CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Giám mục Cartagena của Tây Ban Nha kêu gọi không dùng bạo lực chống người nhập cư Trước các cuộc đụng độ giữa các nhóm cực hữu và các nhóm thanh niên gốc Maghreb ở Bắc Phi, vào những ngày cuối tuần qua, Đức cha José Manuel Lorca Planes, Giám mục Cartagena kêu gọi người dân Torre Pacheco tiếp tục sống như những Kitô hữu, “tránh mọi hành vi cực đoan”, và làm chứng cho hòa bình, tình yêu và sự tha thứ. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô và sự hồn nhiên của một em bé qua một cái ôm bất ngờ Trong bản Tin nội bộ của Tỉnh Dòng Augustinô Ý, cha Bruno Silvestrini phụ trách Phòng thánh của Giáo hoàng, kể lại một khoảnh khắc đầy trìu mến mà ngài đã chứng kiến vào tháng Sáu vừa qua tại Dinh Tông Tòa: Trong một buổi tiếp kiến riêng với một gia đình, một em bé - thành viên của gia đình - đã chạy đến phía Đức Thánh Cha. Và ngài đã cúi mình xuống để ôm em vào lòng trong một cái ôm trìu mến. Đọc tất cả   TGM Jacques Mourad: Chúa Giêsu muốn Giáo hội tiếp tục ở lại Syria Đức Tổng Giám Mục Jacques Mourad của Homs, Hama và Dabek, ở Syria nói với hàng tin Fides của Bộ Loan báo Tin Mừng rằng, mặc dù tình hình bi thảm, nhưng Giáo hội vẫn tiếp tục ở lại với người dân Syria, vì đây là ý muốn của Chúa Giêsu. Đọc tất cả   Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza: Caritas Giêrusalem kêu gọi ngừng bắn và hành động khẩn cấp Ngày 14/7, Caritas Giêrusalem và UNICEF đồng loạt cảnh báo về mức độ tàn phá chưa từng có tại Dải Gaza, nơi mạng sống con người đang bị đe dọa từng ngày. Các tổ chức Công giáo và nhân đạo tiếp tục lên tiếng vì phẩm giá con người và tính thánh thiêng của sự sống. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin (13/7): Khát vọng sống đời đời của con người Sau khi dâng Thánh Lễ tại nhà thờ thánh Tôma, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường Tự do ở Castel Gandolfo, nơi ngài nghỉ hè, để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường. Đọc tất cả   ĐTC Lêô dâng Thánh Lễ tại Castel Gandolfo: Hãy đi và cũng hãy làm như vậy Sáng Chúa Nhật ngày 13/07, Đức Thánh Cha Lêô đã dâng Thánh Lễ tại Giáo xứ thánh Tôma ở Castel Gandolfo, nơi ngài đang nghỉ hè trong tháng 7. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Michael Czerny, Tổng trưởng bộ Phục vụ Phát triển con người toàn diện và Đức cha Vincenzo Viva, giám mục của Albano, và một số linh mục của giáo phận. Đọc tất cả   Châu Âu được kêu gọi đưa ra kế hoạch chống lại chủ nghĩa bài Kitô giáo Hiệp hội "Đài quan sát Tự do Tôn giáo và Lương tâm" đang kêu gọi Liên minh Châu Âu lập một kế hoạch chống lại chủ nghĩa bài Kitô giáo, như các kế hoạch chống chủ nghĩa bài Do Thái và bài Hồi giáo đã có hiệu lực ở Châu Âu. Đọc tất cả   Thêm một nhà thờ Kitô giáo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ bị chuyển thành đền thờ Hồi giáo Nghị sĩ Kitô giáo của phong trào Dân chủ người Kurd George Aslan đã đưa ra cảnh báo rằng giống như hai đền thờ Hagia Sophia và Chora, từng là đền thờ Kitô giáo bị chuyển thành bảo tàng và hiện tại là các đền thờ Hồi giáo, nhà thờ chính tòa Ani, một nhà thờ cổ của người Armenia, được xây dựng từ thế kỷ 10 tại tỉnh Kars, gần biên giới Armenia, cũng có nguy cơ chịu chung số phận. Đọc tất cả   Sổ tay thông tin cần thiết cho Ngày Năm Thánh Giới trẻ Vatican đã cho công bố "sổ tay" tổng quát trực tuyến cho các bạn trẻ hành hương tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến ngày 3/8/2025. Sổ tay bao gồm mọi thông tin cần thiết cho sự kiện, từ chương trình đến ứng dụng, từ bộ dụng cụ đến "Julia", trợ lý ảo giải thích cách di chuyển trong thành phố. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ tham gia cuộc phiêu lưu "theo sát Chúa Kitô" Sáng thứ Bảy ngày 12/7/2025, tại Dinh thự Giáo hoàng ở Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Lêô đã tiếp các tu sĩ tham dự các tổng tu nghị của Hội Giáo hoàng Truyền giáo Hải ngoại, thường được gọi tắt là PIME; và các dòng nữ: Maestre Pie Filippini, Maestre Pie Venerini, Nữ tử của Giáo hội, Salêdiêng Hiến sĩ Thánh Tâm, Phanxicô Thiên thần nhỏ, Hiến sĩ Chúa Giêsu và Mẹ Maria và Nữ tử Đức Maria, còn gọi là Scolopie. Ngài cảm ơn công việc và sự hiện diện trung thành của họ ở nhiều nơi trên thế giới. Đọc tất cả  

