CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin (20/7): Mùa hè là cơ hội để "giảm tốc" và trở nên giống Maria Trưa Chúa Nhật ngày 20/7, sau khi dâng Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà Albano. Đức Thánh Cha đã trở lại Castel Gandolfo và đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tại Quảng trường Tự Do. Ngài đã có một bài huấn dụ ngắn về Tin Mừng Chúa Nhật XVI thường niên. Đọc tất cả   Giáo hội Nam Ả Rập gửi 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh Giới trẻ Hạt Đại diện Tông tòa Nam Ả Rập đã gửi một phái đoàn 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh giới trẻ. Nhóm hành hương khởi hành vào thứ Hai, ngày 21/7 được một số linh mục và tu sĩ đang hoạt động trong mục vụ giới trẻ và ơn gọi đồng hành trong chuyến hành hương kéo dài hai tuần. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Đức tin của các tín hữu vẫn toả sáng giữa bóng tối chiến tranh Trong một cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng Sir của Hội đồng Giám mục Ý, cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza nhấn mạnh, cuộc sống ở đây bị gián đoạn, tình hình rất nghiêm trọng. Thế nhưng giữa bóng tối chiến tranh, ánh sáng đức tin của các tín hữu vẫn toả sáng. Đọc tất cả   “Dự án 1004” của Giáo hội Hàn Quốc cho Năm Thánh Giới trẻ tại Roma Vào thứ Bảy, ngày 19/7, Tổng Giáo Phận Seoul đã tổ chức một buổi lễ tiễn trang trọng và đầy niềm vui dành cho hơn 1.000 bạn trẻ Công giáo tham gia “Dự án 1004”, một sáng kiến hành hương lớn hướng đến Năm Thánh Giới trẻ tại Roma. Đọc tất cả   Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu thăm và bày tỏ sự liên đới với Ucraina Từ ngày 16 đến 18/7/2025, phái đoàn của Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu đã đến thăm thành phố Lviv của Ucraina. Đức Cha Chủ tịch Mariano Crociata nhấn mạnh rằng sứ mạng của Hội đồng là thể hiện dấu chỉ rõ ràng và cụ thể về tình liên đới của các Giám mục Châu Âu với một dân tộc mà theo ngài, “không cho phép mình nản lòng hay mất tinh thần, nhưng vẫn kiên trì muốn tiếp tục cuộc sống của mình”. Đọc tất cả   Quỹ Ambrosoli sát cánh cùng những người rốt cùng ở Uganda Chủ tịch Quỹ Ambrosoli, bà Giovanna Ambrosoli, cháu của chân phước Giuseppe Ambrosoli - bác sĩ truyền giáo ở Uganda, cho biết, tổ chức dấn thân xoá bỏ định kiến về khuyết tật và thúc đẩy một cuộc sống xứng nhân phẩm, trong đó không ai bị bỏ rơi. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô: lắng nghe và phục vụ là hai thái độ bổ trợ cho nhau Sáng Chúa Nhật ngày 20/7, Đức Thánh Cha đã dâng Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà Albano, địa phận nơi ngài đang trải qua những ngày hè tại Castel Gandolfo. Đọc tất cả   Tổng Thư ký Caritas Quốc tế kêu gọi chấm dứt những hành động tàn bạo ở Gaza Trả lời phỏng vấn của Vatican News, ông Alistair Dutton đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức “các cuộc ném bom và những hành động tàn bạo” ở Dải Gaza và thúc đẩy việc tiếp cận các khoản viện trợ rất cần thiết cho hai triệu người đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô thăm Đài thiên văn Vatican nhân 56 năm ngày con người đặt chân lên Mặt trăng Qua kênh Telegram, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào trưa ngày 20/7/2025, ngày tròn 56 năm hai phi hành gia người Mỹ đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, sau giờ đọc Kinh Truyền Tin tại Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến thăm các kính viễn vọng và các thiết bị của đài quan sát thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Đại hội của TGP Công giáo Byzantine của Pittsburgh Hoa Kỳ Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp đến các thành viên tham dự Đại hội lần thứ ba của Tổng Giáo Phận Công giáo Byzantine tại Pittsburgh, ở Hoa Kỳ, bày tỏ lòng biết ơn chứng tá của các vị tiền bối, những người đã xây dựng nên các cộng đoàn Byzantine sống động tại Bắc Mỹ, giữa muôn vàn thử thách và bất ổn. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Sáu Tuần I TN - Đấng Uy Quyền

