CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐGH Lêô cầu nguyện cho các nạn nhân vụ rơi máy bay tại Bangladesh Đức Giáo hoàng Lêô bày tỏ “nỗi buồn sâu sắc” trước thảm kịch rơi máy bay tại Bangladesh khiến ít nhất 31 người thiệt mạng. Ngài phó dâng các nạn nhân “cho tình thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng”. Đọc tất cả   Đức Hồng y André Vingt-Trois qua đời, Đức Thánh Cha gởi điện thư chia buồn với Tổng Giáo phận Paris Đức Hồng y André Vingt-Trois, nguyên Tổng Giám mục Paris, đã qua đời đầu giờ chiều ngày 18 tháng 7 năm 2025, tại Nhà dưỡng lão Marie-Thérèse, sau một thời gian dài chịu đựng bệnh tật với lòng kiên nhẫn và đức tin sâu sắc. Đức Giáo hoàng Lêô XIV đã gửi điện chia buồn đến Đức Tổng Giám mục đương nhiệm Laurent Ulrich và toàn thể cộng đoàn Tổng Giáo phận Paris. Trong điện thư, ĐTC Lêô bày tỏ sự gần gũi thiêng liêng, lời cầu nguyện và sự hiệp thông với toàn thể cộng đoàn trong biến cố này. Đọc tất cả   Roma chuẩn bị đón một triệu bạn trẻ tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ Từ ngày 28/7 đến ngày 3/8/2025 tại Roma sẽ diễn ra một trong những sự kiện quan trọng nhất và lớn nhất của Năm Thánh 2025. Đó là Ngày Năm Thánh Giới trẻ. Dự kiến sẽ có khoảng một triệu tín hữu, đặc biệt là các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới, đổ về Roma để tham dự sự kiện đặc biệt này. Đọc tất cả   Bề trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa: tu sĩ Phanxicô không chỉ coi sóc Thánh Địa nhưng hiện diện sống động cạnh các Kitô hữu Cha Francesco Ielpo, tân Bề trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa, đã chính thức nhận sứ mạng mới tại Thánh Địa. Cha chia sẻ rằng các tu sĩ Phanxicô không chỉ là người trông coi các nơi thánh, mà còn là sự hiện diện mục vụ sống động bên cạnh các Kitô hữu trên vùng đất này. Đọc tất cả   Các chủng viện Hoa Kỳ đang ngày càng chất lượng hơn Theo các chuyên gia, mặc dù số lượng chủng sinh tại các chủng viện Hoa Kỳ vẫn còn ở mức suy giảm đều, như tình trạng xảy ra từ cuộc khủng hoảng hậu Công đồng Vatican II vào những năm 1960 và sau đó là cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục vào đầu những năm 2000, các chủng viện đang ở thời kỳ tốt nhất trong nhiều thập kỷ về mặt văn hóa và chất lượng đào tạo linh mục. Đọc tất cả   Ba dự án mới của Caritas Ý về viện trợ và hỗ trợ cho Palestine Caritas Ý đã xây dựng một chương trình can thiệp mới tại Gaza và Bờ Tây, với mục tiêu cung cấp viện trợ nhân đạo ngay lập tức, khởi xướng phục hồi kinh tế xã hội cho những người mất việc làm và tiếp tục quá trình xây dựng đối thoại giữa người Israel và người Palestine. Đọc tất cả   Link Youtube trực tiếp: Cầu nguyện với Thủ cấp Anrê Phú Yên và Sứ điệp của Đức Thánh Cha với Giáo lý viên Việt Nam Thời gian: Chào đón lúc 19:00 ; Chương trình chính thức bắt đầu lúc 19:30 (giờ Việt Nam) thứ Sáu 25/07/2025. Đọc tất cả   Đức Giáo hoàng Lêô XIV thăm Nhà dưỡng lão “Santa Marta” tại Castel Gandolfo Sáng ngày 21/7/2025, lúc khoảng 10g30, Đức Giáo hoàng Lêô XIV đã đến thăm Nhà dưỡng lão “Santa Marta” tại Castel Gandolfo. Ngài được cộng đoàn các nữ tu tại đây chào đón và, dưới sự hướng dẫn của Bề trên, đã dừng lại cầu nguyện trong nhà nguyện của cơ sở. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin (20/7): Mùa hè là cơ hội để "giảm tốc" và trở nên giống Maria Trưa Chúa Nhật ngày 20/7, sau khi dâng Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà Albano. Đức Thánh Cha đã trở lại Castel Gandolfo và đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tại Quảng trường Tự Do. Ngài đã có một bài huấn dụ ngắn về Tin Mừng Chúa Nhật XVI thường niên. Đọc tất cả   Giáo hội Nam Ả Rập gửi 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh Giới trẻ Hạt Đại diện Tông tòa Nam Ả Rập đã gửi một phái đoàn 90 bạn trẻ đến Roma tham dự Năm Thánh giới trẻ. Nhóm hành hương khởi hành vào thứ Hai, ngày 21/7 được một số linh mục và tu sĩ đang hoạt động trong mục vụ giới trẻ và ơn gọi đồng hành trong chuyến hành hương kéo dài hai tuần. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Ba Tuần I MC - Cầu Nguyện

27/02/2023 - 44
28.2 Thứ Ba Thứ Ba trong tuần thứ Nhất Mùa Chay
Is 55:10-11; Tv 34:4-5,6-7,16-17,18-19; Mt 6:7-15

Cầu Nguyện

          
Là Kitô hữu, ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng Kinh Lạy Cha. Một ngày sống chúng ta có nhiều dịp để đọc lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ cầu nguyện. Chúng ta đọc trong thánh lễ, trước mỗi bữa ăn, khi khấn nguyện cho bản thân hay cho những công việc chung. Thậm chí các bà mẹ còn dạy các em nhỏ khi bập bẹ biết nói lời kinh này. Nhiều em bé đọc lời kinh với thái độ hồn nhiên, thật đẹp.
          
