CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Tổng Giám mục Seoul kêu gọi hy vọng và đoàn kết trong bối cảnh bất ổn chính trị Trong sứ điệp Giáng sinh năm 2024, Đức Tổng giám mục Peter Chung Soon-taick của Seoul đã nhấn mạnh đến chủ đề hy vọng, hòa bình và đoàn kết, kêu gọi các tín hữu tập trung vào nhân loại và hòa giải trong bối cảnh xã hội và chính trị đang gia tăng những thách thức. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Tạ ơn Chúa vì ngày nay các tín hữu Tin Lành Giám lý và Công giáo hiểu nhau và yêu mến nhau hơn Tiếp Phái đoàn Hội đồng Thế giới của Tin Lành Giám lý vào sáng ngày 16/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu tiến bước trên con đường tiến tới sự hiệp nhất hữu hình và hướng về Trái Tim Chúa Giêsu Kitô để sống hòa bình và phục vụ Nước Chúa. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Người Philippines là những con người của đức tin Sáng thứ Hai ngày 16/12/2024, gặp gỡ các đại diện của Cộng đồng Philippines ở Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha khuyến khích họ hãy tin tưởng vào Chúa Giêsu, dù cho gặp khó khăn vẫn không bao giờ mất hy vọng, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa nơi tha nhân để xây dựng Giáo hội thành nơi cư ngụ ấm áp đón tiếp mọi người. Ngài cũng nhắc lại Thánh lễ ngài cử hành với 7 triệu tín hữu ở Manila. Ngài khen ngợi người Philippines là những con người của đức tin và mời gọi họ tiếp tục làm chứng tá đức tin trong xã hội. Đọc tất cả   Các lãnh đạo Kitô ở Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh 2024 Các lãnh đạo Kitô Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh năm 2024, kêu gọi “ngừng bắn ở Gaza, trả tự do cho con tin và tù nhân”. Đọc tất cả   Số chủng sinh Tây Ban Nha tăng sau nhiều năm giảm Sau nhiều năm giảm, năm nay, số chủng sinh của Giáo hội Tây Ban Nha vượt con số 1.000, nghĩa là tăng 239 thầy. Ngoài ra còn có 103 chủng sinh nước ngoài đang được đào tạo tại Tây Ban Nha. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Chiến tranh là một vết thương nghiêm trọng gây ra cho gia đình nhân loại Đức Thánh Cha gửi thư cho Đức Tổng Giám Mục Giovanni d’Aniello, Sứ thần Toà Thánh tại Nga, than phiền về đau khổ mà những người dân vô tội phải chịu, đồng thời kêu gọi vị đại diện của ngài thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm hoà bình. Đọc tất cả   Thánh Lễ tại Ajaccio: Con phải làm gì để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Vào lúc 3 giờ 30 chiều Chúa Nhật 15/12, trước khi kết thúc chuyến tông du 1 ngày đến Corsica, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng với các tín hữu của giáo phận Ajaccio và các giáo phận lân cận. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin 15/12: chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác Sau buổi gặp gỡ các tham dự viên của Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm của thành phố Ajaccio, Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ Đức Mẹ Lên trời để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại đây. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Lòng đạo đức bình dân bén rễ trong văn hoá dân tộc Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 15/12, Đức Thánh Cha đã rời nhà thánh Marta để ra sân bay Fiumicino của Roma để thực hiện chuyến tông du 1 ngày đến đảo Corsica của Pháp nhân Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải. Tại Đại hội, Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ dấn thân cách tích cực hơn nữa trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, với sức mạnh của những lý tưởng cao đẹp và niềm đam mê phục vụ thiện ích chung. Đọc tất cả   Các nữ tu Ghana dạy trồng cây trong dự án "Trồng cây vì một tương lai xanh hơn" Các Nữ tu Truyền giáo Đức Mẹ Mân Côi ở Ghana đã phát động một dự án trồng cây, cỏ và hoa trong khuôn viên trường, như một cách đóng góp vào việc chăm sóc môi trường đồng thời đảm bảo một tương lai xanh hơn, nghĩa là theo tinh thần bảo vệ môi trường. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Tư Tuần XVIII TN - Niềm Tin Của Người Đàn Bà Xứ Canaan

06/08/2024 - 7
7.8 Thứ Tư trong tuần thứ Mười Tám Mùa Quanh Năm
Gr 31:1-7; Gr 31:10,11-12,13; Mt 15:21-28
NIỀM TIN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ XỨ CANAAN

 

 
Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đề cao lòng tin của người đàn bà xứ Canaan, tức là một người ngoại giáo. Một trong những điều hẳn sẽ làm chúng ta ngỡ ngàng, đó là trên Thiên đàng, chúng ta sẽ gặp gỡ những người chúng ta chưa từng quen biết, ngay cả những người chưa một lần mang danh hiệu Kitô hay đặt chân đến nhà thờ.

