bộ Bác Ái, Đức Thánh Cha Lêô đã gửi các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến các khu vực bị chiến tranh tàn phá tại Ucraina, như làng Staryi Saltiv và thành phố Shevchenkove thuộc tỉnh Kharkiv. Đọc tất cả   Đức TGM Gallagher đặt viên đá đầu tiên xây dựng Học viện Thần học của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro-Malankara Ngày 15 tháng Bảy, trong chuyến thăm Ấn Độ, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, đã chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Học viện Thần học Malankara, trực thuộc Đại chủng viện Thánh Maria của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro-Malankara tại Trivandrum. Đọc tất cả  

Tin Tức

Tin Mừng Mt 15,1-6 - Chữ Hiếu Và Lòng Biết Ơn

11/02/2024 - 20
Tin Mừng Mt 15,1-6
CHỮ HIẾU VÀ LÒNG BIẾT ƠN

Dân tộc Việt Nam vốn trọng Đạo Hiếu, cho nên trong những ngày Tết vui vẻ, chúng ta vẫn không quên Ông Bà Tổ Tiên của mình đã qua đời. Trong Thánh Lễ ngày Mồng Hai Tết hôm nay, chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho các Ngài ; đồng thời cũng cầu xin Chúa giúp chúng ta sống tốt để làm các ngài được vui lòng, đó chính là cách thể hiện lòng hiếu thảo đúng nhất.

Trong mười điều răn, Thiên Chúa đã dành hẳn điều răn thứ bốn nói về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ, trước các điều răn hướng về con người. Đây không phải là lời khuyên mà là một luật buộc phải thi hành như các điều răn khác.

Vậy hiếu kính cha mẹ là gì? Theo giáo lý Công giáo, hiếu kính cha mẹ là phải yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời (Theo cuốn Giáo lý Tân định). Hôm nay Giáo hội Việt nam muốn chúng ta hãy tỏ lòng hiếu kính đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ trong cuộc sống, nhất là trong dịp Tết nguyên đán này.

Một nhà văn Việt Nam, về cuối đời, chắc là để cho có vẻ giống với các cây đại thụ trong khu rừng văn học nhân loại, đã tuyên bố cái gọi là “Nhân sinh quan của tôi”, trong đó, có câu viết :”Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng”. Vô hình trung, ông đã nhận ra một trong những ý nghĩa của cuộc đời là truyền lưu sự sống. Ông bà để lại sự sống cho cha mẹ. Cha mẹ tặng lại sự nghiệp cho chúng ta. Đến lượt chúng ta truyền lưu sự sống và sự nghiệp cho con cái. Cứ thế lưu truyền từ đời này đến đời kia.

Lòng biết ơn ông bà tổ tiên đã vun trồng cây sự sống cho thế hệ đời sau, là nội dung của phong tục thờ cúng tổ tiên, mà các dân tộc Châu Á, đặc biệt là dân tộc ta, rất coi trọng.

Người tín hữu Công giáo Việt Nam nào cũng có lòng biết ơn và kính nhớ tổ tiên của mình. Bàn thờ ông bà cha mẹ nhà nào cũng luôn hoa hương nhang khói chân thành ấm cúng. Ngày xuân ngày tết lại là dịp đặc biệt gợi nhớ đến công lao các vị tiền bối trong gia đình họ mạc. Hội thánh Việt Nam đã dành ngày mùng hai tết để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Nhớ đến công lao sinh thành dưỡng dục của các ngài, chúng ta tỏ lòng biết ơn các ngài và chân thành tâm nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệp còn dang dỡ của các ngài, lo vun trồng tươi tốt những cây non là các thế hệ đến sau, để cho cây nhân sinh của dòng họ ta mãi mãi xanh tươi và đơm nhiều hoa trái, đóng góp với sự tốt tươi chung của rừng cây nhân loại.

Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Việt Nam. Hiếu là gốc của Đức. Người ta có một trăm nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu.Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung,cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.

Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống,thờ phượng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh,bằng thờ cúng giỗ chạp.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng,là phẩm chất tối cao của con người.

Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người. Dân tộc Việt từ Nam chí Bắc, dù ai theo tín ngưỡng nào, dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm “Cây có cội, nước có nguồn”, đều coi trọng gia lễ.

Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy:
Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn.
Nước có nguốn mới bể rộng sông sâu.
Người ta có gốc từ đâu.
Có cha có mẹ rồi sau có mình.

Biết ơn là sống tâm tình tri ân tình cha nghĩa mẹ. Cha mẹ đã hy sinh cả đời mưa nắng cho con. Cha mẹ đã sống vì hạnh phúc của con. Lòng hiếu thảo hơn mọi lễ vật mà con cái dâng cho các ngài.

Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn.Biết ơn trời đất,biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ.Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành, ơn chín chữ, đức cù lao, ơn võng cực biển trời “Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao,dục báo chi đức,hạo thiên võng cực”. Cha mẹ sinh ra ta, nâng đỡ ta từ cung lòng,vỗ về âu yếm, nuôi dưỡng bú mớm, bồi bổ cho lớn khôn, dạy ta điều hay lẽ phải, dõi theo mỗi bước đường đời của ta, tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy, che chở bảo vệ con. Ơn đức cha mẹ như trời biển : “Công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình. Người Việt yêu chuộng những gì là tình, là nghĩa, coi tình nghĩa hơn lý sự “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”; chấp nhận “bán anh em xa mua láng giềng gần”; thích “dĩ hoà vi quý”, độ lượng “chín bỏ làm mười”; quý trọng con người, không tôn thờ của cải “người là vàng, của là ngãi; người làm ra của chứ của không làm ra người”; mong muốn anh em bốn biển một nhà “tứ hải giai huynh đệ”; đề cao tinh thần khoan dung “đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại”. Đỉnh cao của lòng nhân ái là “thương người như thể thương thân”.

Gia đình Việt Nam có nhiều thế hệ sống với nhau “tứ đại đồng đường”. Cha mẹ già không còn lo việc đồng áng, ở nhà chăm nom giữ cháu. Bầu khí gia đình luôn ấm cúng.Tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà, câu chuyện cổ tích của ông.

Từ lúc chưa rời vành nôi, trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên, con cái lập gia thất, cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà, con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ, tối lửa tắt đèn có nhau. Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy “quê hương mỗi người chỉ một ... đi đâu cũng phải nhớ về” (Quê hương, Đỗ Trung Quân). Dù đi học xa, đi làm xa, đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm, ngày đầu năm.Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình.

Gia đình là môi trường đào tạo con người toàn diện, tỉ mỉ và hiệu lực nhất.Dưới mái trường này, con người được đào tạo cả về kiến thức, tâm hồn, tư duy, nhân cách, lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội.Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức, giúp phát triển cái tài, nhân rộng cái đức cho con cái vào đời.

Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh hoạt gia đình. Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế, tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa.

Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của lòng hiếu thảo.

Sách Giảng Viên dạy: “Thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa,tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa”.
Sách Huấn ca dạy : “Hỡi các con hãy nghe cha đây.Hãy xử sự sao để được độ sinh.Vì Chúa đặt vinh quang cha trên con cái,quyền lợi mẹ, Ngài củng cố nơi đàn con.

Kẻ tôn kính cha thì bù đắp lỗi lầm và trọng kính mẹ khác gì tích trữ kho tàng.Kẻ tôn kính cha sẽ hoan lạc nơi con cái, khi khẩn nguyện, sẽ được nhậm lời.Kẻ tôn vinh cha sẽ được trường thọ, người an ủi mẹ sẽ được công nơi Chúa.Kẻ kính sợ Chúa sẽ tôn kính cha,nó sẽ phục vụ các bậc sinh thành như chủ của mình.

Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, ngõ hầu mọi phúc lành đổ xuống trên con, vì chúc lành của cha làm cho rễ chắc, còn chúc dữ của mẹ thì nhổ cả cây.

Con đừng vênh vang về việc cha con bị nhục,vì vẻ vang gì cho con, cái nhục của cha con!
Quả thế, người ta chỉ được vẻ vang lúc cha mình được tôn kính, và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh bỉ.
Con ơi! Hãy săn sóc cha con lúc tuổi già. Sinh thời người, chớ làm người sầu tủi. Trí khôn người có suy giảm, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.Vì lòng hiếu thảo đối với cha sẽ không bị quên lãng, nó sẽ đền bù tội lỗi cho con.

Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan, như sương muối biến ta lúc đẹp trời.Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, Kẻ khinh rể mẹ, chọc giận Đấng tạo thành ra nó” (Hc 3,1-16).

Thiên Chúa muốn con cái phải hết lòng tôn kính và thảo hiếu, đặc biệt nhấn mạnh đến công ơn sinh thành của người mẹ: “Hết lòng tôn trọng cha con và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ họ, con đã sinh ra. Làm sao con báo đền được điều họ cho con?” (Hc 7,27-28).

Sách Tôbia cũng dạy rằng :“Hãy thảo kính mẹ con. Đừng bỏ người ngày nào trong suốt đời người. Con hãy ăn ở đẹp lòng người và đừng làm điều chi phiền lòng người cả. Hỡi con, con hãy nhớ là người đã phải trải qua bao nỗi gian lao hiểm nguy vì con khi con còn trong lòng dạ người” (Tob 4,3-4).

Thánh Phaolô khẳng định, hiếu thảo là việc làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Con cái hãy vâng phục cha mẹ trong mọi sự, vì là điều đẹp lòng Thiên Chúa” (Col 3,20).

Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha, yêu mến Cha, vâng ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Là Ngôi Hai Thiên Chúa và với thân phận con người, trong vai trò làm con, Ngài đã thực hành đạo hiếu qua đời sống vâng phục cha mẹ của mình. Thánh Kinh ghi lại rằng sau khi hoàn tất công việc của Thiên Chúa tại đền thờ Giêrusalem: “Ngài theo ông bà trở về Nazareth, và vâng phục các ngài” (Lc 2,51).  

Lòng hiếu thảo, đạo làm con ấy được Thiên Chúa quy định trong giới răn thứ tư: “Ngươi hãy thảo kính cha mẹ ngươi”. Đây là giới răn duy nhất trong 10 giới răn nhận được lời chúc phúc nếu tuân giữ một cách trọn vẹn  sẽ được sống lâu trên mặt đất. “Hãy thảo kính cha mẹ ngươi thì ngươi sẽ được sống lâu trên mặt đất”.

Ngày xuân con cái sum vầy bên cha mẹ không chỉ để nhận phong bao lì xì hay chỉ để kính biếu các ngài đồng quà tấm bánh mà quan yếu là để nhận sự chúc lành của các ngài, để nói lời cám ơn các ngài và tỏ tâm tình tri ân về tình yêu thẳm sâu mà các ngài dành cho con cháu.

Đây là dịp để con cháu thổ lộ chữ hiếu dành cho các bậc sinh thành. Đây là dịp để nói lên tấm lòng chân tình tri ân dâng lên bậc sinh thành:
Tạ ơn cha đã cho con nhìn thấy
Núi rất cao và biển rất tuyệt vời
Tạ ơn mẹ, đã cho con hơi thở
Và trái tim nhân ái làm người

Đây là dịp con cái biểu lộ chữ hiếu qua những hành vi không chỉ dâng hương kính bậc tổ tiên đã khuất mà còn khiêm cung cúi mình kính lạy các bậc sinh thành.

Lạy thứ nhất con kính mừng tuổi mẹ
Phong sắc hồng hào tâm thể khang an
Những lo toan cơm áo chẳng dễ dàng
Nên quá ít thời gian hầu cận mẹ
Lạy thứ hai xin tạ lòng trời bể
Ơn sinh thành dưỡng dục kể sao khuây
Mỗi lần xuân con cháu tụ về đây
Mừng tuổi mẹ kính dâng thêm một tay

Như thế, mùa xuân còn là mùa của đoàn tụ, của sum họp. Mùa xuân không chỉ có không gian rạng ngời mà lòng người cũng tràn ngập niềm vui vì có nghĩa tình đằm thắm của tình cha mẹ, ông bà, anh em một nhà sum vầy bên nhau. Ước chi mùa xuân mãi ở lại đây để tình nghĩa gia đình mãi hòa hợp yêu thương, để con cháu mãi sum vầy bên cha mẹ và anh em hòa hợp bên nhau.

