CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐTC Lêô XIV được mong đợi viếng thăm Cascia nhân kỷ niệm 125 năm tuyên thánh cho Thánh Rita Cha Giustino Casciano, Giám đốc Đền thánh Rita ở Cascia, bày tỏ mong muốn Đức Thánh Cha XIV có thể đến thăm Cascia nhân kỷ niệm 125 năm ngày tuyên thánh cho Thánh Rita. Cha nói: “Đây sẽ là dấu hiệu gần gũi với cộng đoàn và với nhiều tín hữu từ khắp nơi trên thế giới hành hương đến đây hàng năm”. Đọc tất cả   Sáng kiến Kinh Mân Côi dành cho Giới trẻ Tây Ban Nha năm nay sẽ cầu nguyện cho ĐTC Lêô XIV Vào ngày 24/5/2025, trên các đường phố của thủ đô Madrid của Tây Ban Nha sẽ diễn ra sáng kiến Kinh Mân Côi dành cho Giới trẻ Tây Ban Nha lần thứ 5. Chương trình năm nay sẽ đặc biệt nhớ đến Đức Thánh Cha Lêô XIV vào đầu triều Giáo hoàng của ngài. Đọc tất cả   14.000 quân nhân hành hương viếng Đức Mẹ Lộ Đức Từ ngày 16 đến 18/5/2025, 14 ngàn quân nhân từ 40 quốc gia tập trung tại Lộ Đức tham dự cuộc hành hương quân nhân quốc tế cầu nguyện cho hòa bình theo chủ đề mục vụ của Đền thánh: “Cùng Mẹ Maria, những người hành hương hy vọng”. Đọc tất cả   Đại Imam của Al-Azhar đã gọi điện chúc mừng Đức Thánh Cha Lêô XIV Đại Imam Ahmed al-Tayed của Al-Azhar, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong Hồi giáo Sunni, gọi điện chúc mừng Đức Thánh Cha Lêô XIV về việc ngài được bầu chọn làm Giáo hoàng và bày tỏ mong muốn tiếp tục đối thoại liên tôn. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Tổ chức “Centesimus Annus pro Pontifice” Sáng thứ Bảy ngày 17/5, Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp các tham dự viên Hội nghị “Vượt qua phân cực và tái xây dựng cai quản toàn cầu: nền tảng đạo đức” của Tổ chức “Centesimus Annus pro Pontifice”. Ngài mời gọi Tổ chức cùng với Dân Chúa phát triển Học thuyết Xã hội trong bối cảnh lịch sử đầy biến động xã hội, bằng cách lắng nghe và đối thoại với mọi người. Đọc tất cả   Một số nghi thức đặc biệt trong Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Lêô XIV Chúa nhật ngày 18/5, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Lêô XIV được cử hành. Trong cử hành phục vụ long trọng này có một số nghi thức đặc biệt nhấn mạnh mối liên kết với Thánh Phêrô Tông Đồ và cuộc tử đạo của ngài, điều đã nuôi dưỡng Giáo hội tiên khởi tại Roma, cùng với ý nghĩa của những biểu tượng Giám mục “Phêrô” được trao cho Đức Thánh Cha: Dây Pallium và Nhẫn Ngư Phủ. Đọc tất cả   Hình chính thức của Đức Thánh Cha Lêô XIV để in Toà Thánh công bố hình chính thức của Đức Thánh Cha Lêô XIV và có thể tải về với chất lượng cao để in. Đọc tất cả   ĐHY Tagle trả lời phỏng vấn về cuộc bầu chọn Đức Thánh Cha Lêô XIV Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Trưởng Phân bộ thứ hai của Bộ Loan báo Tin Mừng trả lời phỏng vấn của Vatican News về Mật nghị Hồng y. Ngài nhấn mạnh Mật nghị Hồng y là một sự kiện phụng vụ, một thời gian và một không gian cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, những thúc đẩy của Thánh Thần. Và như thế không có ứng viên nào theo “nghĩa thế gian” của các cuộc bầu cử chính trị, nơi mà lá phiếu cho một ứng viên đồng nghĩa với lá phiếu đó chống lại một ứng viên khác. Đọc tất cả   Các lãnh đạo tôn giáo ở Pháp: hợp pháp hóa trợ tử là sự thụt lùi về mặt đạo đức Ngày 15/5/2025, Hội đồng các lãnh đạo các tôn giáo ở Pháp đã đưa ra “lời kêu gọi về trách nhiệm chính trị và nhân đạo”, trong đó nói rằng "Việc hợp pháp hóa trợ tử sẽ không phải là sự tiến bộ, mà là sự thụt lùi về mặt đạo đức, xã hội và y tế”. Các vị kêu gọi lựa chọn đầu tư vào chăm sóc giảm đau, vào việc đào tạo để lắng nghe và vào sự hỗ trợ toàn diện cho mọi người cho đến cuối đời. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh Gặp gỡ Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh vào sáng thứ Sáu ngày 16/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XVI nói rằng hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh được hướng dẫn bởi yêu cầu về mục vụ, do đó Tòa Thánh không tìm kiếm các đặc ân nhưng gia tăng sứ vụ theo tinh thần Tin Mừng để phục vụ nhân loại. Ngài mời gọi Ngoại giao đoàn suy tư về 3 từ khóa quan trọng trong hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh: hòa bình, công lý và sự thật. Đọc tất cả  

Tin Tức

Suy niệm Tin Mừng CN 24 Thường Niên Năm B (Mc 8, 27 - 35) - Lm. Minh Anh, TGP. Huế

15/09/2024 - 28


CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM B
TỪ MỘT GÓC ĐỘ THẦN THÁNH
“Satan, lui lại đàng sau Thầy!”.

