CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Tổng Giám mục Seoul kêu gọi hy vọng và đoàn kết trong bối cảnh bất ổn chính trị Trong sứ điệp Giáng sinh năm 2024, Đức Tổng giám mục Peter Chung Soon-taick của Seoul đã nhấn mạnh đến chủ đề hy vọng, hòa bình và đoàn kết, kêu gọi các tín hữu tập trung vào nhân loại và hòa giải trong bối cảnh xã hội và chính trị đang gia tăng những thách thức. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Tạ ơn Chúa vì ngày nay các tín hữu Tin Lành Giám lý và Công giáo hiểu nhau và yêu mến nhau hơn Tiếp Phái đoàn Hội đồng Thế giới của Tin Lành Giám lý vào sáng ngày 16/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu tiến bước trên con đường tiến tới sự hiệp nhất hữu hình và hướng về Trái Tim Chúa Giêsu Kitô để sống hòa bình và phục vụ Nước Chúa. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô: Người Philippines là những con người của đức tin Sáng thứ Hai ngày 16/12/2024, gặp gỡ các đại diện của Cộng đồng Philippines ở Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha khuyến khích họ hãy tin tưởng vào Chúa Giêsu, dù cho gặp khó khăn vẫn không bao giờ mất hy vọng, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa nơi tha nhân để xây dựng Giáo hội thành nơi cư ngụ ấm áp đón tiếp mọi người. Ngài cũng nhắc lại Thánh lễ ngài cử hành với 7 triệu tín hữu ở Manila. Ngài khen ngợi người Philippines là những con người của đức tin và mời gọi họ tiếp tục làm chứng tá đức tin trong xã hội. Đọc tất cả   Các lãnh đạo Kitô ở Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh 2024 Các lãnh đạo Kitô Thánh địa gửi sứ điệp Giáng sinh năm 2024, kêu gọi “ngừng bắn ở Gaza, trả tự do cho con tin và tù nhân”. Đọc tất cả   Số chủng sinh Tây Ban Nha tăng sau nhiều năm giảm Sau nhiều năm giảm, năm nay, số chủng sinh của Giáo hội Tây Ban Nha vượt con số 1.000, nghĩa là tăng 239 thầy. Ngoài ra còn có 103 chủng sinh nước ngoài đang được đào tạo tại Tây Ban Nha. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Chiến tranh là một vết thương nghiêm trọng gây ra cho gia đình nhân loại Đức Thánh Cha gửi thư cho Đức Tổng Giám Mục Giovanni d’Aniello, Sứ thần Toà Thánh tại Nga, than phiền về đau khổ mà những người dân vô tội phải chịu, đồng thời kêu gọi vị đại diện của ngài thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm hoà bình. Đọc tất cả   Thánh Lễ tại Ajaccio: Con phải làm gì để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Vào lúc 3 giờ 30 chiều Chúa Nhật 15/12, trước khi kết thúc chuyến tông du 1 ngày đến Corsica, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng với các tín hữu của giáo phận Ajaccio và các giáo phận lân cận. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin 15/12: chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác Sau buổi gặp gỡ các tham dự viên của Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm của thành phố Ajaccio, Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ Đức Mẹ Lên trời để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại đây. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Lòng đạo đức bình dân bén rễ trong văn hoá dân tộc Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 15/12, Đức Thánh Cha đã rời nhà thánh Marta để ra sân bay Fiumicino của Roma để thực hiện chuyến tông du 1 ngày đến đảo Corsica của Pháp nhân Đại hội lòng đạo đức bình dân của khu vực Địa Trung Hải. Tại Đại hội, Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ dấn thân cách tích cực hơn nữa trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, với sức mạnh của những lý tưởng cao đẹp và niềm đam mê phục vụ thiện ích chung. Đọc tất cả   Các nữ tu Ghana dạy trồng cây trong dự án "Trồng cây vì một tương lai xanh hơn" Các Nữ tu Truyền giáo Đức Mẹ Mân Côi ở Ghana đã phát động một dự án trồng cây, cỏ và hoa trong khuôn viên trường, như một cách đóng góp vào việc chăm sóc môi trường đồng thời đảm bảo một tương lai xanh hơn, nghĩa là theo tinh thần bảo vệ môi trường. Đọc tất cả  

Tin Tức

Thứ Ba trong tuần thứ Hai Mùa Phục Sinh - Tái Sinh

09/04/2024 - 14
9.4 Thứ Ba trong tuần thứ Hai Mùa Phục Sinh
Cv 4:32-37; Tv 93:1,1-2,5; Ga 3:7-15
Tái Sinh
Hẳn chúng ta đã biết, Nicôđêmô là một người vị vọng trong dân Do thái. Ông kính phục và dành cho Chúa Giêsu nhiều cảm tình tốt đẹp. Ông muốn tìm hiểu thêm về giáo lý của Ngài nhưng vì sợ người Do thái dị nghị, ông không dám tìm gặp Chúa vào ban ngày, nên đã tìm gặp Chúa vào ban đêm. Và trong cuộc trao đổi thân mật ấy, Chúa Giêsu đã đề cập tới sự cần thiết phải lãnh nhận bí tích Rửa tội để được ơn cứu độ. Ngài nói với ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.

