CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Sáu Tuần V PS - Con Đường

04/05/2023 - 17
Thứ Sáu trong tuần thứ Tư Mùa Phục Sinh
Cv 13:26-33; Tv 2:6-7,8-9,10-11; Ga 14:1-6

Con Đường

          
Cũng trong khung cảnh bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đang nói cho các tông đồ những lời rất thân tình, tha thiết. Ngài báo cho họ biết Ngài sẽ ra đi, đi đến một nơi mà họ rất lạ. Nhưng Ngài hứa sẽ trở lại đón họ để cùng đưa họ đến nơi đó. Ông Tôma tò mò hỏi: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi ?”. Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Nghĩa là: mục tiêu hành trình của mọi người là về với Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu chính là người dẫn đường, hơn nữa Ngài chính là con đường đẫn ta đến đích điểm đó.
          
Đọc Tin Mừng theo thánh Gioan ta hiểu hơn về Chúa Giêsu Đấng mạc khải qua kiểu nói Ta là. Ta là Ánh sáng (8,12), sự sống (14,6), tình yêu (1Ga 4,8), chủ chiên (10,14), cửa chuồng chiên (10,7), là đường đi (14,6).
          
Ai trong chúng ta không phân biệt con đường ? Có đường hẻm, đường rừng, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường liên tỉnh, đường quốc tế, đường không gian. Con đường nào cũng quan trọng, vì con đường nào cũng dẫn tới một đích điểm. Dân Do thái sống thời du mục, cho nên đường hẻm, đường mòn, đường rừng đóng một vai trò thiết yếu hơn cả nhà ở. Chúa Giêsu đã dùng ngay hình ảnh đó để nói về Ngài: “Ta là đường” (c.6). cuộc xuất hành của dân Do thái là một con đường đi về đất hứa (Xac 13,21). Tiên tri Eâlia cũng đi con đường rừng lên núi Horeb (1V 19,1t). Trong Tân ước cũng nói đến những con đường thả bộ như đường Jerichom là nơi Chúa chữa cho một người mù (Mc 10,46), con đường của dụ ngôn người Samaritanô (Lc 10,30-37), con đường vào thành Giêrusalem ngày lễ Lá (Lc 19,28), con đường núi Sọ, con đường Emmaus (Lc 24,13t).
          
Mỗi con đường đều có một kỷ niệm, mỗi con đường đều có mục dích. Con đường nào cũng nối ít nhất là hai điểm với nhau. Con đường nào cũng là để đi tới. Nhờ con đường mà người ta giao tế, liên lạc gặp gỡ nhau, cũng nhờ có con đường mà giải quyết được nhiều chuyện như vấn đề kinh tế. Hầu như càng văn minh thì con đường càng nhiều, giăng mắc như hệ thống thần kinh vậy.
          
Trên phạm vi tự nhiên thân xác còn có con đường để đi lại để rồi mới có thể kiến tạo một cuộc sống hoàn bị, tươi đẹp, thì linh hồn cũng cần có một con đường. Con đường của linh hồn có hai thứ: con đường tốt và con đường xấu. Con đường xấu được Kinh thánh mô tả là con đường cong (Cn 21,8), là đường tội lỗi (Tv 1, 1. Hđ 21, 10), đường của ác nhân (Tv 1, 6. Gr 12, 1). Đường đó dẫn đến sự hư mất (Tv 1,6) và cái chết (12, 28). Ngược lại, con đường tốt là con đường nhân đức, là con đường ngay thẳng, toàn thiện (1Sm 12, 23. 1V 7, 36. 1C 12,31), là đường chân lý (Tv 119, 30. Tb 1, 3), bình an (Lc 1, 79), là con đường của sự sống (Cn 2,19.5,6), trường thọ và thịnh vượng.
          
Chúa Giêsu đã tự xưng mình là đường và Ngài mời gọi chúng ta bước theo Ngài trên con đường Ngài đã đi là con đường Thánh giá (Mt 16, 23. Lc 24, 26). Thánh Phaolô bảo: cuộc đời dương thế của chúng ta là con đường mà người ta đi là lữ khách (Dt 3, 14). Ngài nhấn mạnh: trên con đường đó, chúng ta phải đi (Col 2,6) hơn nữa phải chạy đua với người khác nữa. Chúng ta biết khi chạy đua thì chỉ phát phần thưởng vào cuối cuộc đua chứ không ai phát phần thưởng từ đầu bao giờ. cho nên mọi người phải cố gắng cật lực...
          
Ðường về quê trời có nhiều thử thách nhưng người đồ đệ có thể vượt qua dễ dàng nếu biết để cho Chúa hướng dẫn, để cho Chúa đưa mình đến nơi Chúa muốn. Bí quyết căn bản của đời sống Kitô là để cho Chúa tự do hướng dẫn mình đi, là biết cộng tác với ơn Chúa, là để cho Chúa Giêsu Kitô chiếm hữu như thánh Phaolô tông đồ ngày xưa, ngài đã bộc lộ cho những người con tinh thần của ngài bí quyết đời Kitô, đó là: "Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi. Kiếp sống tôi đang sống, tôi muốn sống trong niềm tin hoàn toàn vào Ðấng đã yêu thương tôi và trao nộp chính mình cho tôi".
          
Trên con đường chạy đua, có người thấy con đường của mình dài thòng, xa xôi, vất vả nên bỏ cuộc. Có người chạy được ít bước đã ngoái cổ lại xem mình chạy bao xa mà trẽ lối. Có người chạy đua mà khinh đối thủ, chỉ la cà bên đường để rồi chẳng bao giờ về tới đích. Có người thì chạy hăng hái quá mà chệch đường, chạy lạc lối. Có người chạy trước mà về sau.
          
Là một lực sĩ chạy đua, người ta khem khổ hy sinh, vất vả tập dượt, dùng sức mạnh ý chí... huống chi là trên con đường về Trời, chúng ta phải vất vả đến độ nào. Cuối chặng đường mỗi người là Thiên Chúa Cha đúng giang tay đón chờ ôm đứa con vào lòng..


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.