CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Thánh tích hai Chân phước Frassati và Acutis được đưa về Roma trong Ngày Năm Thánh Giới trẻ Theo thông tin từ trang worldyouthday.com, thánh tích của hai Chân phước trẻ sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 - Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis - sẽ được đưa về Roma để các bạn trẻ kính viếng trong Ngày Năm Thánh Giới Trẻ từ 28/7 đến 3/8/2025. Đọc tất cả   Giáo lý viên Andrew Goh 88 tuổi phục vụ người già bị bỏ rơi ở Singapore Trong Giáo hội Công giáo ở Singapore, ông Andrew Goh, giáo lý viên 88 tuổi không chỉ được biết đến là người có khả năng nói nhiều ngôn ngữ, nhưng còn là người đã dấn thân trong 34 năm loan truyền Lời Chúa cho những người già và những ai không thể đến nhà thờ. Đọc tất cả   Các giáo xứ Công giáo ở Áo rung chuông nhắc mọi người về nạn đói trên thế giới Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nạn đói trên toàn cầu, chuông nhà thờ tại các giáo xứ Công giáo trên khắp nước Áo sẽ vang lên trong vòng năm phút vào lúc 15 giờ chiều thứ Sáu, ngày 25/7, theo truyền thống giờ tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ Dòng Đa Minh lắng nghe Thánh Thần Trong thư gửi đến các tu sĩ Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị tại thành phố Cracovia bên Ba Lan, từ ngày 19/7 đến 08/8, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ lắng nghe Chúa Thánh Thần, và trong hoạt động giảng thuyết cần quan tâm đến: những người vẫn chưa biết Chúa Giêsu, các tín Kitô hữu, những người xa Giáo hội và những người trẻ. Đọc tất cả   HĐGM Haiti kêu gọi chính phủ giải quyết khủng hoảng an ninh quốc gia Các Giám mục Haiti gửi thư cho các tín hữu và những người thiện chí, bày tỏ lập trường của Hội đồng Giám mục Haiti về cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia và Dự thảo Hiến pháp năm 2025. Đọc tất cả   Điểm qua một số nhóm bạn trẻ các nước tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ Cho đến nay, nhiều nhóm bạn trẻ thuộc các giáo phận của Ý cũng như từ nhiều quốc gia khác nhau đã chuẩn bị hoặc đã lên đường tham dự Ngày Năm Thánh Giới trẻ, được tổ chức tại Roma từ ngày 28/7 đến 3/8/2025, với cao điểm là hai sự kiện do Đức Thánh Cha Lêô XIV chủ sự tại khu vực Tor Vergata: đêm canh thức vào tối ngày 2/8, và Thánh lễ vào sáng ngày 3/8. Đọc tất cả   Tổng giáo phận Köln không thực hành việc chúc lành cho các cặp đôi ngoài hôn nhân Công giáo Tổng giáo phận Köln ở Đức đã thông báo sẽ không thực hiện chỉ thị có tên “Chúc lành cho các cặp đôi yêu nhau”, những người sống trong tình trạng “bất thường”, bao gồm cả những người ly dị tái hôn và các cặp đồng tính. Chỉ thị được Hội đồng Giám mục Đức mới ban hành. Tổng giáo phận giải thích rằng sẽ thi hành các hướng dẫn của Tòa Thánh, bao gồm cả tài liệu “Fiducia supplicans”. Đọc tất cả   Năm Thánh Giới trẻ, thế giới quy tụ về Roma cho “khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh “Khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh sẽ chứng kiến Roma mở ra “với thế giới”, gồm cả những khu vực đang chịu tổn thương nặng nề vì xung đột. Để qua việc gặp gỡ và chia sẻ với những người đồng tuổi, mỗi bạn trẻ có thể cảm nhận được “một cái ôm” và trung thành với lời mời gọi trở thành những “lính canh buổi sáng” mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách đây 25 năm. Đọc tất cả   “Pétros ení”: Trải nghiệm kỹ thuật số độc đáo tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô Triển lãm mang tên “Pétros ení” – “Phêrô ở đây”, được khai mạc vào ngày 22/7 tại Đền thờ Thánh Phêrô, giới thiệu về vị Tông đồ trưởng trong ánh sáng đức tin, nghệ thuật và công nghệ hiện đại. Đây là một trải nghiệm nhập vai được thực hiện bởi Cơ quan bảo trì và quản trị Đền thờ Thánh Phêrô phối hợp với Microsoft và các đối tác quốc tế. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa: Giáo hội sẽ không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza đau khổ Tại buổi họp báo sau chuyến viếng thăm mục vụ Gaza, Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa nói rằng Chúa Kitô hiện diện ở Faza nói những người bị thương, nơi những hành động thương xót, trong từng bàn tay đón nhận người đau khổ. Giáo hội không bao giờ bỏ rơi người dân Gaza khốn khổ. Đọc tất cả  

