CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA CHO NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ 39 Ngày 17/9, Phòng báo chí Toà thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39 với chủ đề: “Những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh (Is 40, 31). Năm nay, ngày Giới trẻ Thế giới sẽ được cử hành theo cấp giáo phận vào Chúa nhật ngày 24/11/2024, lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ. Sau đây là nội dung Sứ điệp của Đức Thánh Cha: Đọc tất cả   Nhiều linh mục được nhớ đến trong “Ngày Thế giới những người bị lưu đày đến Siberia” 85 năm trước, vào ngày 17/9/1939, Hồng quân Liên Xô đã phá vỡ hiệp ước không xâm lược Ba Lan và tiến vào lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan. Ngày 17/9 được Ba Lan kỷ niệm như “Ngày Thế giới những người bị lưu đày đến Siberia” để tưởng nhớ số phận bi thảm của những người Ba Lan bị Liên Xô đày đến Siberia; trong số này có các giáo sĩ Ba Lan. Đọc tất cả   “Lễ hội Phép lạ” thu hút hơn nửa triệu tín hữu hành hương ở Argentina Ngày 15/9 vừa qua, hơn 650 ngàn tín hữu hành hương đã quy tụ về thành phố Salta của Argentina để cử hành Lễ Chúa và Đức Trinh nữ Phép lạ. Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Jorge García Cuerva của Buenos Aires nói rằng “Chúng ta muốn để mình được Chúa nhìn thấy bằng ánh mắt thương xót của Người, ánh mắt chữa lành vết thương của tâm hồn...”. Đọc tất cả   ĐHY Gracias: ĐTC Phanxicô muốn thay đổi vai trò của các Sứ thần Tòa Thánh Đức Hồng y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay ở Ấn Độ, đã được bổ nhiệm làm điều phối viên của nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá hoạt động và vai trò của các Sứ thần Tòa Thánh. Ngài chia sẻ rằng Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh vai trò của các Sứ thần là giúp đỡ các giám mục địa phương. Đọc tất cả   Toà Thánh tiếp tục hướng đến thế giới không vũ khí hạt nhân Phát biểu tại phiên họp thứ 68 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, ủng hộ cam kết của tổ chức này đối với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và đảm bảo sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi đại diện đến các cử hành mừng 350 thiết lập TGP Quebec Tổng Giáo Phận Quebec của Canada mừng 350 năm thiết lập, Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám Mục Marseille của Pháp, làm đặc sứ của ngài cho các hoạt động cử hành Năm Thánh của Tổng Giáo Phận, từ ngày 20 đến 22/9. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Năm Thánh 2025, hành hương, không du lịch Trong sứ điệp cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39 với chủ đề: “Những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh (Is 40, 31), Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ đón nhận những thách đố cuộc sống với hy vọng và sự kiên trì. Đọc tất cả   Tiếp kiến chung 18/09/2024 - ĐTC Phanxicô: Tôi nhìn thấy một Giáo hội sống động tại Á Châu và Châu Đại dương Trở về sau chuyến tông du thứ 45 tại nước ngoài, viếng thăm 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore, tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 18/9/2024, Đức Thánh Cha đã chia sẻ với các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô về những trải nghiệm tuyệt vời ngài đã có tại các nước này. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến sự sinh động của các Giáo hội ở những nước mà các tín hữu chỉ là một thiểu số, và Giáo hội phát triển bởi sự hấp dẫn chứ không nhờ chiêu dụ tín đồ. Đọc tất cả   Cuộc đối thoại Trung Quốc-Tòa Thánh và "chủ nghĩa thực tế" của ĐTC Phanxicô Trong cuộc gặp gỡ với giới truyền thông trên chuyến bay từ Singapore về Roma, ĐTC Phanxicô đã xác định kết quả của các cuộc đối thoại với chính phủ Bắc Kinh là “tốt” và nói rằng “ngay cả đối với việc bổ nhiệm các giám mục, chúng tôi cũng đang làm việc với thiện chí”. Ngay cả khi cuộc đối thoại này và Thỏa thuận tạm thời không tránh khỏi những lời chỉ trích trên báo chí quốc tế, quan điểm của ĐTC Phanxicô vẫn được chứng minh bằng dữ liệu tích cực mới nhất. Đọc tất cả   Tổng Giám mục Tokyo cảnh báo chống lại việc gạt người già ra ngoài lề Trong bài giảng Thánh lễ Chúa Nhật ngày 15/9/2024, ngày Giáo hội Nhật Bản cử hành Ngày Thế giới ông bà và người cao tuổi, Đức Tổng giám mục Isao Kikuchi của Tokyo đã kêu gọi “tương tác nhiều hơn giữa thế hệ trẻ và thế hệ già”, đồng thời cảnh báo chống lại việc gạt người già ra bên lề ngày càng tăng khi Nhật Bản đang phải vật lộn với tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng và dân số già đi. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Năm Tuần XXXIII TN - Yêu Thương Kẻ Thù

