CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Thánh tích hai Chân phước Frassati và Acutis được đưa về Roma trong Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông tin từ trang worldyouthday.com, thánh tích của hai Chân phước trẻ sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 - Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis - sẽ được đưa về Roma để các bạn trẻ kính viếng trong Ngày Năm Thánh Giới Trẻ từ 28/7 đến 3/8/2025. Đọc tất cả   Giáo lý viên Andrew Goh 88 tuổi phục vụ người già bị bỏ rơi ở Singapore Trong Giáo hội Công giáo ở Singapore, ông Andrew Goh, giáo lý viên 88 tuổi không chỉ được biết đến là người có khả năng nói nhiều ngôn ngữ, nhưng còn là người đã dấn thân trong 34 năm loan truyền Lời Chúa cho những người già và những ai không thể đến nhà thờ. Đọc tất cả   Các giáo xứ Công giáo ở Áo rung chuông nhắc mọi người về nạn đói trên thế giới Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nạn đói trên toàn cầu, chuông nhà thờ tại các giáo xứ Công giáo trên khắp nước Áo sẽ vang lên trong vòng năm phút vào lúc 15 giờ chiều thứ Sáu, ngày 25/7, theo truyền thống giờ tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ Dòng Đa Minh lắng nghe Thánh Thần Trong thư gửi đến các tu sĩ Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị tại thành phố Cracovia bên Ba Lan, từ ngày 19/7 đến 08/8, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ lắng nghe Chúa Thánh Thần, và trong hoạt động giảng thuyết cần quan tâm đến: những người vẫn chưa biết Chúa Giêsu, các tín Kitô hữu, những người xa Giáo hội và những người trẻ. Đọc tất cả   HĐGM Haiti kêu gọi chính phủ giải quyết khủng hoảng an ninh quốc gia Các Giám mục Haiti gửi thư cho các tín hữu và những người thiện chí, bày tỏ lập trường của Hội đồng Giám mục Haiti về cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia và Dự thảo Hiến pháp năm 2025. Đọc tất cả   Điểm qua một số nhóm bạn trẻ các nước tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ Cho đến nay, nhiều nhóm bạn trẻ thuộc các giáo phận của Ý cũng như từ nhiều quốc gia khác nhau đã chuẩn bị hoặc đã lên đường tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến 3/8/2025, với cao điểm là hai sự kiện do Đức Thánh Cha Lêô XIV chủ sự tại khu vực Tor Vergata: đêm canh thức vào tối ngày 2/8, và Thánh lễ vào sáng ngày 3/8. Đọc tất cả   Tổng giáo phận Köln không thực hành việc chúc lành cho các cặp đôi ngoài hôn nhân Công giáo Tổng giáo phận Köln ở Đức đã thông báo sẽ không thực hiện chỉ thị có tên “Chúc lành cho các cặp đôi yêu nhau”, những người sống trong tình trạng “bất thường”, bao gồm cả những người ly dị tái hôn và các cặp đồng tính. Chỉ thị được Hội đồng Giám mục Đức mới ban hành. Tổng giáo phận giải thích rằng sẽ thi hành các hướng dẫn của Tòa Thánh, bao gồm cả tài liệu “Fiducia supplicans”. Đọc tất cả   Năm Thánh Giới trẻ, thế giới quy tụ về Roma cho “khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh “Khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh sẽ chứng kiến Roma mở ra “với thế giới”, gồm cả những khu vực đang chịu tổn thương nặng nề vì xung đột. Để qua việc gặp gỡ và chia sẻ với những người đồng tuổi, mỗi bạn trẻ có thể cảm nhận được “một cái ôm” và trung thành với lời mời gọi trở thành những “lính canh buổi sáng” mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách đây 25 năm. Đọc tất cả   “Pétros ení”: Trải nghiệm kỹ thuật số độc đáo tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô Triển lãm mang tên “Pétros ení” – “Phêrô ở đây”, được khai mạc vào ngày 22/7 tại Đền thờ Thánh Phêrô, giới thiệu về vị Tông đồ trưởng trong ánh sáng đức tin, nghệ thuật và công nghệ hiện đại. Đây là một trải nghiệm nhập vai được thực hiện bởi Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô phối hợp với Microsoft và các đối tác quốc tế. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa: Giáo hội sẽ không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza đau khổ Tại buổi họp báo sau chuyến viếng thăm mục vụ Gaza, Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa nói rằng Chúa Kitô hiện diện ở Faza nói những người bị thương, nơi những hành động thương xót, trong từng bàn tay đón nhận người đau khổ. Giáo hội không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza khốn khổ. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Tư Tuần V PS - Sự Kết Hiệp Thâm Sâu

10/05/2023 - 31
Thứ Tư trong tuần thứ Năm Mùa Phục Sinh
Cv 15:1-6; Tv 122:1-2,3-4,4-5; Ga 15:1-8