Tin Tức

Suy niệm Tin Mừng CN 22 Thường Niên - Năm A (Mt 16, 21 - 27) - Lm. Minh Anh

28/08/2023 - 156
CN 22 TN NĂM A - MỘT TÌNH YÊU QUYẾN RŨ ĐẾN MỨC KHÔNG CƯỠNG NỔI
“Lạy Chúa, Chúa đã quyến rũ con,Và con đã để cho Ngài quyến rũ”.

 
Kính thưa Anh Chị em,
Bàn tiệc Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nói đến sự quyến rũ của một tình yêu; đúng hơn, một tình yêu quá quyến rũ đến mức không cưỡng nổi. Giêrêmia nói, “Chúa đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ”; còn Thánh Phaolô, “Anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động”; và ngạc nhiên hơn, lần đầu tiên Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ rằng, “Ngài sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba, sẽ sống lại”.

Trong bài đọc thứ nhất, Giêrêmia cảm thấy mình bất lực, ông không thể từ chối lời gọi của một Thiên Chúa đầy yêu thương nhưng cũng rất quyết đoán khi Người sai ông đến với dân, một dân nổi loạn với Người; vì rồi đây, họ sẽ tìm cách giết ông. Nhiều lần, Giêrêmia cảm thấy ê hề, ông tìm cách thoái thác và rút lui bởi “Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày”. Thế nhưng, Giêrêmia tâm sự, mỗi khi ông nói, “Tôi sẽ không nhớ đến Người nữa, sẽ không nhân danh Người mà nói nữa, thì lúc đó trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa”. Cuối cùng, Giêrêmia phải đầu hàng khi thừa nhận, “Lạy Chúa, Chúa đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ”; ở một bản dịch khác, “Lạy Chúa, Chúa đã lừa phỉnh con, và con đã bị Ngài lừa phỉnh”. Tình yêu của Thiên Chúa đã quyến rũ Giêrêmia, nó mạnh đến nỗi trong đau khổ ê chề, ông vẫn thốt lên tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa”. Thiên Chúa ở cùng ông, ban cho ông sức mạnh để ông có thể chịu đựng mọi nghịch cảnh khi thực thi sứ vụ đồng hành với dân, nói cho dân rằng, Thiên Chúa luôn xót thương, đang chờ đợi họ trở về.

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô, một con người được tình yêu của Thiên Chúa quyến rũ đến nỗi, ngài đã từng nói, “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là biết được Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi”; “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà Đức Kitô sống trong tôi” thì giờ đây, Phaolô cũng quyến rũ giáo hữu của ngài, những con người đi theo Chúa rằng, “Anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động”, một của lễ dâng lên Thiên Chúa, Đấng từ bi vô lượng, khoan nhân vô cùng, cũng là Đấng đang mời gọi mọi người canh tân lòng trí để biết đâu là thánh ý Chúa, đâu là điều tốt lành và hoàn hảo, đẹp lòng Người.  

Đặc biệt hơn cả, bài Tin Mừng, khi lần đầu tiên Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ biết, “Ngài sẽ phải lên Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Phêrô, người mà trước đó không lâu, đã tuyên xưng “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, đã được khen, được gọi là đá, được trao chìa khoá Nước Trời; vậy mà khi nghe những lời ấy, Phêrô không chấp nhận. Ông đứng ra can ngăn, “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải điều ấy”; lập tức, Chúa Giêsu quay lại bảo ông, “Satan, lui lại đằng sau Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là của Thiên Chúa mà là của loài người”. Đó là một lời trách cứ nặng nề Ngài dành cho Phêrô trước các bạn đồng môn. Vậy thì tại sao như thế?

Để hiểu được điều này đúng đắn, chúng ta phải biết, những lời của Chúa Giêsu là những lời phát xuất từ một tình yêu cao cả của một Đấng không có khả năng nào khác ngoài khả năng yêu thương. Chính Ngài cũng đã bị quyến rũ bởi tình yêu đối với Chúa Cha và tình yêu đối với nhân loại; Ngài đã thật sự say mê Thiên Chúa và say mê con người đến nỗi Ngài không có gì khác ngoài tình yêu. Vì thế, những lời mạnh mẽ ấy là lời của một vị Thiên Chúa vô song, yêu thương vô cùng.