13/09/2024 - 3
12.9 Thứ Năm trong tuần thứ Hai Mươi-Ba Mùa Quanh Năm
1 Cr 8:1-7,11-13; Tv 139:1-3,13-14,23-24; Lc 6:27-38
YÊU THƯƠNG KẺ THÙ

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thấy ngay trong gia đình đã có những tranh chấp, cãi vã; hàng xóm cũng kiện tụng, đánh nhau; thế giới thì không ngừng chiến tranh, khủng bố…

Thiên Chúa là Tình Yêu, ai sống trong Tình Yêu là sống trong Thiên Chúa; ai sống trong hận thù, người đó cũng chối bỏ Thiên Chúa. Ðã đi vào cuộc sống là đặt mình vào tương quan với Thiên Chúa: hoặc là sống cho và với Thiên Chúa; hoặc là chối bỏ Ngài.

Chúa Giêsu không đến trần gian để thiết lập một hệ thống luân lý, Ngài đến trước hết là để mặc khải tình yêu của Thiên Chúa và đặt con người vào mối tương quan với Thiên Chúa. Vì là hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu nên con người cũng phải sống như Thiên Chúa Tình Yêu. Chỉ có một tình yêu đúng nghĩa nhất, đó là tình yêu của Thiên Chúa, và cũng chỉ có một cách yêu đúng đắn nhất, đó là yêu như Thiên Chúa yêu. Qua cuộc sống của Ngài, qua các quan hệ của Ngài với tha nhân, và nhất là qua cái chết của Ngài trên thập giá, Chúa Giêsu đã tỏ cho con người thấy được tình yêu của Thiên Chúa. Yêu như Thiên Chúa yêu là trao ban và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu; yêu như Thiên Chúa yêu là yêu mọi người, ngay cả kẻ thù mình.

Chúa Giêsu sẽ không mặc khải trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa, nếu từ Thập giá, Ngài không tha thứ cho chính những kẻ đang hành hạ Ngài. Tuyệt đỉnh của yêu thương chính là đang lúc giang tay ra cho kẻ thù đóng đinh vào Thập giá mà vẫn có thể thốt lên: “Lạy Cha! Xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. Chúa Giêsu đã không rao giảng bất cứ điều gì mà chính Ngài không sống và minh chứng trước: dạy chúng ta tha thứ cho kẻ thù, Ngài đã chứng minh đó là điều nằm trong khả năng của con người.

Kinh thánh cho biết: từ khi nguyên tổ phạm tội thì sự dữ đã nhập vào thế gian. Sự ghen tương, thù hận, giết chóc đã xảy ra ngay sau đó giữa hai anh em Cain và Abel. Và cứ thế, lịch sử con người tiếp diễn với các cuộc tàn phá, và tàn sát. Sự thù hận không thể chấm dứt nếu con người muốn lấy máu trả nợ máu.

Trước Chúa Giêsu 6 thế kỷ, Đức Phật đã dạy ‘lấy oán báo oán, oán chất chồng; lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan’. Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu dạy ta yêu thương, tha thứ cho kẻ thù không đơn thuần là một phương kế nhưng là một đòi hỏi bắt buộc đối với những ai muốn làm môn đệ của Ngài và làm con Cha trên trời. Với Chúa Giêsu, tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa Cha và những ai được mời gọi làm con Thiên Chúa phải yêu người như Thiên Chúa đã yêu.

Chúa Giêsu cho biết Chúa Cha yêu thương ban mưa thuận gió hòa cho cả người công chính cũng như kẻ bất lương.

Ngài còn dạy các môn đệ phải biết yêu thương kẻ thù. Yêu kẻ thù là chúc phúc cho kẻ nguyền rủa mình, và cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình.

Chúa Giêsu đã dạy yêu thương và Ngài đã sống điều Ngài dạy. Trên thập giá, Ngài xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho họ…”

Yêu thương, tha thứ quả là điều vô cùng khó. Chỉ nguyên việc không tìm cách trả đũa kẻ gây ra những đau thương bất hạnh cho mình đã là khó, nói chi đến việc làm ơn, cầu nguyện cũng như chúc phúc cho những kẻ thù nghịch với mình.