Thời Chúa Giêsu, có biết bao người ngoại giáo có lòng tin sâu sắc hơn cả những người Do thái. Trước hết, tiên tri Isaia đã từng khiển trách lòng giả dối của người Do thái: "Dân này thờ Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng họ thì xa Ta". Thời Chúa Giêsu, có biết bao người bị loại ra khỏi xã hội, bị đặt bên lề Ðền thờ, và có lẽ cũng không hề thuộc toàn bộ lề luật của Môsê, nhưng lại có lòng sám hối và tin tưởng sâu xa hơn. Nói với những người chỉ giữ đạo một cách hình thức, Chúa Giêsu đã cảnh cáo: "Không phải những ai nói: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời; nhưng là những kẻ thực thi ý Chúa".

Người đàn bà Canaan có lẽ không hề biết đến lề luật Môsê, nhưng đã sống niềm tin của mình một cách mãnh liệt. Lòng tin đó được thể hiện qua việc phó thác hoàn toàn vào quyền năng của Chúa Giêsu. Trong tình thế hầu như tuyệt vọng, bà đã chạy đến với Chúa Giêsu; sự van nài của bà cho thấy sự kiên nhẫn và lòng tin sắt đá của bà. Sự khác biệt cơ bản giữa một người có niềm tin và một người không có niềm tin, không hệ tại ở danh hiệu Kitô hay những thực hành đạo đức, mà chính là lòng tin. Tin vào sự hiện diện quyền năng của Thiên Chúa trong cuộc sống, tin vào tình yêu vô biên của Ngài, tin vào ý nghĩa của cuộc sống, tin vào tình người, đó là sắc thái chủ yếu của người có niềm tin: chính trong niềm tin đó, con người gặp gỡ Chúa Giêsu.

Bà mẹ người Ca-na-an có đứa con bị quỷ ám và làm khổ thân xác nó. Bà biết Chúa Giêsu đang giảng dạy ở gần Bê-ta-ni-a, nên đến xin Chúa chữa con bà. Chúa làm lơ để thử lòng bà. Rồi lại dùng câu tục ngữ: "Không nên lấy bánh của con cái mà ném cho chó", ngụ ý từ chối. Vì thương con và cũng vì được nghe người ta đồn thổi về quyền năng và lòng nhân hậu của Chúa. Bà khiêm nhường nài nỉ : "Thưa Thầy, đúng vậy. Nhưng lũ chó con cũng được ăn những mụn bánh từ bàn ăn rơi xuống".

Với các tông đồ thì hành động của bà chỉ là một sự quấy rầy, còn với Chúa Giêsu thì Người đã dành quyền ưu tiên cho dân Israel, thế nhưng người đàn bà xứ Canaan đã lật đổ các vấn đề đó để đi thẳng tới đối tượng. Chính điều này đã làm cho chúng ta phải suy nghĩ. T

Người phụ nữ bất hạnh có đứa con gái đau yếu, và bà đã kêu tới Chúa Giêsu, nhưng tiếng kêu của bà không có vẻ hiếu thắng. Bà không ý thức là mình đang nêu lên một quyền lợi. Trái lại khi nghe Chúa bảo là Người chỉ muốn hoạt động ở Israel chứ không muốn hoạt động nơi người ngoại giáo, thì bà đã trả lời với một cung cách làm nổi bật mức độ khiêm nhường của lời cầu xin. Bà cầu xin và đặt mình ngang hàng với đàn chó con, sống bằng những mẩu bánh vụn từ bàn rơi xuống. Bà đã gắn cho đức tin cái tính chất khiêm nhường khiến cho Chúa Giêsu cũng phải cảm động và xiêu lòng.

Trước sự kiên trì của người phụ nữ, Chúa Giêsu lên tiếng "không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con", một thử thách dường như quá nặng, quá khó đối với người ngoại giáo này. Nếu người mẹ xứ Armênia chỉ hy sinh những giọt máu để cứu đưa con, thì bà mẹ Canaan lại hạ mình xuống ngang với "con cho" cũng vì đứa con. Nhưng chính lòng khiêm tốn của bà lại làm cho các tông đồ phải ngạc nhiên "Thưa Thầy đúng lắm, nhưng mà chó con cũng đáng được hưởng những mảnh vụn từ trên bàn của chủ nó rơi xuống". Trước câu trả lời đầy khiêm tốn này đã làm cho Chúa Giêsu "phải bó tay" mà thốt lên "Đức tin của bà mạnh thật, bà muốn sao thì được như vậy".

Về đức tin, bà mẹ đau khổ ấy đã tìm đến với Chúa, bà tin Chúa là vị ngôn sứ quyền năng và nhân hậu. Có thể một người khác nghe câu tục ngữ kia đã cảm thấy mình bị xúc phạm vì cho là mình bị khinh chê. Nhưng bà này đã phản ứng một cách rất khiêm nhường. Khiêm nhường là chìa khóa mở lòng thương xót của Thiên Chúa.