Chìa khoá để hiểu những lời này nằm ở phần hai, “Tư tưởng của anh không phải là của Thiên Chúa mà là của loài người”. Chúa Giêsu hé mở cho các môn đệ mầu nhiệm sâu thẳm nhất của sứ vụ Ngài, một sứ vụ đầy quyến rũ bởi tình yêu; một sứ vụ chấp nhận thương đau và cả cái chết cho tình yêu. Khi mặc khải mầu nhiệm này, Chúa Giêsu cùng lúc cho thấy những điều lành sẽ được rút ra từ điều dữ, thập giá sẽ trổ sinh hoa trái cứu độ và Ngài sẽ không chuốc lấy sự dữ nếu nó không mang lại một điều lành lớn lao hơn, cao cả hơn. Phải có đức tin, chúng ta mới hiểu được.

Các môn đệ được thách thức, được quyến rũ, được mời gọi nhìn đau khổ và sự chết trong nhãn quang của Thiên Chúa. Quan điểm của Phêrô chưa phải là quan điểm của Thầy và đó là lý do tại sao Ngài phải trực tiếp thách thức ông, mời gọi ông, quyến rũ ông. Đau khổ và sự chết của Con Thiên Chúa chính là quà tặng diệu kỳ nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho nhân loại. Vì thế, khi Phêrô ngăn cản, Chúa Giêsu đã phải sốc lên, một ‘cái sốc thánh’ và chính cái sốc này sẽ giúp Phêrô và các môn đệ vượt qua nỗi sợ để có thể chấp nhận sứ vụ cao cả và định mệnh vinh quang sau thập giá của Thầy. Về sau, chính các môn đệ cũng sẽ bị cuốn quyến rũ bởi tình yêu thập giá này để đón nhận những gì xảy đến cho mình hầu được nên giống Thầy Chí Thánh.

Chân phước Charles de Foucauld nói, “Trên thế giới đau thương này có một niềm vui mà các thánh và các thiên thần trên thiên đàng không được hưởng, đó là được cùng đau khổ với người yêu dấu của chúng ta. Cuộc sống có gian truân đến đâu, chuỗi ngày có lê thê đến mấy… chúng ta cũng đừng bao giờ rời xa thập giá trước khi Chúa muốn. Thầy Chí Thánh thật nhân lành khi cho chúng ta, những tâm hồn yêu mến thập giá, được cảm nghiệm sự ngọt ngào của nó, nếu không phải luôn luôn, thì ít ra là vẻ đẹp và sự cần thiết của nó”.

Với con người, thập giá là thất bại, nên cần xa lánh nó; nhưng Thánh giá là quyến rũ của tình yêu Chúa Kitô, cũng là quyến rũ của Kitô giáo, nên Kitô hữu ôm lấy nó. Thử tưởng tượng một Kitô giáo không có Thánh giá, không có Chúa Kitô chịu đóng đinh; nó sẽ đáng nghi ngờ biết bao vì nó quá phi thực tế, quá xa xôi nếu không nói là quá mơ hồ. Được quyến rũ bởi tình yêu Đức Kitô, thập giá đời thường sẽ biến thành Thánh giá và đó là ơn cứu độ cho chính mình và cho cả nhân loại. Vì thế, đời sống Kitô hữu là một đời lễ dâng hy tế như một bài hát của Nguyên Kha, “Đời con dâng lên, đời con dâng lên như nho lành con ước mong, ước mong ép thành nho thơm. Cùng Giêsu dâng hy tế, xin dâng đời sống con”; đó cũng là lời mời của Thánh Phaolô qua thư Rôma hôm nay.

Anh Chị em,
Bao nhiêu người đã bị quyến rũ bởi một tình yêu mạnh hơn sự chết này; các thánh là những người đã để cho mình bị quyến rũ bởi Đấng quyến rũ là Chúa Giêsu, mà bản thân Ngài cũng đã bị tình yêu Chúa Cha và tình yêu nhân loại quyến rũ.

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cứ quyến rũ con không chỉ ngày bình yên, nhưng cả chiều bão tố; quyến rũ con cho đến khi con lìa đời”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.