Xin Chúa là chủ thời gian ban cho nhân gian một mùa xuân hạnh phúc sum vầy bên nhau. Xin Chúa xuân chúc lành cho những ngày sum họp gia đình được đằm thắm yêu thương.

 ƠN CHA – NGHĨA MẸ AI ƠI ĐỪNG QUÊN !

Ngày Tết là ngày vui của gia đình, của mọi người. Như một truyền thống bất thành văn, ngày Tết chúng ta sắm mặc, sửa ăn, ngày đầu năm chúng ta đi chúc tết nhau, con cháu tết ông bà cha mẹ, người dưới chúc tết người trên, với biết bao nhiêu lời chúc tốt đẹp, kèm theo những món quà thơm thảo bày tỏ lòng biết ơn, kính quí, thảo hiếu với người trên, anh em nâng chén chúc tụng nhau.

Trong những ngày vui, ngày Mồng Hai Tết, Giáo hội dạy chúng ta dâng tấm lòng thành, kính nhớ tổ tiên: “Ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại” (Hc 44, 1, 10-15).

Thật thế, có được ngày đầu năm hoan hỷ vui xuân, làm sao chúng ta lại quên công, bỏ nghĩa các bậc tiền nhân được, chúng ta là phận cháu con đã và đang thừa hưởng gia tài ân đức các ngài để lại, nên phải ‘kể lại sự khôn ngoan của các ngài’ để noi theo, các ngài đã giữ các Điều Răn của Chúa, cháu con cũng phải một mực trung thành. Như thế, dòng dõi các ngài mới trường tồn vạn đại. (Hc 44, 1, 10-15 )

Một khi chúng ta thụ ơn ai đó thì chúng ta ắt phải báo đền. Mẹ cha là hình ảnh của Thiên Chúa : ngoài việc sinh thành, dưỡng dục, các ngài còn là người đại diện Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa tình thương hằng bao bọc, che chở và nuôi dưỡng chúng ta nên người để rồi chúng ta cần phải biết ơn và tạ ơn. Chính trong bậc sống gia đình, cha mẹ được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài,  để cho ra đời những người con, mang hình ảnh Chúa, và tô điểm thêm cho trái đất nhiều người ca ngợi và kính sợ Chúa.

Vì thế, trong bổn phận thảo hiếu, ngoài việc con cái phải phụ dưỡng, giúp đỡ cha mẹ khi già yếu, còn phải hằng ngày cầu nguyện cho cha mẹ : luôn sống xứng bậc mình, sẵn sàng hy sinh để nuôi dưỡng và giáo dục cho tròn bổn phận mình. Thiên Chúa dạy chúng ta : “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Phụng dưỡng mẹ cha theo đúng lời Chúa truyền dạy, chớ dựa vào : “truyền thống của cha ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa”. (Mt 13, 6) Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.

Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng để được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu này, đó là những ước mơ và lời cấu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới như hạnh phúc, khang an và trường thọ.  Vậy đâu là bí quyết để những lời chúc đó trở thành hiện thực ? Thưa là áp dụng lời Chúa dạy : “Hãy thảo kính mẹ cha”; “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3, 6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).

Thật là chính đáng phải đạo cũng như phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha. Bởi Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, con người hiền lành, hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.

Vì cha nên mới có mình,
Mẹ cha đối đáp công trình biết bao
Ơn này sách với trời cao
Trong lòng con dám lúc nào lãng quên

Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như : thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được.

“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông : có cha có me,  có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu đối với mẹ cha.

Công cha nghĩa mẹ cao dày,

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.

Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”
Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm.”
          (Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)

Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan

Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.

Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)

Không chỉ lo cho cha mẹ khi cha mẹ còn sống mà phải lo cho đến lúc các ngài qua đời và những ngày ta còn sống. Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.

Hội Thánh Công giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.

Trong những ngày vui xuân này, chúng ta dừng lại ở ngày Mồng Hai Tết để rồi chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.

Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm.  (Ca dao)

Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Khi cha mẹ còn sống thì chúng ta chăm lo phụng dưỡng. Khi các ngài qua đời thì chúng ta cầu nguyện và xin Lễ cũng như dâng những hy sinh để cầu nguyện cho các ngài.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.