Sự Kết Hiệp Thâm Sâu

          
Dân Do thái sống nghề trồng nho như kiểu chúng ta trồng lúa, trồng rau. Có lẽ không công việc trồng tỉa nào đòi hỏi sự chuyên cần, tài khéo léo như việc trồng nho. Dân Do thái đã sớm biết thưởng nếm hoa màu, biết chú tâm vào công việc đầy hứa hẹn và biết phải cậy trông hoàn toàn vào lòng quảng đại của Thiên Chúa. Cây nho đối với họ là một thứ cây quí như chứa đựng một cái gì mầu nhiệm. Cây nho có hai loại, một loại thấp gần một mét, một loại leo giàn như bí bầu của chúng ta. Gỗ cây nho không giúp ích gì (Ez 15, 2-5), nhưng trái nho lại được sách Quan án nói là “làm vui lòng thần minh và loài người” (9, 13). Vậy nếu cây nho mà hoa trái là niềm vui của Thiên Chúa, cây nho cho chúng ta những ý nghĩa sau đây:
          
Cây nho phải được trồng cấy miền nhiệt đới, khí nóng và không khí khô ráo, không được ẩm thấp. Người trồng nho phải lo chăm bón, cắt, tỉa mới sai trái được. Đó là hình ảnh của người theo Chúa. Từ ngàn xưa Thiên Chúa Cha đã quan phòng cho chúng ta tất cả rồi. Nói được là Thiên Chúa đã ươm trồng chúng ta trong một khoảng thời gian nào đó. Cho nên đừng có phàn nàn rằng mình “sinh lầm thế kỷ”. Thiên Chúa đã để chúng ta vào một quê hương, một thôn ấp nào đó là muốn chúng ta như một cây nho hút lấy khí đất, khí trời ở chỗ đó để sinh hoa trái cho Ngài. Chắc chắn Thiên Chúa Cha đã tưới bón chúng ta bằng ơn lộc, bằng bí tích. Và nếu cần, Ngài cũng phải tỉa cành tỉa lá chúng ta bằng những biến cố, bệnh tật, trái ý, thất bại, thử thách vật chất, tinh thần. Để được một chất rượu tinh khiết thơm nồng, cây nho phải chịu sương nắng giãi dầu, chịu tỉa cắt xót xa và quả nho phải đem vào máy ép cho dập nát đi. Đó là hình ảnh của con đường Từ bỏ theo Phúc âm. Hạt giống tự nó phải mục nát mới đem lại hoa trái (Ga 12, 24).
          
Cành liền cây. Cây phải có cành mới ra cây và mới đẹp. Nếu cây không cành thì trơ trụi cô độc, lấy gì che thân, “cái dù che cái cán”  cơ mà. Cây có cành, nghĩa là cây cần cành để mang lá mang hoa trái và bóng mát. Chúa Giêsu thật sự cần tới con người cộng tác đem ơn cứu rỗi cho nhân loại. Chúa đã dùng những hình ảnh khác nhau để nói lên ý nghĩa cộng tác đó. Hình ảnh Simeon nơi đàng thập giá thứ V -  Chúa dùng 5 chiếc bánh và 2 con cá – Chúa cần 6 vò nước lã ở Cana (Ga 2, 1). Đó là cây cần tới cành. Chúa cần chúng ta truyền lời Chúa, các bí tích.
          
Nhưng căn bản vẫn là cành cần có cây, ngày nào cành lìa thân cây thì cây đau xót và cành đó chết khô. Cành cần cây vì sức sống, nhựa sống là bởi thân cây. Cành cần cây như bào thai cần mẹ. Chúa Giêsu quả quyết: “Không có ta, các con chẳng làm được gì” (Ga 15,5). Chúng ta nhớ mình là những đầy tớ vô dụng trước Thiên Chúa. Chúng ta phải làm việc bổn phận, thế thôi (Lc 17, 10). Thánh Phaolô có một câu nói tương tự: “chúng tôi chỉ là tôi tớ. Tôi trồng, Appolô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho mọc lên”. Chúng ta chỉ là người cộng tác  (1C 3, 5-9) mà thôi. Chúng ta nhớ lấy, ngày nào cành lìa cây là hỏng hết. Anh chị em có thấy cành lìa cây mà còn sống đâu ! Có bóng điện nào mà cúp dòng điện lại vẫn sáng ! Ngày nào cành liền cây là còn vẻ xinh tươi, còn mang lại lợi ích. Ngày nào cành lìa cây, thì người ta đem đốt đi chớ không để làm gì được.
          
Các con là cành (c.5). Là cành chứ không là rễ phụ, cũng không là ngọn hay lá, nhưng là cành. Cành bao giờ cũng liền trực tiếp với thân cây, trực tiếp nhận sức sống từ thân. Chúa Giêsu gọi chúng ta là bạn hữu. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là chi thể khác nhau của một thân thể. Cũng như là cành khác nhau của một cây nho (Ep 5, 23-30). Chúng ta có những đặc sủng khác nhau nhưng cùng một Thánh Thần, cùng một Thiên Chúa làm mọi sự nơi mọi người (1C 12, 4-5). Mõi gia đình là một cây nho, một vườn nho của Thiên Chúa.
          