Khó nhưng đó lại là tiêu chuẩn thực hành của người Kitô Hữu. Khó nhưng không phải là không làm được. Trong Giáo Hội đã từng có biết bao vị thánh làm được điều mà Chúa đã dạy. Đó là thày phó tế Stêphanô. Trước giờ chết, thày đã lớn tiếng cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu xin nhận lấy linh hồn con”; và “xin đừng chấp tội họ”. Thánh tử đạo Việt Nam Emmanuel Lê Văn Phụng đã nói với các con của mình rằng: Các con đừng tìm cách báo thù; quay sang các bạn hữu, ngài nói: “Các bạn hãy tha thứ vì chính tôi đã tha thứ”.

Sau các Mối Phúc ngỏ lời với những người bị đè bẹp trong cuộc sống và các Mối Họa được gởi đến cho những người chỉ coi sự giàu sang phú quý như cứu cánh cuộc đời mình, thì phần này mở ra và đóng lại với huấn lệnh “hãy yêu thương kẻ thù” (6: 27 và 6: 35). Những kẻ thù ở đây được nhận dạng qua những hành vi họ làm: “nguyền rủa anh em” và “vu khống anh em” (6: 28), đó là những kẻ bách hại các Ki-tô hữu đã được nói đến ở Mối Phúc thứ tư (6: 22).

Ở trung tâm của phân đoạn này là luật vàng: “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (6: 31). Luật này được giải thích bởi những huấn lệnh vây quanh, trước hết những huấn lệnh thuộc thể truyền lệnh ở ngôi thứ hai số ít: “Anh” (6: 29-30) và sau đó những mệnh lệnh thuộc thể điều kiện ở ngôi thứ hai số nhiều: “Anh em” (6: 32-34). Hình ảnh đưa cả má bên kia cho người ta tát và trao luôn cả áo trong cho kẻ khác, xin thì cho, lấy thì đừng đòi lại, đó là một thái độ bất bạo động không tìm cách chống cự lại kẻ ác. Để ý đến việc chuyển từ ngôi thứ hai số ít sang ngôi thứ hai số nhiều gợi lên sự vượt quá tương quan liên bản vị. Như thế luật vàng được trình bày một cách tích cực: tính hỗ tương mà luật này phải dựa vào: làm cho người khác điều thiện mà mình muốn người khác làm cho mình được xác định trong các câu 29-30, ngay cả vượt qua trong các câu 32-34. Thực vậy, ba câu hỏi nhắc lại rằng chỉ có việc không tính toán, không cho để được cho lại, hoàn toàn vô vị lợi mới phân biệt cách ăn nếp ở của người tín hữu với cách ăn nếp ở của những người tội lỗi, những người này cũng biết nhân ái đối với những ai đối xử với họ như vậy. Trong phân đoạn này, thính giả được mời gọi hằng ngày phải vượt qua chính mình, phải sáng tạo để “làm điều thiện”cho tha nhân, nhất là cho những kẻ không muốn làm điều thiện cho mình.

Tất cả những thực hành trên phải được hiểu theo quan điểm của cặp đóng khung (6: 27 và 35): lòng yêu thương đối với kẻ thù được đòi hỏi cách triệt để ở đây. Những thực hành như thế không mong được đền ơn đáp nghĩa nào trên bình diện con người; nếu có đó chỉ là phần được ban mà thôi. Người tín hữu chỉ trông chờ lời đáp của Thiên Chúa. Đáp lại ba hành vi phục vụ người khác (6: 35a) là phần thưởng đến từ Thiên Chúa (6: 35b). Ở đây cũng như Mt 5: 9, 45, chính trên cơ sở những tương quan liên vị mà người tín hữu được đồng hóa với Đấng là Con duy nhất của Thiên Chúa. “Ở nơi việc yêu thương kẻ thù chiếu sáng trong chúng ta họa ảnh của Thiên Chúa, Cha chúng ta, Ngài, qua cái chết của Con của Ngài, đã chuộc lại khỏi sự hư mất đời đời và hòa giải với Ngài nòi giống con người, trước đây vốn đã không thân thiện và thù ghét Ngài”

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về ơn gọi cao cả của người Kitô hữu: Như Chúa Giêsu đã tha thứ cho những kẻ hành hạ Ngài, chúng ta cũng được mời gọi để yêu thương và tha thứ không ngừng, bởi vì chỉ có lòng tha thứ, chúng ta mới thực sự trở thành nhân chứng tình yêu Thiên Chúa đối với mọi người.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.