13/01/2023 - 34
13.1 Thứ Sáu Thứ Sáu trong tuần thứ Nhất Mùa Quanh Năm
Dt 4:1-5,11; Tv 78:3,4,6-7,8; Mc 2:1-12
Đấng Uy Quyền

          
Tin Mừng hôm nay thánh sử Mác cô thuật lại sự việc Chúa Giêsu chữa lành cho một người bại liệt. Có hai điều đáng lưu ý trong đoạn Tin Mừng là: Thứ nhất vì người ta đến nghe Chúa Giêsu giảng đạo rất đông nên người bại liệt không thể tiếp cận với Ngài được, do vậy; bốn người khiêng anh bại liệt mới sáng kiến ra là phải trèo lên mái nhà, dỡ ngói ra rồi dùng dây thả người bại liệt xuống trước mặt Chúa Giêsu. Vì vậy anh bại liệt đã được Chúa chữa lành. Điều thứ hai là: thạy vì nói: “Này con, con đã được chữa lành” thì Chúa Giêsu lại nói: “Này con, con đã được tha tội rồi”.
          
Một điểm trong phép lạ chữa người bất toại được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay đáng chúng ta lưu ý, đó là Chúa Giêsu không nói ngay: "Ta chữa lành cho con", nhưng Ngài nói với người bất toại: "Con đã được tha tội rồi". Qua đó, Chúa Giêsu mạc khải Ngài là Thiên Chúa, bởi vì chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Chính những kẻ chống đối Chúa Giêsu cũng nghĩ như thế, và vì không tin Ngài là Thiên Chúa, cho nên họ nghĩ thầm rằng: "Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng". Nhưng Chúa Giêsu đã nhân cơ hội này để một lần nữa chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, vì Ngài đọc thấu tư tưởng thầm kín của họ. Ngài bảo họ: "Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy?"
          
Rồi Ngài nói với những kẻ không tin: "Trong hai điều: một là bảo người bất toại: "Con đã được tha tội", hai là bảo: "Ðứng dậy, vác chõng mà đi", điều nào dễ hơn". Thật ra, hai điều này đều khó, và Chúa Giêsu quả quyết: "Ðể các ông biết: ở dưới đất, Con Người có quyền tha tội, Ta truyền cho anh hãy đứng dậy, vác chõng đi về nhà", lập tức người ấy đứng dậy vác chõng mà đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa.
          
Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ để chứng minh Ngài có quyền tha tội, vì Ngài là Thiên Chúa. Như những người chống đối Chúa, ngày nay cũng có nhiều người không chấp nhận quyền tha tội của Chúa, quyền này đã được Chúa trao cho các Tông đồ, và qua các ngài cho Giáo Hội. Giáo Hội vẫn tiếp tục công việc tha tội trong Bí tích sám hối và hòa giải. Nhờ Bí tích này, tội nhân sau khi lãnh Bí tích rửa tội được ơn tha thứ và làm hòa với Thiên Chúa.
          
Từ ít lâu nay, có một cơn khủng hoảng đối với Bí tích giải tội: nhiều người không còn lãnh nhận Bí tích giải tội, không còn quí trọng ơn tha tội, vì đã đánh mất ý thức về tội lỗi: có thể họ cần được Thiên Chúa ban cho điều này điều nọ, nhưng không thấy cần được Thiên Chúa tha cho những tội đã phạm.
          
Trong câu mở đầu của chương hai, tác giả giới thiệu nơi chốn rõ ràng: ở thành Caphacnaum và trong nhà của Người (1). Caphacnaum là nơi Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Căn nhà mà Người đang ở có thể là nhà Simon, Anrê. Nghĩa là trong chính căn nhà Giáo Hội, Thiên Chúa thực thi lòng thương xót và tha thứ.
          
Bao quanh Người là làn sóng dân chúng.  Họ tụ tập đông đến nỗi chỗ nào cũng chật cứng người (2), để nghe lời Người giảng dạy. Có một kẻ bại liệt muốn được chữa lành phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Anh ta nằm trên chõng và được đưa tới gần Chúa Giêsu bằng một lối đi hết sức ngoạn mục và đầy sáng kiến.
          