Nền văn minh kỹ thuật làm phát sinh nơi con người một não trạng kiện toàn duy vật. Người ta đánh giá con người với những tiêu chuẩn của sự sản xuất và hiệu năng. Con người được nhìn qua lăng kính của những sản xuất và chiếm hữu vật chất, như đồng lương, cái nhà, chiếc xe. Não trạng ấy không chừng áp dụng vào việc đánh giá sự sống còn của xã hội. Hình ảnh của những cành nho phải sinh trái trong Tin Mừng hôm nay phải chăng không củng cố cho cái nhìn ấy. Phải chăng một Giáo Hội có sức sống không là một giáo hội có nhiều tín hữu, có nhiều cơ sở vật chất, có nhiều hội dòng, có nhiều phong trào, có nhiều hoạt động và nhất là có nhiều quan hệ tốt với thế quyền.
          
Thật ra, người ta không thể đánh giá về sự sống bằng số lượng. Những con số không thể nói hết về một thực tại vô cùng thâm sâu về huyền nhiệm và sự sống, nhất là sự sống của Giáo Hội. Người ta không thể đo lường sự sống của Giáo Hội bằng hiệu năng và những con số. Trong Giáo Hội, không ai có thể đi tìm hiệu năng bằng những phương pháp và các phương tiện riêng của mình. Ðể trở nên phong phú trong Giáo Hội, cần phải chấp nhận hai điều kiện được chính Chúa Giêsu đưa ra: một là ở lại trong Ngài, hai là chịu cắt tỉa. Ở lại trong Ngài, với kiểu nói này, Chúa Giêsu muốn nói đến sự kết hiệp thâm sâu giữa Ngài và Giáo Hội.
          
Nếu Giáo Hội tìm cách thay thế sự kết hiệp thâm sâu này bằng những cố gắng liên kết với quyền bính thế trần, Giáo Hội có thể có một chỗ đứng thế giá trong trần thế, Giáo Hội có thể mua được nhiều đặc ân đặc quyền hay bất cứ một dễ dãi nào mà thế quyền có thể ban tặng. Nhưng một khi đã sống bên ngoài sự sống của Chúa Giêsu, Giáo Hội chỉ còn là những cành nho khô héo. Những thành quả đạt được bằng sự liên kết, thỏa hiệp với quyền bính sẽ chỉ là những trái trăng héo úa, nếu ở lại trong Chúa Giêsu, Giáo Hội cũng phải chấp nhận bị cắt tỉa. Sức sống và sự phong phú đích thực của Giáo Hội lúc đó sẽ không phải là những con số của những gì có thể đếm được mà chính là những mất mát, thử thách, bách hại, những chướng ngại thập giá. Sức sống của Giáo Hội được thể hiện trước tiên qua những cắt tỉa ấy.
          
Thánh Phaolô là hiện thân của một sức sống như thế, Ngài đã phải chịu cắt tỉa ngay trong cộng đoàn Giêrusalem. Ngài bị cô lập và nhìn với con mắt nghi ngờ. Ngài bị xem như một con người nguy hiểm gieo rắc những tư tưởng đe dọa những giá trị được củng cố, đảo lộn những cái khoen đã cắm rễ sâu, phá hoại sự an toàn có sẵn.
          
Suốt một cuộc đời ra đi không ngừng, thánh nhân là đối tượng của không biết bao nhiêu bách hại, nhưng Ngài không sống theo luận lý của con người. Thập giá là một hiếu kỳ đối với người Do Thái và là một điều ngu xuẩn đối với người Hy Lạp, nhưng với ngài, nó sẽ là khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa. Với ngài, người chỉ biết có một Chúa Kitô chịu đóng đinh, "sống" là chính Chúa Kitô. Mất mát, khổ đau, thử thách, thập giá là chìa khóa để đọc được ý nghĩa và sự phong phú đích thực của Giáo Hội, nó cũng là chìa khóa để nhìn vào những bách hại và thử thách mà một số tín hữu Kitô đang phải trải qua trong cuộc sống của mình.
          
Giáo hội Israel mới chính là cây nho của Chúa. Nhưng chỉ lãnh nhận phép rửa hoặc chỉ ở trong Giáo hội mà thôi chưa đủ, còn phải thể hiện đức tin và dời sống đc  bằng những hành vi cụ thể. Muốn không là những cành nho bị chặt đi và quăng vào lửa, muốn không bì lấy lại ơn Chúa vì không biết sử dụng, chúng ta phải cố gắng dấn thân làm những việc tốt.
          
Ước gì chúng ta luôn sống kết hiệp với Chúa như cành nho gắn liền với cây nho để dược nuôi dưỡng bằng sức sống sung mãn của Chúa, và dược liên kết với nhau vì cùng chung một nhựa sống Thần linh. 

 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.