CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Bảy Tuần I TN - Ý Thức Và Trở Về

14/01/2023 - 35
14.1 Thứ Bảy Thứ Bảy trong tuần thứ Nhất Mùa Quanh Năm
Dt 4:12-16; Tv 19:8,910,15; Mc 2:13-17

Ý Thức Và Trở Về


Chúa Giêsu đi dọc bờ biển giảng dạy dân chúng. Người thấy ông Lêvi (Mátthêu) đang ngồi thu thuế. Người gọi ông, ông liền theo Người, và dọn tiệc thiết đãi Người với các kẻ thu thuế và nhiều người tội lỗi. Thấy vậy, nhóm luật sĩ và biệt phái hỏi môn đệ Chúa: Sao Thầy các ông ăn uống với phường thu thuế và kẻ tội lỗi ? Chúa nghe thấy vậy thì đáp: Thầy thuốc không cần cho người khỏe mạnh mà chỉ cần cho kẻ yếu đau. Cũng thế, Ta không đến để kêu gọi người lành thánh mà đến để kêu gọi người tội lỗi ăn năn thống hối.

Thiên Chúa là Đấng toàn năng. Sự toàn năng nơi Ngài có sức biến đổi và cứu độ. Và sự toàn năng nơi Ngài xuất phát từ lời nói đến việc làm. Quả thế, “ngôn hành” của Ngài luôn có ý hướng và mục đích. Ý hướng của Ngài gợi hứng từ sự yêu thương vô điều kiện. Mục đích Ngài nhắm đến chính là chia sẻ ơn cứu độ cũng như mong mỏi hết thảy mọi người đều được tham dự vào bàn tiệc Thiên Quốc.

Đọc lại hành trình lịch sử cứu độ dân Chúa, chúng ta nhận ra rằng từ trong Cựu Ước cho đến Tân Ước, Thiên Chúa vẫn dùng “ngôn hành” của mình để dẫn dắt, dạy dỗ và biến đổi từng cá nhân trong dân tộc của Ngài. Trong Cựu ước, Thiên Chúa đã kêu gọi, đồng hành và hướng dẫn Mô-sê thành một người chỉ huy tài ba, thành cầu nối giữa dân và Chúa. Mặc dầu Mô-sê không phải là người tài ăn, khéo nói, thậm chí nhút nhát. Nhưng Chúa muốn và Mô-sê vâng phục, Mô-sê trở thành thủ lãnh trong dân, thành người kéo ơn Chúa xuống cho dân và thông truyền mong mỏi của dân đến với Chúa. Đó là sự toàn năng và tuyệt hảo nơi Chúa thực hiện qua Mô-sê cũng như dân của Ngài.

Còn trong Tân ước, có rất nhiều những con người, những nhân vật đã được Thiên Chúa gọi mời và biến đổi thành người cộng tác đắc lực với Chúa trong công cuộc rao giảng Tin mừng. Cụ thể, trong bài Tin mừng ngày hôm nay, tác giả Mác-cô trình bày cho chúng ta, một Mát-thêu, kẻ làm nghề thu thuế, bị coi là người tội lỗi, bị dân chúng khinh bỉ, là người cộng tác với ngoại bang để hành hạ đồng bào. Thế nhưng, chính “ngôn hành” của Chúa đã biến đổi và giúp ông trở thành Tông đồ cho Ngài.

