Thánh TIMÔTÊÔ (thế kỷ I)
Là con của người cha Hilạp và người mẹ Do thái, thánh TIMÔTÊÔ đã được theo đạo vào năm 47 khi thánh Phaolô giảng đạo tại Lystra miền tiểu Á trong cuộc bách hại dữ dội khiến thánh Phaolô bị mém đá đến gần chết (Cv 14,6-19) Trong cuộc viếng thăm lần thứ hai vào năm 50 thánh Phaolô đã chọn Ngài như người bạn đồng hành thay thế cho Marcô (Cv 13,13.15,38) và cùng với Silas lo việc truyền giáo tại Trung Á (Cv 16,1).
Như thế, Timotêô đã chứng kiến việc rao giảng Tin Mừng đầu tiên cho Âu châu. Từ đó Ngài thường được sách Công vụ các sứ đồ và các thánh thư nhắc đến như một trong các "tông đồ" hay thừa phái thánh Phaolô giữ lại hoặc sai đi quan sát các cộng đoàn Kitô hữu đã được thiết lập. Khoảng năm 51 Ngài cũng ký tên với thánh Phaolô trong các thư gửi tín hữu Thessalonica và chính Ngài đã từ Côrintô mang thư đến cho cộng đoàn mới trở lại đạo.
Năm 57 Ngài trở lại để mang thư thứ hai gửi các tín hữu Côrintô và năm sau, Ngài lại cùng với thánh Phaolô gửi thư chào Giáo hội Rôma. Cuối cùng khi Phaolô bị điệu về Roma, Timoteo vẫn còn ở bên cạnh Ngài, ký tên vào các thư gửi đi vào khoảng năm 62 cho dân Philêmon, dân Côlosê và Philippe (Ph 2,20)
Năm 65 hình như Phaolô được thả và có dịp thi hành dự định rao giảng Tin Mừng ở thế giới tây phương. Vắng mặt ở miền Đông. Thánh Phaolô vãn liên kết với các cộng đoàn Kitô hữu, dầu không lên kết với một cộng đoàn nào với tư cách giám mục cả. Timotêô thì ước hẹn với Á Châu và đặt địa điểm ở Ephesô. Ở đây Ngài nhận được hai lá thư của Phaolô, một lá thư từ Macêdonia khoảng năm 65 và lá thứ khác khoảng hai nămsau gửi từ Roma, là nơi Phaolô bị giam lần thứ hai.
Chính nhờ những lá thư này mà chúng ta biết được nhiều về Timotêô. Chúng thường đề cập đến nguy hiểm mà các Giáo hội ở Á châu phải đương đầu, nhưng chúng cũng đưa ra ánh sáng tính khí mà con người Phaolô đã để lại chống đỡ với nguy hiểm. Rõ ràng là có tính nhút nhát, e dè, nhưng Ngài cũng đủ nhiệt tâm trong công việc, đến nỗi cần được nhắc nhở phải quan tâm tới sức khỏe của mình. Ngài cũng biết rõ những đau khổ phải chịu để bảo vệ đức tin (2Tm 3,12) và những lời khuyên thánh Phaolô lặp lại không được gợi lên, bởi rằng Timotêô yếu đuối, nhưng đúng hơn vì biết rằng ngày cùng của mình đã gần, và rồi những người trợ giúp mình sẽ phải kề vai vác lấy gánh nặng một mình. Cuối cùng Phaolô chỉ còn biết nhắc đến ước nguyện của mình là Timotêô hãy giữ "đạo lý", đức hạnh, dự định, lòng tin, đại lượng, mến yêu, kiên nhẫn" (Tm 3,10) như Ngài đã học được. Phaolô gọi Timotêô đến an ủi mình trong những giờ phút cuối cùng, lời gọi chứng tỏ hùng hồn rằng Timotêô là con rất thân yêu của thánh Phaolô.
Tân ước còn có một ghi chú nữa về Timotêô trong thư Philip.13,23 trong đó có ghi nhận rằng: Phaolô được thả ra khỏi cảnh tù tội lần 2 khoảng năm 67 và tác giả muốn có Timotêô tháp tùng về Giêrusalem.
Một truyền thống cho rằng thánh Timotêô đã ở lại Ephêsô cho tới hết đời. Sách "Công vụ thánh Timotêô" thế kỷ IV mô tả cái chết của Ngài như là bị ném đá và bị đánh đập cho đến chết, nhưng tài liệu quá ít nên không rõ được rằng điều đó có đúng nguồn hay không.
Constantinople cho rằng: mình giữ được các di tích của thánh nhân và lễ kinh nhớ Ngài được cử hành này 26 tháng giêng, tiếp liền ngày kính nhớ thầy mình.
Thánh TITÔ (thế kỷ I)
Sinh ra là lương dân, thánh Titô đã được thánh Phaolô cải hóa và được gọi là "người con chân thành của tôi trong sự thông hiệp với đức tin". Titô nhận được những sứ mệnh khó khăn. Ngài được thánh tông đồ gửi tới dân Côrintô để tổ chức giáo đoàn và thu tiền quyên cúng ủng hộ Giáo hội ở Gierusalem.
Thánh Phaolô trong một bức thư đã bộc lộ lòng yêu quý sâu xa đối với người bạn đời của mình: "Tâm trí tôi không thảnh thơi chút nào vì xa cách bạn Titô đi Côrintô một lần nữa để sửa chữa những bất hoà và thánh Titô đã mang lại cho Ngài những tin tức tốt đẹp hơn. Thánh Titô lãnh trách nhiệm tổ chức giáo đoàn ở đảo Crêta. Ơ đó Ngài nhận thư mang danh mình, thánh tông đồ truyền: "Hãy nói với các vị cao niên phải tiết độ đàng hoàng điềm đạm, lành mạnh về đức tin, đức mến và kiên nhẫn... hạng thiếu niên cũng vậy, hãy truyền dạy họ phải biết ở điềm đạm. Trong mọi sự anh em hãy tỏ ra là gương mẫu về đức hạnh, tinh toàn và đoan trang trong giáo huấn (Tt 2,2-10).
Thánh Titô qua đời khoảng năm 105.