Tuy nhiên từ lời đọc thuộc lòng đến thực hiện lời kinh ấy quả không dễ dàng. Khi các Tông đồ không biết phải cầu nguyện thế nào. Chúa Giêsu đã dựa vào kinh nghiệm của Ngài kết hợp với Thiên Chúa Cha mà Phúc âm vẫn thường ghi lại, sáng sớm tinh sương hay chiều tối. Chúa Giêsu thường lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện.
          
Cầu nguyện được ví như hơi thở, là hoạt động căn bản của đời sống tâm linh. Cầu nguyện đối với người Kitô hữu là tâm tình con thảo với Cha trên trời, là thể hiện niềm tin và phó thác cho sự an bài quan phòng của Thiên Chúa.
          
Khi mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa Tình yêu, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mặc lấy chính tâm tình phó thác của Ngài. Khi các Tông đồ xin Ngài dạy họ cầu nguyện, Ngài đã dạy họ Kinh Lạy Cha. Đó là trọn tâm tình và cuộc sống vâng phục và phó thác cho Thiên Chúa. Lời cầu xin duy nhất mà Chúa Giêsu không ngừng ngỏ với Thiên Chúa, đó là được xin vâng ý Thiên Chúa.
          
Kinh Lạy Cha là kiểu mẫu cho tất cả việc cầu nguyện. Theo thánh Luca, Kinh Lạy Cha có 5 lời nguyện, trong khi đó ở Phúc âm thánh Mátthêu có 7 lời nguyện: 3 lời cầu xin đầu tiên nói về Thiên Chúa và 4 lời cầu xin sau hướng về loài người.
          
Phần 1, có 3 lời hướng về Chúa là Cha chúng ta ở trên trời, sau đó xin cho danh thánh Cha được vinh hiển, nước Cha trị đến trần gian, nhất là tâm hồn con người và xin cho thánh ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời.
          
Phần 2 có 4 lời nguyện: xin lương thực hằng ngày, nghĩa là xin cơm bánh nuôi thân xác và của ăn nuôi hồn, tức là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa. Xin tha thứ các tội xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng để được tha thứ, chúng ta cũng phải tha thứ lỗi lầm của anh em. Xin ơn kiên trì để lướt thắng cám dỗ hằng ngày, nhất là trong cơn thử thách sau cùng trước sức tấn công của tà thần muốn đưa chúng ta lìa xa Chúa. Xin ơn thoát khỏi mọi sự dữ để có thể phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân mọi ngày trong đời sống chúng ta.
          
Ngày nay, có một sự phục hồi sự cầu nguyện ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, phần lớn con người thời nay, nam cũng như nữ đều có khó khăn trong khi cầu nguyện. Vô số những lời phê phán của tâm thức hiện tại ảnh hưởng đến tất cả chúng ta một cách vô thức: cầu nguyện là đào nhiệm: đừng xin Chúa làm thay cho bạn, bạn hãy xắn tay áo mình lên... cầu nguyện là một hành động ma thuật của những người sơ khai không hiểu biết chính xác những qui luật chính xác của tự nhiên... cầu nguyện là một sự tha hoá; bạn hãy đảm nhận tầm vóc của con người không Chúa, không Thầy... bạn hãy gạt bỏ những điều mê tín tối tăm.
          
Bày tỏ cho chúng ta Thiên Chúa Tình Yêu và mời gọi chúng ta sống phó thác, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta nhìn mọi người bằng cái nhìn yêu thương của Thiên Chúa. Kinh Lạy Cha không chỉ là tâm tình phó thác của chúng ta dâng lên Thiên Chúa, nhưng còn là niềm tin yêu mà chúng ta dành cho anh em.
          
Chúng ta không đọc “Lạy Cha của con”, mà đọc Lạy Cha chúng con. Như thế lời kinh này không phải chỉ nói lên mối liên hệ giữa chúng ta đối với Thiên Chúa, mà còn nói lên mối liên hệ giữa chúng ta đối với nhau. Thiên Chúa là Cha, cho nên tất cả chúng ta đều là anh em với nhau. Kinh Lạy Cha không chỉ tỏ lộ cho chúng ta tình phụ tử, mà còn tỏ lộ cho chúng ta tình huynh đệ.
          
Hôm nay, Tin Mừng Chúa Giêsu đã nói rõ : "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển”, (Mt 6, 7-9).
          
Kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu để lại là một mạc khải về Chúa Cha. Thiên Chúa của chúng ta không là Thiên Chúa xa vời hay nghiêm nghị, nhưng là Thiên Chúa gần gũi, thân mật đến độ chúng ta có thể gọi Ngài là Cha với tất cả trìu mến như một em bé gọi cha mình.
          
Tỏ lộ cho cho chúng ta một Thiên Chúa như người cha yêu thương, Chúa Giêsu cũng tỏ lộ chính chúng ta là ai. Phẩm giá của con người chính là được làm con Thiên Chúa, và bởi vì là con của cùng một cha, nên chúng ta là anh em với nhau. Tình Cha con (chiều dọc) và tình em (chiều ngang) được Chúa Giêsu mạc khải cách hài hòa qua kinh lạy Cha.

 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.