Niềm tin của bà thật cảm động, vì bà quá khiêm tốn trước mặt Chúa. Bà chỉ ao ước nhặt từng mảnh vụn ơn thánh rơi rớt của những người con Chúa. Bà biết mình không xứng đáng được ơn. Bà không dám nghĩ mình được tắm trong biển cả yêu thương của Chúa, nhưng chỉ cần một giọt thánh ân trong biển lòng thương xót của Chúa có thể cứu sống con của bà.

Niềm tin của bà còn đạt tới niềm tin tưởng tuyệt đối, không có gì lay chuyển nổi! Cho dù trước thái độ xua đuổi khéo léo của các môn đệ và sự lạnh lùng của Chúa Giêsu. Bà không bỏ cuộc. Bà vẫn một lòng cậy trông vào Chúa đến mức độ mà Chúa phải ca tụng bà: "đức tin của bà thật lớn lao. Bà muốn sao được vậy". Và phép lạ đã diễn ra bởi lòng tin của một người mẹ hết mình vì con.

Đức tin có thể được sánh ví như một bắp thịt. Nếu không chịu khó tập luyện thì bắp thịt ấy sẽ suy yếu dần. Trái lại, càng luyện tập, thì bắp thịt ấy càng trở nên mạnh mẽ. Đức tin cũng vậy, nó cần phải được tập luyện. Trong phạm vi này, chúng ta có nhiều cách để tập luyện để củng cố cho đức tin nên mạnh mẽ.

Trước hết, chúng ta có thể học hỏi lời Chúa, tìm hiểu Phúc Âm như chúng ta đang làm trong giây phút này. Chúng ta có thể tham dự thánh lễ một cách sốt sắng. Chúng ta có thể cầu nguyện riêng tư một cách có ý thức, để kín múc nguồn sinh lực thiêng liêng cho đức tin của mình. Tuy nhiên có một phương cách luyện tập đức tin rất hữu hiệu.

Về cầu nguyện, bà này vừa khiêm nhường vừa kiên trì. Khiêm nhường và kiên trì là hai bí quyết làm dịu lòng Chúa, nên con bà được khỏi sự quấy rối của ma quỷ. Vì dù ta không cầu nguyện thì Chúa cũng đã luôn luôn để ý đến chúng ta, phương chi khi chúng ta tin tưởng mà đến với Chúa với tâm hồn khiêm nhường và kiên trì thì tất nhiên Chúa phải lắng nghe.

Đời sống nội tâm, đời sống cầu nguyện là nền tảng của đời sống kitô hữu nhưng sau khi suy gẫm, sau khi cầu nguyện ta diễn tả niềm tin vào Chúa như thế nào chứ đâu phải cứ ngày ngày, giờ giờ ngồi bên Chúa là hay đâu. Có những người chăm chăm chú chú, ngày ngày giờ giờ cầu nguyện nhưng sau khi cầu nguyện xong trở lại đời sống bình thường thì cư xử khó có ai đón nhận được?

Chẳng nói đâu xa, trong giới "luật sĩ và biệt phái" thời hiện đại cũng thế thôi. Cũng mang trong mình cái áo của "luật sĩ và biệt phái" đấy nhưng cách cư xử chẳng ra làm sao cả. Chính "luật sĩ và biệt phái" không sống lòng tin chân chính vào Chúa, không diễn tả lòng tin thật của mình vào Chúa mà chỉ sống cái hình thức bên ngoài thì làm gì mà đòi hỏi giáo dân sống niềm tin tinh tuyền.

Hình ảnh người phụ nữ "ngoại giáo" hôm nay là cơ hội để chúng ta xét lại niềm tin của chúng ta vào Chúa. Từ "luật sĩ và biệt phái" thời hiện đại cho đến giáo dân xét xem mình còn tin Chúa hay không? Nếu còn tin Chúa thì chắc chắc Chúa sẽ ban ơn lành cho chúng ta. Thiên Chúa bao dung, Thiên Chúa quãng đại, Thiên Chúa hào phóng nhiều hơn là chúng ta tưởng

Trong một hoàn cảnh mà cái nhìn của con người có thể cho là tuyệt vọng, người Kitô hữu hơn bao giờ hết được mời gọi để nêu cao niềm tin của mình. Ðây là thời điểm để họ chứng tỏ bản sắc đích thực của mình. Trong cuộc sống chỉ có nghi kỵ và hận thù, họ được mời gọi để đốt lên ngọn đuốc của yêu thương. Trong một xã hội bị gậm nhấm bởi chán nản tuyệt vọng, họ được mời gọi để mang lại niềm hy vọng. Chỉ khi nào giữ đúng vai trò đó, người Kitô hữu mới thực sự xứng đáng với danh hiệu của mình.

Lm. Huệ Minh


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.