CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Đại hội của TGP Công giáo Byzantine của Pittsburgh Hoa Kỳ Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp đến các thành viên tham dự Đại hội lần thứ ba của Tổng Giáo Phận Công giáo Byzantine tại Pittsburgh, ở Hoa Kỳ, bày tỏ lòng biết ơn chứng tá của các vị tiền bối, những người đã xây dựng nên các cộng đoàn Byzantine sống động tại Bắc Mỹ, giữa muôn vàn thử thách và bất ổn. Đọc tất cả   Bạo lực chống các Kitô hữu leo thang ở Syria Theo Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACN), trong những ngày gần đây, các cộng đoàn Kitô hữu ở Syria đã trở thành nạn nhân của làn sóng bạo lực mới đáng báo động. Đọc tất cả   ĐHY Parolin trả lời phỏng vấn về cuộc điện đàm giữa ĐTC Lêô và Thủ tướng Israel Trả lời phỏng vấn của chương trình truyền hình “Tg2 Post” của Ý, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nói việc thủ tướng Israel gọi điện cho Đức Thánh Cha là đúng, bởi vì “không thể không giải thích cho Đức Thánh Cha, không thể không trực tiếp thông báo cho ngài về những gì đã xảy ra, điều đó là vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, tôi cho rằng cuộc điện đàm là tích cực”. Đọc tất cả   Tòa Thánh: Giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển là một “trách nhiệm luân lý” Phái đoàn Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tái khẳng định cam kết của Giáo hội trong việc giảm đói nghèo và kêu gọi các quốc gia phát triển hỗ trợ giảm nợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #32: Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ, TGP Sài Gòn Chia sẻ của cha Giuse Đào Nguyên Vũ về hành trình ơn gọi và việc phục vụ với tư cách là Chánh Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đọc tất cả   Một dân tộc dưới làn bom và sự toàn cầu hóa của sự thờ ơ Đề cập đến tấn công giáo vào xứ Công giáo Thánh Gia tại Dải Gaza của Israel, ngày 17/7 vừa qua, ông Andrea Tornielli, Tổng Biên tập Vatican News nói: “Cộng đồng quốc tế cần phải can đảm để can thiệp bằng mọi phương tiện mà luật quốc tế cho phép: để làm im tiếng súng, ngăn chặn những cuộc tàn sát và chấm dứt những trò chơi quyền lực mà cái giá phải trả là hàng ngàn sinh mạng vô tội”. Đọc tất cả   Carlo Acutis – chứng nhân đức tin vì đã yêu mến Chúa Giêsu Trước ngày phong thánh cho hai chân phước trẻ Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis vào ngày 7 tháng 9 tới đây, cha Arturo Elberti, Dòng Tên, đã chia sẻ về chứng tá đức tin của vị chân phước trẻ Carlo Acutis. Bài viết của cha Arturo Elberti được đăng trên trang web của Bộ Phong Thánh Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV gọi điện cho ĐHY Pizzaballa, bày tỏ sự gần gũi sau vụ tấn công giáo xứ Công giáo Gaza Thứ Sáu ngày 18/7, trong lúc đến Gaza thăm nhà thờ Công giáo bị tấn công ngày 17/7, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Công giáo Latinh Giêrusalem, đã được Đức Thánh Cha Lêô XIV gọi điện hỏi thăm, bày tỏ sự gần gũi và liên đới với người dân Palestine. Đọc tất cả   Lòng bác ái của Đức Thánh Cha dành cho Ucraina Trong những ngày vừa qua, qua trung gian của Đức Hồng y Konrad Krajewski, Bộ trưởng Bộ Bác Ái, Đức Thánh Cha Lêô đã gửi các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến các khu vực bị chiến tranh tàn phá tại Ucraina, như làng Staryi Saltiv và thành phố Shevchenkove thuộc tỉnh Kharkiv. Đọc tất cả   Đức TGM Gallagher đặt viên đá đầu tiên xây dựng Học viện Thần học của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro-Malankara Ngày 15 tháng Bảy, trong chuyến thăm Ấn Độ, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, đã chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Học viện Thần học Malankara, trực thuộc Đại chủng viện Thánh Maria của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro-Malankara tại Trivandrum. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Ba trong tuần thứ Nhất Mùa Chay - Lời Kinh Tuyệt Hảo

20/02/2024 - 20
20.02 Thứ Ba trong tuần thứ Nhất Mùa Chay
Is 55:10-11; Tv 34:4-5,6-7,16-17,18-19; Mt 6:7-15
LỜI KINH TUYỆT HẢO

Trình thuật Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy ý nghĩa, giá trị và thái độ cần có khi cầu nguyện.

Cầu nguyện được ví như hơi thở, là hoạt động căn bản của đời sống tâm linh. Cầu nguyện đối với người Kitô hữu là tâm tình con thảo với Cha trên trời, là thể hiện niềm tin và phó thác cho sự an bài quan phòng của Thiên Chúa.

Khi mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa Tình yêu, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mặc lấy chính tâm tình phó thác của Ngài. Khi các Tông đồ xin Ngài dạy họ cầu nguyện, Ngài đã dạy họ Kinh Lạy Cha. Đó là trọn tâm tình và cuộc sống vâng phục và phó thác cho Thiên Chúa. Lời cầu xin duy nhất mà Chúa Giêsu không ngừng ngỏ với Thiên Chúa, đó là được xin vâng ý Thiên Chúa.

Kinh Lạy Cha là kiểu mẫu cho tất cả việc cầu nguyện. Theo thánh Luca, Kinh Lạy Cha có 5 lời nguyện, trong khi đó ở Phúc âm thánh Mátthêu có 7 lời nguyện: 3 lời cầu xin đầu tiên nói về Thiên Chúa và 4 lời cầu xin sau hướng về loài người.

