CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA CHO NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ 39 Ngày 17/9, Phòng báo chí Toà thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39 với chủ đề: “Những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh (Is 40, 31). Năm nay, ngày Giới trẻ Thế giới sẽ được cử hành theo cấp giáo phận vào Chúa nhật ngày 24/11/2024, lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ. Sau đây là nội dung Sứ điệp của Đức Thánh Cha: Đọc tất cả   Nhiều linh mục được nhớ đến trong “Ngày Thế giới những người bị lưu đày đến Siberia” 85 năm trước, vào ngày 17/9/1939, Hồng quân Liên Xô đã phá vỡ hiệp ước không xâm lược Ba Lan và tiến vào lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan. Ngày 17/9 được Ba Lan kỷ niệm như “Ngày Thế giới những người bị lưu đày đến Siberia” để tưởng nhớ số phận bi thảm của những người Ba Lan bị Liên Xô đày đến Siberia; trong số này có các giáo sĩ Ba Lan. Đọc tất cả   “Lễ hội Phép lạ” thu hút hơn nửa triệu tín hữu hành hương ở Argentina Ngày 15/9 vừa qua, hơn 650 ngàn tín hữu hành hương đã quy tụ về thành phố Salta của Argentina để cử hành Lễ Chúa và Đức Trinh nữ Phép lạ. Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Jorge García Cuerva của Buenos Aires nói rằng “Chúng ta muốn để mình được Chúa nhìn thấy bằng ánh mắt thương xót của Người, ánh mắt chữa lành vết thương của tâm hồn...”. Đọc tất cả   ĐHY Gracias: ĐTC Phanxicô muốn thay đổi vai trò của các Sứ thần Tòa Thánh Đức Hồng y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay ở Ấn Độ, đã được bổ nhiệm làm điều phối viên của nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá hoạt động và vai trò của các Sứ thần Tòa Thánh. Ngài chia sẻ rằng Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh vai trò của các Sứ thần là giúp đỡ các giám mục địa phương. Đọc tất cả   Toà Thánh tiếp tục hướng đến thế giới không vũ khí hạt nhân Phát biểu tại phiên họp thứ 68 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, ủng hộ cam kết của tổ chức này đối với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và đảm bảo sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi đại diện đến các cử hành mừng 350 thiết lập TGP Quebec Tổng Giáo Phận Quebec của Canada mừng 350 năm thiết lập, Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám Mục Marseille của Pháp, làm đặc sứ của ngài cho các hoạt động cử hành Năm Thánh của Tổng Giáo Phận, từ ngày 20 đến 22/9. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Năm Thánh 2025, hành hương, không du lịch Trong sứ điệp cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39 với chủ đề: “Những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh (Is 40, 31), Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ đón nhận những thách đố cuộc sống với hy vọng và sự kiên trì. Đọc tất cả   Tiếp kiến chung 18/09/2024 - ĐTC Phanxicô: Tôi nhìn thấy một Giáo hội sống động tại Á Châu và Châu Đại dương Trở về sau chuyến tông du thứ 45 tại nước ngoài, viếng thăm 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore, tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 18/9/2024, Đức Thánh Cha đã chia sẻ với các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô về những trải nghiệm tuyệt vời ngài đã có tại các nước này. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến sự sinh động của các Giáo hội ở những nước mà các tín hữu chỉ là một thiểu số, và Giáo hội phát triển bởi sự hấp dẫn chứ không nhờ chiêu dụ tín đồ. Đọc tất cả   Cuộc đối thoại Trung Quốc-Tòa Thánh và "chủ nghĩa thực tế" của ĐTC Phanxicô Trong cuộc gặp gỡ với giới truyền thông trên chuyến bay từ Singapore về Roma, ĐTC Phanxicô đã xác định kết quả của các cuộc đối thoại với chính phủ Bắc Kinh là “tốt” và nói rằng “ngay cả đối với việc bổ nhiệm các giám mục, chúng tôi cũng đang làm việc với thiện chí”. Ngay cả khi cuộc đối thoại này và Thỏa thuận tạm thời không tránh khỏi những lời chỉ trích trên báo chí quốc tế, quan điểm của ĐTC Phanxicô vẫn được chứng minh bằng dữ liệu tích cực mới nhất. Đọc tất cả   Tổng Giám mục Tokyo cảnh báo chống lại việc gạt người già ra ngoài lề Trong bài giảng Thánh lễ Chúa Nhật ngày 15/9/2024, ngày Giáo hội Nhật Bản cử hành Ngày Thế giới ông bà và người cao tuổi, Đức Tổng giám mục Isao Kikuchi của Tokyo đã kêu gọi “tương tác nhiều hơn giữa thế hệ trẻ và thế hệ già”, đồng thời cảnh báo chống lại việc gạt người già ra bên lề ngày càng tăng khi Nhật Bản đang phải vật lộn với tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng và dân số già đi. Đọc tất cả  

Tin Tức

Nhưng Còn Là Giáo Hội

19/05/2022 - 25
NHƯNG CÒN LÀ GIÁO HỘI
“Nếu các con giữ các điều răn của Thầy, các con sẽ ở lại trong tình thương của Thầy!”



William Barclay nói, “Chúa Kitô là đầu; Giáo Hội là thân thể. Đầu phải có một thân! Đúng nghĩa đen, để làm công việc của Chúa Kitô, Giáo Hội là đôi tay; để lên đường rao truyền Chúa Kitô, Giáo Hội là đôi chân; để công bố Lời Ngài, Giáo Hội là tiếng nói. Yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Giáo Hội; chống đối Chúa Kitô, thì không chỉ chống đối Ngài, ‘nhưng còn là Giáo Hội’ của Ngài!”.

Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá bất ngờ khi qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Nếu các con giữ các điều răn của Thầy, các con sẽ ở lại trong tình thương của Thầy”, thì Ngài không chỉ nói đến các giới răn, cũng không chỉ nói đến Ngài; ‘nhưng còn là Giáo Hội’ của Ngài! 

Như Evà được hình thành từ cạnh sườn Ađam, thì Giáo Hội được hình thành từ cạnh sườn Chúa Kitô. Chúa Kitô và Giáo Hội là một! Giáo Hội là một thực thể kéo dài của Chúa Kitô. Chúng ta không thể nói, “Lạy Chúa, vâng! Và Giáo Hội, không!”. Bởi lẽ, Chúa Kitô và Giáo Hội không thể tách rời nhau như đầu và thân. Chính nhờ Giáo Hội này mà tôi đã nhận được bao ân tứ đức tin; Giáo Hội là Mẹ đã cho tôi chào đời trong đức tin bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Vì thế, mỗi người hãy thưa lên cách mạnh mẽ, “Tôi không chỉ muốn ở lại trong Chúa Kitô, ‘nhưng còn là Giáo Hội’. Tôi tha thiết muốn ở lại trong Giáo Hội của Ngài!”.

Thật thú vị, bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay tường thuật một nan đề của các tông đồ, “Cắt bì hay không cắt bì!”. Những con người đầu tiên này không phải là một tổ chức nhân loại thuần tuý, ‘nhưng còn là Giáo Hội’; vì thế, Chúa Thánh Thần đã can thiệp, giúp họ tìm ra giải pháp tối ưu! Một mặt, Giáo Hội phải cẩn thận tránh những thực hành không là trọng tâm của đức tin; mặt khác, sẵn sàng điều chỉnh những gì không thiết yếu. Nguyên tắc vàng ‘khoan dung’ được tuân thủ bởi cả người bảo thủ, lẫn người tiến bộ. Nhờ đó, Tin Mừng tiếp tục toả lan như lời Thánh Vịnh đáp ca tiên báo, “Hãy kể cho muôn dân được biết những kỳ công Chúa làm!”. 

Từ buổi sơ khai đó, các tông đồ đã tiếp tục công việc của Chúa Kitô; qua các ngài, Chúa Kitô đã xây nên Toà Nhà Thiên Chúa giữa lòng thế giới; và hơn hai ngàn năm qua, luôn có các đấng kế vị. Vì thế, Chúa Kitô muốn chúng ta yêu thương các Giám mục, Linh mục; đặc biệt, Đức Thánh Cha, đại diện Ngài. Chúng ta cần biết thêm những giáo huấn ngài dạy, khó khăn ngài gặp… để hiệp thông, cầu nguyện cho ngài. Ngày nay, với internet, điều này thật dễ! Chỉ cần chút quan tâm, chút thời gian, chúng ta có thể tiếp cận ngài; có thể biết công việc khó khăn của các mục tử; và biết cả sự kiên trì của họ. Chính nhờ các ngài, Thánh Thể và các Bí Tích hiện diện khắp nơi. Vậy, hãy cám ơn Đức Thánh Cha, các Giám mục, Linh mục; cám ơn Giáo Phận, Giáo Xứ. Hãy hỗ trợ Giáo Xứ với niềm vui, lời cầu nguyện, thời gian và hy sinh vật chất cụ thể!

Anh Chị em,
“Yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Giáo Hội!”. Đức Phanxicô nói, “Chúng ta không trở thành Kitô hữu trong phòng thí nghiệm; Giáo Hội sinh chúng ta như bà mẹ sinh con! Tại giếng Rửa Tội của đền thờ Gioan Latêranô, nhà thờ chính toà của Đức Giáo Hoàng, có một bản khắc tiếng Latin với đại ý, ‘Nơi đây, sinh ra một dân tộc thuộc dòng dõi Thiên Chúa, bởi Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho nước này được phong phú. Mẹ Giáo Hội sinh con cái mình trong sóng nước này!’. Đẹp không? Chúng ta không thuộc về Giáo Hội như thuộc về một hiệp hội, đảng phái, hay bất cứ tổ chức nào; nhưng chúng ta thuộc về Giáo Hội như nối kết sinh tử với mẹ chúng ta, Giáo Hội là Mẹ các Kitô hữu!”. Mọi bà mẹ đều thiếu sót như mỗi người thiếu sót. Khi ai nói tới các thiếu sót của mẹ mình, chúng ta che lại, chúng ta yêu chúng, thế thôi... Giáo Hội cũng thiếu sót. Tôi có yêu Giáo Hội như yêu mẹ tôi không? Tôi có giúp Mẹ Giáo Hội nên xinh đẹp, đích thực hơn không?”. Vì thế, tôi càng thánh thiện, khuôn mặt Mẹ tôi càng xinh đẹp; tôi càng bất xứng, khuôn mặt Mẹ tôi càng khó nhìn! Mẹ Giáo Hội của tôi sáng láng hay lấm lem là tuỳ ở tôi!

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con ngày càng yêu mến sự thánh thiện, vì bản thân con, không chỉ là con, ‘nhưng còn là Giáo Hội’. Phải! Con là Giáo Hội, và Giáo Hội, là Mẹ của con!”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.