CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin (20/7): Mùa hè là cơ hội để "giảm tốc" và trở nên giống Maria Trưa Chúa Nhật ngày 20/7, sau khi dâng Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà Albano. Đức Thánh Cha đã trở lại Castel Gandolfo và đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tại Quảng trường Tự Do. Ngài đã có một bài huấn dụ ngắn về Tin Mừng Chúa Nhật XVI thường niên. Đọc tất cả   Giáo hội Nam Ả Rập gửi 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh Giới trẻ Hạt Đại diện Tông tòa Nam Ả Rập đã gửi một phái đoàn 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh giới trẻ. Nhóm hành hương khởi hành vào thứ Hai, ngày 21/7 được một số linh mục và tu sĩ đang hoạt động trong mục vụ giới trẻ và ơn gọi đồng hành trong chuyến hành hương kéo dài hai tuần. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Đức tin của các tín hữu vẫn toả sáng giữa bóng tối chiến tranh Trong một cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng Sir của Hội đồng Giám mục Ý, cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza nhấn mạnh, cuộc sống ở đây bị gián đoạn, tình hình rất nghiêm trọng. Thế nhưng giữa bóng tối chiến tranh, ánh sáng đức tin của các tín hữu vẫn toả sáng. Đọc tất cả   “Dự án 1004” của Giáo hội Hàn Quốc cho Năm Thánh Giới trẻ tại Roma Vào thứ Bảy, ngày 19/7, Tổng Giáo Phận Seoul đã tổ chức một buổi lễ tiễn trang trọng và đầy niềm vui dành cho hơn 1.000 bạn trẻ Công giáo tham gia “Dự án 1004”, một sáng kiến hành hương lớn hướng đến Năm Thánh Giới trẻ tại Roma. Đọc tất cả   Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu thăm và bày tỏ sự liên đới với Ucraina Từ ngày 16 đến 18/7/2025, phái đoàn của Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu đã đến thăm thành phố Lviv của Ucraina. Đức Cha Chủ tịch Mariano Crociata nhấn mạnh rằng sứ mạng của Hội đồng là thể hiện dấu chỉ rõ ràng và cụ thể về tình liên đới của các Giám mục Châu Âu với một dân tộc mà theo ngài, “không cho phép mình nản lòng hay mất tinh thần, nhưng vẫn kiên trì muốn tiếp tục cuộc sống của mình”. Đọc tất cả   Quỹ Ambrosoli sát cánh cùng những người rốt cùng ở Uganda Chủ tịch Quỹ Ambrosoli, bà Giovanna Ambrosoli, cháu của chân phước Giuseppe Ambrosoli - bác sĩ truyền giáo ở Uganda, cho biết, tổ chức dấn thân xoá bỏ định kiến về khuyết tật và thúc đẩy một cuộc sống xứng nhân phẩm, trong đó không ai bị bỏ rơi. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô: lắng nghe và phục vụ là hai thái độ bổ trợ cho nhau Sáng Chúa Nhật ngày 20/7, Đức Thánh Cha đã dâng Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà Albano, địa phận nơi ngài đang trải qua những ngày hè tại Castel Gandolfo. Đọc tất cả   Tổng Thư ký Caritas Quốc tế kêu gọi chấm dứt những hành động tàn bạo ở Gaza Trả lời phỏng vấn của Vatican News, ông Alistair Dutton đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức “các cuộc ném bom và những hành động tàn bạo” ở Dải Gaza và thúc đẩy việc tiếp cận các khoản viện trợ rất cần thiết cho hai triệu người đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô thăm Đài thiên văn Vatican nhân 56 năm ngày con người đặt chân lên Mặt trăng Qua kênh Telegram, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào trưa ngày 20/7/2025, ngày tròn 56 năm hai phi hành gia người Mỹ đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, sau giờ đọc Kinh Truyền Tin tại Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến thăm các kính viễn vọng và các thiết bị của đài quan sát thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Đại hội của TGP Công giáo Byzantine của Pittsburgh Hoa Kỳ Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp đến các thành viên tham dự Đại hội lần thứ ba của Tổng Giáo Phận Công giáo Byzantine tại Pittsburgh, ở Hoa Kỳ, bày tỏ lòng biết ơn chứng tá của các vị tiền bối, những người đã xây dựng nên các cộng đoàn Byzantine sống động tại Bắc Mỹ, giữa muôn vàn thử thách và bất ổn. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Hai Tuần I TN - Ý Thức Và Sống Phép Rửa