Phần 1, có 3 lời hướng về Chúa là Cha chúng ta ở trên trời, sau đó xin cho danh thánh Cha được vinh hiển, nước Cha trị đến trần gian, nhất là tâm hồn con người và xin cho thánh ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời.

Phần 2 có 4 lời nguyện: xin lương thực hằng ngày, nghĩa là xin cơm bánh nuôi thân xác và của ăn nuôi hồn, tức là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa. Xin tha thứ các tội xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng để được tha thứ, chúng ta cũng phải tha thứ lỗi lầm của anh em. Xin ơn kiên trì để lướt thắng cám dỗ hằng ngày, nhất là trong cơn thử thách sau cùng trước sức tấn công của tà thần muốn đưa chúng ta lìa xa Chúa. Xin ơn thoát khỏi mọi sự dữ để có thể phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân mọi      ngày trong đời sống chúng ta.

Bày tỏ cho chúng ta Thiên Chúa Tình Yêu và mời gọi chúng ta sống phó thác, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta nhìn mọi người bằng cái nhìn yêu thương của Thiên Chúa. Kinh Lạy Cha không chỉ là tâm tình phó thác của chúng ta dâng lên Thiên Chúa, nhưng còn là niềm tin yêu mà chúng ta dành cho anh em.

Chúng ta không đọc “Lạy Cha của con”, mà đọc Lạy Cha chúng con. Như thế lời kinh này không phải chỉ nói lên mối liên hệ giữa chúng ta đối với Thiên Chúa, mà còn nói lên mối liên hệ giữa chúng ta đối với nhau. Thiên Chúa là Cha, cho nên tất cả chúng ta đều là anh em với nhau. Kinh Lạy Cha không chỉ tỏ lộ cho chúng ta tình phụ tử, mà còn tỏ lộ cho chúng ta tình huynh đệ.

Chính Chúa nói cần phải cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ (Mt 6,5-6). Chúa đã đề ra những cách thức phải cầu nguyện làm sao, cho được đắt lời xin: cầu nguyện nơi kín đáo (Mt 6,5-6). Cầu nguyện khiêm nhường (Lc 18,9-14; 11,5-8; 18,1-8), cầu nguyện với lòng tin, cầu nguyện chung nhau hai ba người họp lại (Mt 18,20). Bài Phúc âm hôm nay đây, còn cho chúng ta một điểm nữa khi cầu nguyện là “chớ có lải nhải nhiều lời như dân ngoại” (c.7). Sở dĩ Chúa đưa ví dụ này ra là vì các thầy Biệt phái đã làm sai mục đích việc cầu nguyện, và họ gán cho việc cầu nguyện có một giá trị như cái máy, hễ đọc lên là được ơn, không kể gì đến nội tâm cõi lòng. Nhưng Chúa nhấn mạnh đến tâm hồn.

Cho nên, đọc kinh mà thôi chưa đủ, phải khẩu tụng tâm suy và sống nữa. Chúa Giêsu đã mấy lần cảnh cáo lối con người bên ngoài môi miệng, và miệng đọc “Lạy Chúa” mà lòng cách xa. Cho nên Chúa nói cầu nguyện thì đừng có nhiều lời lải nhải như một con vẹt hay một chiếc máy ghi âm. Chúng ta nên nhớ một điều là đừng hiểu lầm “cầu nguyện lải nhải lắm lời” của người ngoại giáo với kiểu cầu nguyện kiên nhẫn của Chúa đề ra. Xin nhớ rằng không bao giờ Chúa cấm hay lên án cầu nguyện dài hay lâu giờ. Trái lại, Chúa còn dạy cầu nguyện luôn luôn nữa là khác. Nhưng Chúa nói là cầu nguyện phải có miệng lưỡi và tấm lòng đi với nhau (Lc 24,53. Sđcv 1,24.2,42). Vì thế, Chúa cấm lối cầu nguyện lòng rỗng tuếch mà nhiều lời vô ích như người ngoại.

Trong đời sống đạo của chúng ta vẫn thấy có những người cầu nguyện rất dài, nhưng lòng đạo thì lại quá ngắn! Tại sao vậy? Thưa bởi vì họ như con sáo, cuốn băng! Cầu nguyện mà không biết mình làm gì, chỉ mong sao đọc cho hết, nói cho xong là yên tâm! Trong khi đó, không hề thay đổi lối sống khi sứ điệp Lời Chúa đòi hỏi…

Câu kết thúc bài Tin mừng hôm nay là : "Nếu anh em tha tội cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em ...”. Chúng ta kêu xin tình thương, nhưng lại đánh nhau vì hòa bình. Chúng ta cần phải cố gắng tìm hiểu người ta. Người ta muốn được tha thứ, được thông cảm, nhưng chúng ta đã làm gì cho họ  ?

Tham dự Thánh lễ lúc này là để thông cảm hiểu biết nhau, để chúng ta chân thành nhìn nhận nhau là anh em, đồng bàn với nhau trong bàn tiệc tế lễ hy sinh, bàn tiệc tình yêu của Chúa và của chúng ta. 

Mong sao, lời kinh Lạy Cha mà Đức Giêsu dạy cho các môn đệ hôm nay cũng là lời kinh của chúng ta. Và khi chúng ta cất lên, mỗi người hãy đọc với trọn niềm tin kính, yêu mến và khao khát thực hành điều Chúa dạy. Có thế, đời sống đạo của chúng ta mới thực sự là có Chúa và có tình thương với anh chị em mình.

 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.