Người Kitô hữu được tái sinh bởi nước và Thần Khí qua bí tích Rửa Tội. Nước ân sủng, nước từ trái tim Con Chúa đổ ra tẩy rửa tội nguyên tổ và tội riêng trong quá khứ. Được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong mầu nhiệm vượt qua. Đồng thời tham dự quyền lợi và bổn phận thi hành ba chức năng của Đức Kitô (Ngôn sứ, Tư tế, Vương đế). Còn Thần Khí tiếp tục thánh hóa, thúc đẩy linh hồn sống Chân lý cho thăng hoa đến mức hoàn thiện trong nước trời.

Con người cần phải được “tái sinh bởi ơn trên”. Đó là phải lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Nhưng ở đây còn có những ý nghĩa khác nữa. “Sinh ra lần nữa bởi ơn trên” nghĩa là chúng ta vui mừng đón nhận ơn lành từ phép Rửa Tội như là một nguồn sống mới cho cả nhân loại.

Trình thuật Tin Mừng hôm nay cho biết ông Ni-cô-đê-mô – một thủ lãnh của người Do-thái – chọn thời điểm yên tĩnh nhất trong ngày (vào ban đêm ) đến gặp Đức Giê-su để giải quyết nỗi bất an thắc mắc trong lòng ông làm sao để nhìn thấy Nước Thiên Chúa và làm sao có thể vào Nước Thiên Chúa ?

Đức Giê-su đã trả lời ông: “Không ai có thể thấy được Nước Thiên Chúa, nếu không được tái sinh (sinh ra một lần nữa) bởi Ơn trên” và “không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra bởi nước và Thần Khí”.

Đối với thánh Gio-an Tông đồ theo bản văn Tin Mừng thì được tái sinh do bởi Ơn trên chính là Tin.

Tin là nhìn nhận Đức Giê-su chính là Con và là sứ giả của Chúa Cha (x. Ga. 17,21-25)

Tin là đến với Đức Giê-su và gặp gỡ Người (x. Ga. 6,35-37)

Tin là nhận biết Đức Giê-su và cùng với Người biết Chúa Cha (x. Ga. 10,38; 14,7.20)

Do đó,

Tái sinh bởi Ơn trên là được các dấu lạ khơi động tâm thức bản thân và nhờ lời chứng của Thiên Chúa nâng đỡ cho ai được tái sinh.

Tái sinh bởi Ơn trên là cởi bỏ con người cũ trở thành như trẻ thơ.

Tái sinh bởi Ơn trên là hoàn toàn chấp nhận lệ thuộc vào Thiên Chúa hành động, là khước từ tự cứu lấy mình bằng những cố gắng, những lý lẽ và phương tiện riêng của mình.

Đức tin đòi buộc người tín hữu xem việc thực hiện thiên chức ngôn sứ như một sứ mạng cao cả. Đã được Thiên Chúa Ba Ngôi trao ban qua lời dạy của Chúa Giê-su: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 28. 18-20). Ý thức vai trò của mình trong sứ mạng được trao ban này, thánh Phao-lô đã khẳng khái tuyên bố “khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9. 16). Cùng chung hưởng dòng máu thanh tẩy, cùng nếm trải tình yêu vô bờ của mối tình thập giá Chúa Ki-tô

Chúa Giêsu khẳng định với ông Nicôđêmô: Không ai có thể nhìn thấy và vào được Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa nhờ bởi ơn thiêng (x. Ga 3,5-7). Sinh ra một lần nữa, cũng có nghĩa là tái sinh vậy.

Chúa Thánh Thần được sai đến để thánh hóa Giáo hội luôn mãi, để các tín hữu Chúa có thể đến với Chúa Cha qua Ðức Kitô trong Chúa Thánh Thần (x. Ep 2:18). Giáo hội luôn dạy rằng mỗi người chúng ta được thông chia sự sống của Thiên Chúa, khi được nhận lãnh Chúa thánh thần qua bí tích Thánh Tẩy. Chính bí tích Thánh Tẩy cứu thoát mỗi người chúng ta, cho chúng ta sự sống mới nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô (x. 1Pr 3,21).

Chúa Thánh Thần thông ban đức tin, đức cậy, và đức ái; làm cho chúng ta có thể phát triển trong mối quan hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Qua bí tích thánh tẩy, Chúa Thánh Thần đã tái sinh chúng ta. Ngài cho chúng ta một đời sống mới, đời sống thật sự làm con cái Chúa. Từ đó, sự sống của Thiên Chúa bắt đầu đến với cuộc đời của mỗi người, và làm cho chúng ta trở nên “Con của Thiên Chúa” và trở thành “người thừa kế của Ðức Kitô”.

Thế nhưng, để được tái sinh, thì mỗi người cần phải sám hối, và nhận lãnh phép rửa, để được ơn tha tội, và được nhận lãnh ân huệ là Thánh Thần và hoa trái của Ngài đó là: yêu thương, vui vẻ, bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. (x. Cv 2,37-38; Gl 5,22-23).

 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.