Các Thánh

24.1Thánh Phanxicô đệ Salê, Gmtsht

23/01/2024 - 122
24.1Thánh Phanxicô đệ Salê, Gmtsht
2 Sm 7:4-17; Tv 89:4-5,27-28,29-30; Mc 4:1-20
ĐÓN NHẬN LỜI CHÚA NHƯ THẾ NÀO ?

Thánh Phanxicô ra đời tại biệt thự Sales danh tiếng vùng Savoie nước Pháp ngày 21/8/1567. Thân phụ Ngài là ông Phanxicô Nouvelles, một lãnh chúa và thân mẫu ngài là bà Phanxicô Sion, miền Sales. Cả hai là những tín hữu khôn ngoan, nhân đức, hết lòng chăm sóc cho con và giáo dục chúng nên người. Nhờ được sống trong bầu khí đạo đức đày tình yêu thương như thế mà cậu Phanxicô sớm tỏ ra là một thiếu niên ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành. Phanxicô còn được thấm nhuần tinh thần Tin Mừng ngay từ nhỏ nên đã sớm trở nên một đứa trẻ đạo đức, thánh thiện và bác ái.

Hơn mười tuổi, Phanxicô chịu phép Thêm sức, xưng tội lần đầu. Và vừa 14 tuổi được cha mẹ cho đi tu. Mấy năm sau ngài chịu phép cắt tóc.

Năm 1580 Phanxicô được gửi đến Paris theo học khóa tu từ và triết lý, dưới quyền giám hộ của linh mục thánh thiện Morac Deâge. Dù sống giữa đô thị lớn, ngập lụt những xa hoa trần tục, thầy Phanxicô không để mình xao xuyến, hay bị lôi cuốn. Chàng vẫn giữ tấm hồn trong sạch, trung thành với lý tưởng tận hiến. Đó là kết quả lòng tin tưởng thầm kín vào Chúa như lời ngài thường nói: “Thiên Chúa là Thầy dạy duy nhất của tôi về mọi khoa nên thánh. Và tôi hoàn toàn tín nhiệm vào Ngài”. Tại Paris ngài xin gia nhập Hiệp hội Thánh Mẫu sinh viên do các cha dòng Tên khởi xướng lập nên.

Qua sáu năm học tại Paris, Phanxicô trở về Savoie rồi sang Ý theo học tại trường Đại học Padoua. Tại đây ngài chuyên về luật khoa và thần học. Hai năm sau ngài nhận mũ tiến sĩ do Đức Giám mục thành Padoua trao tặng. Phanxicô từ giã kinh thành văn hóa, đi hành hương Rôma, Loretto, và về Savoie.

Với tấm bằng tiến sĩ Luật, Ngài Ngài nắm trong tay một tương lai sáng lạn, huy hoàng. Gia đình Ngài mong ước cho Ngài được nhận tước quận công miền Villaroget, giữ ghế luật sư tại Savoie, và sau cùng kết hôn với ái nữ của lãnh chúa trong vùng.

Thế nhưng họ đã thất vọng. Cha của Ngài đã phẫn nộ vô ích trước lòng cương quyết và từ tốn của thánh nhân. Dù cuộc đời Ngài có dễ dàng thăng quan, tiến chức, có chỗ vững chắc trong xã hội, nhưng thánh nhân quyết tâm từ bỏ tất cả, để đi theo Chúa Giêsu.

Thánh nhân được thụ phong linh mục năm 1595. Thánh nhân được Ðức Giám mục Granier tin tưởng, tín nhiệm đề cử làm nhà hộ giáo, giảng thuyết chính thức chống lại bè rối Calvin ở Challais. Với một tâm hồn lạc quan, vui tươi, tin tưởng và phó thác cho Chúa: "Chúa là nguồn vui của Con", thánh Phanxicô đã đưa trở lại với Giáo Hội 72 ngàn người lạc giáo.

Và vào năm 1602 ngay sau khi Ðức Cha Granier từ trần Chúa yêu thương, cất nhắc Ngài, đặt Ngài làm giám mục thay thế Ðức Cha vừa qua đời. Thánh Phanxicô Salêsiô đã lập Dòng Chị Em Con Ðức Mẹ, sau này được đổi thành Dòng Thăm Viếng.