“Khi nói, ‘Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo tôi’; khác nào Chúa Giêsu nói, ‘Hãy đến, mang theo chiếc ghế điện của con! Lên phòng hơi ngạt nhé!’. Ngài không nghĩ đến một thánh giá bằng vàng trên cổ duyên dáng của một bé gái hay một thánh giá ngạo nghễ trên đỉnh nhà thờ, nhưng Ngài nghĩ đến một nơi hành hình! Tuy nhiên, Ngài nhìn nó từ một góc độ thần thánh!” - Billy Graham.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay kể lại cuộc vật lộn của Phêrô trước cuộc tử nạn của Thầy, điều ông vừa được tiết lộ. Ông “can trách” Ngài, Ngài “quở trách” ông, “Satan, lui lại đàng sau Thầy!”. Vì không như Thầy, Phêrô không nhìn thập giá ‘từ một góc độ thần thánh!’.

Yêu mến Chúa Giêsu, Phêrô vừa sợ hãi, vừa lo lắng cho Thầy; ông hoang mang và cố nói lên một điều gì đó ‘cho có ý nghĩa’. Nỗ lực của Phêrô có chủ đích tốt nhưng hoàn toàn trệch hướng! Hậu quả là ông nhận lấy một lời khiển trách khá tệ; Chúa Giêsu đi xa đến mức gọi ông là “Satan!”. Đúng, kế hoạch của Phêrô là kế hoạch của Satan, kẻ đã đề nghị Ngài đi con đường riêng của nó; con đường không khổ đau, không sỉ nhục. Để hiểu được điều này, chúng ta phải tin chắc, ‘lời mắng’ của Chúa Giêsu là những lời xót thương; nơi Ngài, không có một khả năng nào khác ngoài khả năng yêu thương! Nhưng đâu là ‘yêu thương’, đâu là ‘thánh khiết’ trong những lời ‘sửa dạy’ mạnh mẽ này?

Chìa khoá nằm ở vế thứ hai, “Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người!”. Nói lên điều ấy, Chúa Giêsu tiết lộ cho các môn đệ một bí ẩn sâu xa về sứ mạng của Ngài - chu toàn ý Chúa Cha - một sứ mạng chấp nhận bắt bớ, tủi nhục và chết đi. Ngài có ý mặc khải ‘một điều lành lớn hơn’ đến sau và sẽ không để những khổ đau ‘đông giá’ này xảy ra nếu sau đó không tiềm ẩn một ‘xuân rỡ ràng’ đang rình chờ. Ngài thách đố họ để họ có thể nhìn những tình huống bi thương này ‘từ một góc độ thần thánh’. Nói khác đi, họ phải nhìn những khổ đau này từ quan điểm của Chúa Cha, đừng nhìn nó dưới cái nhìn của nhân loại. Rõ ràng, Phêrô chưa vượt được cái nhìn thế tục của mình. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu phải trực tiếp thách thức ông!

Anh Chị em,

“Lui lại đàng sau Thầy!”. Chúa Giêsu quở Phêrô vì ông không hiểu rằng, sứ mệnh của Ngài không được hoàn thành trên những quan lộ thênh thang dẫn đến thành công, mà trên con đường khổ nạn của Người Tôi Tớ Đau Khổ - bài đọc một. Điều này cũng có thể xảy ra với chúng ta khiến chúng ta phản đối và nổi loạn. Có thể chúng ta không theo phe Thiên Chúa, mà theo phe Satan, phe loài người. Tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô không thể dừng lại ở lời nói, nhưng đòi hỏi phải được xác thực bằng những lựa chọn và cử chỉ thực tế, bằng một cuộc sống được đặc trưng bởi tình yêu của Chúa Cha; nó đòi hỏi một cuộc sống vĩ đại, tràn đầy tình yêu đối với tha nhân - bài đọc hai. Để theo Chúa Kitô, trở nên môn đệ của Ngài, chúng ta phải từ bỏ chính mình, từ bỏ những đòi hỏi của lòng kiêu hãnh, ích kỷ; vác lấy thập giá mình và nhìn nó từ một góc độ cứu rỗi.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con thấy Chúa hoạt động trong mọi sự, cả giữa những đau khổ của con. Xin biến nỗi đau của con thành nỗi đau của Chúa, để nó cũng có thể cứu độ!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.