Vì dân chúng quá đông, len lỏi vào còn khó huống hồ khiêng một cái chõng nặng. Nhưng khó khăn ấy không làm chùn bước khao khát của họ. Tình yêu đầy sáng kiến. Họ liền dỡ mái nhà và thòng dây đưa cái chõng cùng kẻ bại liệt xuống ngay trước mặt Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thấy rõ lòng tin và sự khao khát kiếm tìm Thiên Chúa của họ. Họ mong được Chúa giải thoát cho kẻ bại này khỏi sự trói buộc của bệnh tật. Chúa Giêsu – hiện thân của lòng thương xót Thiên Chúa – đã không những chữa lành căn bệnh bại liệt thể xác nơi bệnh nhân, mà còn chữa lành tâm linh cho anh nữa “Con đã được tha tội rồi” (5).
          
Có lẽ độc giả khá ngạc nhiên trước sự “lẩm cẩm” của Chúa Giêsu. Người ta đến xin chữa bệnh chứ đâu xin ơn sám hối. Nhưng ở đây, Chúa Giêsu tỏ hiện quyền năng của một Đấng Mêsia, một Vị Thiên Chúa với uy quyền  tối cao. Các ông kinh sư rất nhạy bén về giáo lý này. Các ông nghĩ ngay rằng: “ Sao ông này dám nói phạm thượng, xúc phạm đến Thiên Chúa. Vì không ai có quyền tha tội, duy một mình Thiên Chúa?” (7).
          
Chúa Giêsu thấu hiểu lòng họ đang nghĩ gì, Người bảo họ: “Trong 2 điều, “con đã được tha tội rồi” và “đứng dậy, vác chõng mà về”, điều nào dễ hơn?”. Ở đây, Chúa đưa các kinh sư vào hai thái cực: một hành vi chữa lành tâm linh và một hành vi chữa trị thể xác của Người. Bất cứ ở thái cực nào, Người cũng có đủ quyền năng để thực hiện. Điều này chứng tỏ Người có uy quyền trên mạng sống và cả linh hồn con người nữa. Chúa Giêsu khẳng định: Vậy để các ông biết: ở dưới đất, Con Người có quyền tha tội.
          
Đến đây, Người mạc khải cho các kinh sư biết chính Người là Đấng Mêsia, Đấng phải đến để cứu dân thoát xiềng xích của ma quỷ và tội lỗi. Đấng đến để đưa con người vào hưởng hạnh phúc Thiên Chúa. Như vậy, thánh sử muốn chúng ta biết lòng thương xót của Thiên Chúa đối với con người toàn vẹn nơi anh bại liệt, mặc dù anh đến chữa bệnh không một lời hay cử chỉ van xin, mà chỉ do sự nhiệt tình của những người khiêng. Nhưng điều kỳ diệu hơn nữa của ơn tha thứ là: trước khi tha thứ cho anh, Chúa Giêsu đã khai mở ơn cứu độ cho các kinh sư, khi các ông nhận ra: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Nhưng rất tiếc là sự hiểu biết ấy chỉ trên lý thuyết, các ông vẫn không mở lòng mở trí đón nhận ơn cứu độ, mặc dù họ biết: Chúa Giêsu đang thi hành sứ vụ của Đấng Mêsia. Người chính là Đấng Cứu Thế mà dân Do Thái đang mong chờ.
          
Ngược với thái độ cứng lòng, cố chấp của các kinh sư là tâm tình tôn vinh quyền năng và tình yêu Thiên Chúa mà dân chúng cảm nhận được “ chúng ta chưa thấy vậy bao giờ” (12). Họ trầm trồ thán phục, ngạc nhiên ngỡ ngàng trước tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa được thể hiện qua con người Giêsu Nagiarét.
          
Lời Chúa hôm nay nhắc chúng ta biết rằng chỉ có Chúa mới có thể chữa lành cho một con người đã bị bệnh bại liệt từ lâu. Nhưng nếu như không có những người mang người bệnh đến để  được Chúa chữa lành thì chắc là người bệnh sẽ không có cơ hội để khỏi bệnh. Chúa muốn chúng ta cũng phải cộng tác với Ngài để Ngài thực hiện những phép lạ. Như vậy, bổn phận của chúng ta là phải đưa mọi người đến với Chúa, nhất là những người mang bệnh tật trong tâm hồn, chúng ta có thể thực hiện việc này qua lời cầu nguyện, qua việc khích lệ, động viên để cùng nhau làm việc lành, xây dựng xã hội và cộng đoàn nên tốt đẹp…
          
Kế đến ta thấy rằng chỉ có Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Là Đấng Cứu Độ chúng ta, Ngài uy quyền và toàn năng, Ngài đến thế gian để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, khỏi quyền lực sự dữ, nên chúng ta phải có tâm tình; hoàn toàn tin tưởng và tín thác vào Ngài và luôn chạy đến bên Ngài để được bảo vệ chở che.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.