Ngài sống một đời sống hiền lành và khiêm nhường cố gắng làm việc cho tới phút cuối cùng. Ngài được Chúa gọi về trong một chuyến công tác tại Lyon. Hôm ấy nhằm ngày 27-12-1622. Theo lời ngài trối lại, người ta đưa xác ngài về dòng Thăm viếng tại Annecy. Đến ngày 19-4-1685, Đức Giáo Hoàng Alêxanđria VII phong người lên bậc hiển thánh, và tới năm 1877 dưới thời Đức Thánh Cha Piô IX, thánh Giám mục Phanxicô được tặng phong là một thánh tiến sĩ của Giáo Hội.

Khi nói đến những vấn đề trừu tượng khó hiểu như Nước trời chẳng hạn, Đức Giêsu hay dùng dụ ngôn để diễn tả những ý tưởng đó. Dụ ngôn người gieo giống trong đoạn Tin mừng này cho chúng ta thấy những thái độ và hiệu quả của việc đón nhận Lời Chúa khác nhau. Cũng vậy, Tin mừng được gieo vào lòng chúng ta, thế nhưng mảnh đất tâm hồn chúng ta thế nào ? Mảnh đất của chúng ta có điều kiện để hạt giống Tin mừng được sinh hoa kết quả; hay là mảnh đất khô cằn, chai cứng ?

Để dễ hiểu đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta cần lưu ý: cách gieo giống của người Do thái thời Đức Giêsu khác với cách gieo giống của ta ngày hôm nay:

Vì còn lạc hậu nên đất chia ra làm nhiều mảnh vụn. Ranh giới giữa các mảnh ruộng thường dùng làm đường đi nên khi gieo có nhiều hạt vương trên bờ.

Vì vùng đất hoang khô cằn, nên mảnh ruộng có nhiều sỏi đá, và cây gai vì thế khi gieo có những hạt rơi trên sỏi đá và hạt chen vào bụi gai.

Ngoài ra, cũng có những vùng đất tốt được phân làm nhiều loại và năng suất của mỗi loại đất cũng khác nhau.Thực ra, các môn đệ cũng chưa hiểu được ý nghĩa của dụ ngôn này, nên lúc còn một mình Chúa với các môn đệ, Ngài giải thích thêm cho các ông: người đi gieo là kẻ giảng lời Chúa. Hạt rơi bên đường chỉ người nghe rồi bị ma quỉ cướp mất. Hạt rơi trên sỏi đá chỉ kẻ nghe thì vui nhận, nhưng vì thiếu kiên nhẫn khi bị gian nan thử thách thì bỏ qua. Hạt rơi trong gai góc là hạng người nghe lời giảng thì vâng giữ, nhưng vì ham mê danh vọng của cải thế gian nên Lời Chúa cũng bị chết nghẹt. Hạt rơi trên đất tốt là những người nghe lời Chúa, suy niệm trong lòng rồi chịu khó đưa ra thực hành trong đời sống hằng ngày, nên sinh bông trái là phần rỗi linh hồn.

Có lẽ đa số chúng ta thuộc loại đất có gai. Lời Chúa gieo vào bị làm chết ngạt bởi “những lo lắng việc đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác”. Thực vậy, kinh nghiệm cho thấy khi nào ta có được sự “thinh lặng nội tâm” thì Lời Chúa dễ thâm nhập tâm hồn ta hơn. Ngược lại khi tâm hồn bị giao động bởi những thứ kể trên thì Lời Chúa vừa vào tai bên này đã lọt ra khỏi tai bên kia.

Tuy thế, lòng người dù có sỏi đá, vệ đường, bụi gai, nhưng vẫn có thể được cày xới chăm bón để biến đổi thành đất tốt. Hạt giống Lời Chúa được gieo xuống không nằm yên thụ động mà còn có sức cải tạo được. Chẳng hạn các vị thánh như Phaolô, Augustinô, Phanxicô Xaviê đã được biến đổi thành “đất tốt” nhờ đã được đón nhận Lời Chúa gieo vào tâm hồn cách nhẫn nại và hào phóng. Thiên Chúa đang cần chúng ta có sự nhẫn nại và hào phóng đó để Nước trời được mùa gặt bội thu.

Nhìn lại cuộc đời của mình, có lẽ chúng ta phải thành thật nhận rằng: từ trước tới nay chúng ta chưa đón nhận và sống Lời Chúa được bao nhiêu, bởi vì chúng ta vẫn để cho tâm hồn xao xuyến lo lắng, những đam mê sự đời, tham vọng địa vị và của cải làm chết ngạt Lời Chúa. Đấy là chưa kể những biến cố xảy đến trong cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội, đều là những tiếng Chúa nhắc nhở, mời gọi chúng ta, nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi những đam mê, ích kỷ trong đời sống. Lời Chúa vẫn chưa bén rễ sâu trong tâm hồn chúng ta.

 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.