Quả vậy, Thiên Chúa không chấp nhất quá khứ, Ngài kêu gọi Mát-thêu từ bỏ quá khứ tội lỗi và hướng tới tương lai. Không phụ lòng tin tưởng nơi Chúa, Mát-thêu đã rũ bỏ tất cả, tiền tài, địa vị, quyền bính và thậm chí cả những dị nghị, nghi nan. Chính sự đáp trả, niềm tin và sự phó thác vào Thiên Chúa đã biến đổi ông. Nói cách khác, chính tình yêu Chúa đã thay đổi và nâng ông dậy. Từ một con người chỉ biết tích cóp, ăn chặn và bóc lột đồng bào. Giờ đây Mát-thêu trở thành kẻ “lưới người”, kéo những “mẻ cá người” về cho Chúa, cho Hội thánh bằng sự nhiệt thành và hăng say. Bên cạnh đó, Mát-thêu còn trở thành tác giả Tin mừng viết về dòng dõi và sứ mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa. Ông dùng chính đôi tay thu thuế trước đây của mình, giờ đây cũng với đôi bàn tay ấy, ông chia sẻ cho đồng bào và hậu thế về sứ mạng của Đấng Tình Yêu. Sở dĩ Mátthêu có đặc ân ấy là vì sự toàn năng và yêu thương của Chúa dành riêng cho ông. Ngài muốn, Ngài yêu và Ngài tin tưởng vào sự thay đổi nơi ông và biến ông thành người cộng tác đắc lực trong sứ mạng rao giảng Tin mừng.

Thiên Chúa toàn năng và rất mực yêu thương nhân loại như vậy. Thế nhưng, hôm nay chứng kiến việc Chúa Giêsu kêu gọi Mátthêu và Ngài còn về nhà ông để mừng tiệc, để được ông thiết đãi, những người kinh sư thuộc nhóm Biệt phái tỏ vẻ không hài lòng, nghi kị và muốn kết án. Suy nghĩ và cái nhìn của những  người Biệt phái ngày xưa, dường như cũng đang là não trạng và cách hành xử của con người thời nay.

Trong một xã hội vô cảm, đặt nặng những giá trị bên ngoài nhưng thiếu ý thức nhân bản và chiều sâu đời sống nội tâm. Dường như con người hiểu nhau qua vật chất, qua vẻ hào nhoáng của địa vị mà bỏ quên giá trị và ý nghĩa nhân bản hay đời sống đức tin. Khác hẳn với cách cư xử và hành động của con người. Thiên Chúa hứa là Ngài giữ lời. Ngài chậm giận và giàu tình thương. Thiên Chúa không giữ quá khứ của chúng ta nhưng Ngài kêu gọi chúng ta hướng tới tương lai, từ bỏ tội lỗi và tín thác nơi Ngài. Như một bác sĩ rành nghề, hôm nay Chúa Giêsu biết rõ bệnh tình của Mátthêu, Ngài đã trị dứt cơn bệnh của ông, đồng thời Ngài sử dụng tài năng linh hoạt có sẵn nơi ông để dùng ông trong sứ vụ rao giảng Tin mừng.

Việc Chúa Giêsu chọn một người thu thuế như Lêvi làm môn đệ đã đem lại sự vui sướng chẳng những cho chính Lêvi, mà còn cho những người thu thuế khác. Vì thế họ dọn một bữa tiệc để ăn mừng. Xưa nay họ chỉ thấy mới có một mình Chúa Giêsu không chê họ, mà còn chọn một người trong bọn họ làm môn đệ.

Bữa ăn hay bữa tiệc thường được diễn tả sự gần gũi thân tình. Ở đây Đức Giêsu và các môn đệ đến dùng bữa tại nhà ông Lêvi cùng với nhiều người thu thuế và các người tội lỗi, chứng tỏ Chúa bày tỏ tình thương đối với những người tội lỗi. Chính tinh thần này lôi kéo những người tội lỗi đến với Người.

Việc Chúa Giêsu gọi Lêvi là người thu thuế đi theo Người lại là cớ gây ra sự phê bình và chỉ trích của người Do thái, nhất là các luật sĩ và biệt phải.

Họ vốn có quan niệm chật hẹp, khép kín và khinh rẻ đối với những người tội lỗi, nên khi thấy Chúa Giêsu và các môn đệ tiếp xúc thân tình với những người tội lỗi, thì họ đã tỏ ra khó chịu nên họ đã phê bình và chỉ trích Chúa. Họ đã hỏi các môn đệ: “Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” (Mc 2, 16)

Để sửa lại quan niệm hẹp hòi của luật sĩ, Chúa Giêsu đã trả lời cho họ: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2, 17). Chính vì Lêvi ý thức thân phận tội lỗi bất xứng của mình cho nên anh rất mừng khi được Chúa gọi, và quảng đại bỏ tất cả để theo Người.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.