09/01/2023 - 57
9.1 Thứ Hai Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Ý Thức Và Sống Phép Rửa


        
Biến cố Đức Giêsu xuất hiện, đã được Giáo Hội nhìn như một biến cố đặc biệt mà Cựu Ước đã loan báo như chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất: “Hỡi kẻ loan tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao; Hỡi kẻ loan tin mừng cho Yêrusalem, hãy cất tiếng lên cho thật lớn … kìa Thiên Chúa các ngươi đang tới”. Nơi Đức Giêsu, người ta thấy vinh quang của Thiên Chúa. Thiên Chúa đến cách đặc biệt nơi Đức Giêsu.
          
Biến cố Chúa Giêsu cũng đã chi phối và biến đổi đời sống của những người tin Ngài một cách dứt khoát. Đời sống của Kitô hữu phải dọi theo đời sống của chính Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu luôn chọn ý Thiên Chúa trên tất cả, Ngài luôn yêu thương anh chị em mình. Ngài yêu họ đến độ dám hy sinh chính mạng sống mình cho họ, nói cho họ biết Thiên Chúa yêu thương họ đến cùng khi cho Con Ngài nhập thể, cho dù khi nói như vậy Ngài bị người ta hiểu lầm và giết Ngài. Đức Giêsu là người đã đến sống cho tình yêu và chết cho tình yêu. Xin cho mỗi người chúng ta sống theo gương Ngài, yêu thương và khiêm tốn, để đem hạnh phúc cho những người chúng ta gặp gỡ và sống với.
          
Tham dự phụng vụ hôm nay, Thánh sử Luca mời gọi chúng ta hướng nhìn về Chúa Giêsu, để chúng ta sống giống như Chúa Con, “đẹp Lòng Chúa Cha”. Đầu tiên, chúng ta thấy Chúa Giêsu sống khiêm nhường, sống giống mọi người. Trước khi dìm mình trong nước để nhận lãnh phép rửa từ tay thánh Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu đã nhập đoàn dân chúng giống y như mọi người, khiêm tốn và chia sẻ với mọi người nhu cầu sám hối và thanh tẩy. Con đường của Chúa Giêsu đi cũng là con đường của tất cả mọi người chúng ta. Chúa Giêsu trở thành người và sống như mọi người, sống giữa mọi người.
          
Kế đến, Chúa Giêsu cho thấy việc thanh tẩy là hình bóng của bí tích rửa tội mà chúng ta lãnh nhận. Tuy nhiên, nghi lễ thanh tẩy của Gioan chỉ là việc tỏ lòng sám hối. Lời Gioan Tẩy Giả cho thấy bản chất của bí tích Rửa tội mà Chúa Giêsu trao ban cho con người gồm hết mọi lễ nghi thanh tẩy của Cựu Ước, bởi vì Chúa Giêsu sẽ thanh tẩy con người với Chúa Thánh Thần và lửa. Bí tích Rửa tội mà Chúa Giêsu hiện thực là lửa đốt cháy sự dữ. Nó như lửa luyện lọc và thanh tẩy lòng con người như lời tiên tri đã báo trước. Nó như nước tẩy rửa mọi vết nhơ trong tâm hồn con người, trao ban phong phú và sự sống. Và điểm đặc thù nổi bật nhất trong bí tích Rửa tội Kitô giáo, là sự hiện diện củ
           
Tin Mừng vừa nghe cho chúng ta thấy Chúa Giêsu xuất hiện như là vị cứu tinh của thời đại mới. Gioan lúc này đang làm phép rửa thống hối. Dân chúng đã từng thắc mắc về ông và tự hỏi: Ông có thể là vị cứu tinh của dân tộc, là Đấng Messia từng được mong đợi hay không? Nhưng chính Gion đã trả lời thắc mắc của dân chúng bằng cách giới thiệu Chúa Giêsu trong chính sứ vụ của Người. Đang khi ông chỉ là người làm phép rửa trong nước, thì Chúa Giêsu lại là người làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần và trong lửa. Lời giới thiệu của Gioan cho chúng ta thấy là thời đại cũ, thời chuẩn bị, thời tìm đường đã chấm dứt và thời mới, thời chính yếu đang đến.
          
Ở đây Chúa Giêsu đã không chỉ được giới thiệu bởi Gioan mà còn bởi chính Thiên Chúa Cha qua sự kiện siêu phàm: Trời mở ra, Chúa Thánh Thần ngự xuống và tiếng phán từ trời. Người ta quan niệm rằng sau khi con người phạm tội thì trời và đất như đóng kín lại với nhau. Thiên Chúa Chúa không còn đi lại gần gũi với dân của Ngài như ngày xưa nữa. Nay với Chúa Giêsu, thì trời không còn khép kín, nhưng đã được mở ra như một điều kiện dọn đường cho Thánh Thần ngự xuống. Hình ảnh gợi lên cho chúng ta lòng mơ ước của dân Chúa vào thời cứu chuộc, thời Thiên Chúa sẽ xé trời mà xuống.
          
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa gợi nhớ về Bí tích Rửa Tội của chúng ta. Vì tình thương, Chúa Giêsu đã lập nên Bí tích Rửa Tội để tha tội cho chúng ta. Đây là Bí tích cần nhất. Bởi vì, chỉ có người đã lãnh nhận Bí tích này mới có thể lãnh nhận các Bí tích khác. Vì vậy, Giáo lý Hội Thánh Công Giáo gọi Bí tích Rửa tội là “lối dẫn vào các bí tích khác”(x. số 1213). Thật vậy, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta mới có thể lãnh nhận Bí tích Giao Hoà, Bí tích Thánh Thể, Bí tích Xức dầu…
          
Nhờ Bí tích Rửa Tội chúng ta không những được tha tội nguyên tổ và tất cả các tội lỗi của bản thân, mà còn được sinh ra trong sự sống mới, nhờ đó chúng ta trở thành nghĩa tử của Chúa Cha, là chi thể của Chúa Kitô, là đền thờ Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, người lãnh nhận Bí tích Rửa Tội được nhập vào Giáo Hội, Thân Thể Chúa Kitô, và được tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô(x. GLHTCG số 1279). Vì vậy, Thánh Grêgôriô Naz gọi “Bí tích Rửa Tội là hồng ân đẹp nhất và tuyệt nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa”.
          
Nhưng quyền lợi đi đôi với bổn phận. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Giáo Hội mời gọi chúng ta: Từ bỏ tà thần, tuyên xưng Đức Tin. Từ bỏ tà thần tức là từ bỏ tội lỗi, từ bỏ những quyến rũ bất chính và từ bỏ ma quỷ. Chúng ta thường gọi là: ma quỷ, thế gian và xác thịt. Giáo Hội cũng mời gọi chúng ta tuyên xưng đức tin, đó là những điều chúng ta đã tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Nhưng Đức Tin không chỉ tuyên xưng ngoài môi miệng mà còn phải thể hiện bằng những hành động cụ thể, vì như Thánh Giacôbê nói “Đức Tin không việc làm là Đức Tin chết”(Gc 2,17).
          
Như thế, phép rửa của Chúa Giêsu nhắc nhở cho chúng ta ý thức được ơn gọi cao trọng làm con cái Chúa của mình, ơn gọi mà chúng ta đã lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội. Ơn gọi đó đồng thời cũng bao gồm sứ mệnh làm chứng cho Chúa giữa lòng thế giới này. Và chúng ta chỉ có thể hiện thực được nó khi biết cố gắng sống theo mẫu gương của Chúa Giêsu sống đẹp lòng Chúa Cha mà thôi.
          
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Giáo Hội còn trao cho chúng ta chiếc áo trắng và ngọn nến sáng: chiếc áo trắng là tượng trưng cho sự trong sạch tâm hồn; ngọn nến sáng là tượng trưng cho Đức Kitô, Đấng là nguồn mạch ánh sáng. Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy gìn giữ tâm hồn trong sạch, hãy gìn giữ ngọn lửa Đức Tin luôn luôn chiếu sáng cho tới khi ra trước toà Chúa Kitô để chúng ta được sống muôn đời.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.