CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Năm Thánh - Năm Hồng Ân #1: Trò chuyện với Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng Số đầu tiên của chương trình Năm Thánh - Năm Hồng Ân, Vatican News Tiếng Việt giới thiệu cuộc trò chuyện với Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, TGM Sài Gòn, một cuộc trò chuyện bắt đầu bằng những câu chuyện cá nhân và kết thúc bằng những suy tư mang tính gợi hứng cho nhiều cuộc trò chuyện khác trong suốt Năm Thánh 2025 - "Những người hành hương của hy vọng". Đọc tất cả   Những cánh cửa của hy vọng Mùa Vọng 2024, điểm nhấn trong Mùa Phụng vụ, khởi đầu và mang theo nhiều hy vọng cho Năm Phụng vụ mới. Giữa rất nhiều âu lo của con người - các thảm họa thiên nhiên với sức tàn phá kinh hoàng liên tục kéo đến, chiến tranh ngày một thêm khốc liệt tại nhiều nơi trên thế giới - Mùa Vọng lại càng trở nên dấu chỉ cho sự “phục hồi” (x. Cv 3,21) bởi sự ngự đến của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đọc tất cả   ĐHY Parolin: Đức Thánh Cha đến Ajaccio để kêu gọi cầu nguyện, công lý và trách nhiệm Đề cập đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Ajaccio (Đảo Corsica) vào Chúa Nhật ngày 15/12/2024, nhân kết thúc Đại hội "Lòng đạo đức bình dân ở Địa Trung Hải", Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh: “Tôi hình dung Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định ‘Mẹ biển của chúng ta’ không được trở thành ‘Nghĩa trang của chúng ta’ đối với những người đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, phải liều mạng sống. Đọc tất cả   Hơn 15.000 người chết vì an tử ở Canada trong năm 2023 Trong năm 2023, ở Canada, luật cho phép trợ tử hay làm cho chết êm dịu, theo yêu cầu của bệnh nhân nan y hoặc vì những lý do khác, đã làm tăng số người chết. Đã có hơn 15.000 người chết vì an tử, tăng 16% so với năm trước. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phải đặt bệnh nhân trở lại trung tâm Trong buổi tiếp Hiệp hội Ý chống bệnh bạch cầu - u lympho và u tủy vào sáng ngày 14/12, Đức Thánh Cha chia sẻ với mọi người ba cụm từ: “chiếu sáng”, “quà tặng” và “quảng trường”, nhấn mạnh các thành viên Hiệp hội là một phần của công trình xây dựng hai niềm hy vọng: hy vọng được chữa khỏi bệnh và hy vọng được điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất”. Đọc tất cả   Lần đầu tiên Đức Thánh Cha bổ nhiệm phụ nữ làm thành viên Hội đồng thường kỳ của Thượng Hội đồng Vào ngày 13/12/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 4 thành viên của Hội đồng thường kỳ của Ủy ban Thư ký của Thượng Hội đồng thứ 16, trong đó có hai phụ nữ là Sơ Simona Brambilla và tiến sĩ María Lía Zervino. Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ được bổ nhiệm vào số bốn bổ nhiệm bởi Đức Thánh Cha, và do đó họ không nhất thiết phải là Giám mục. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô tiếp các nhà tổ chức và nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican Ngỏ lời với ban tổ chức và các nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican trong buổi tiếp kiến sáng thứ Bảy ngày 14/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi họ ca vang giai điệu hòa bình và hy vọng để trao lại cho các thế hệ tương lai một thế giới tốt đẹp hơn và giàu có hơn về lòng nhân hậu. Đọc tất cả   47,5% trẻ em sinh ra ở Tây Ban Nha vào năm 2023 được rửa tội trong Giáo hội Công giáo Trong Báo cáo Hoạt động năm 2023 của Giáo hội Công giáo ở Tây Ban Nha do Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha trình bày, tổng cộng Giáo hội đã rửa tội cho 152.426 trẻ em trong số 320.656 trẻ em chào đời trong năm 2023, chiếm 47,5%. Đọc tất cả   Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa Công giáo ở Moscow Chiều ngày 11/12/2024, tại Moscow, Đức Tổng Giám mục Tadeusz Kondrusiewicz, nguyên Giám mục giáo phận Minsk-Mahilëŭ, đã chủ tế Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngài nói: “Trong những năm này chúng ta đã cho thấy rằng nhà thờ này là dấu chỉ của Đấng Phục Sinh và là nhà của mọi người”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe Chiều ngày 12/12/2024, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thờ Thánh Phêrô để kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong những giây phút khó khăn của cuộc sống, trong những giây phút hạnh phúc, trong những giây phút thường ngày, chúng ta hãy nhớ những lời của Mẹ: đừng sợ hãi... Lẽ nào Mẹ là Mẹ của con, không ở đây sao? Đây là toàn bộ thông điệp của Guadalupe. Còn điều gì khác thì đó là ý thức hệ”. Đọc tất cả  

Tin Tức

Ngôi Nhà Trên Đỉnh Đồi Sình Mon - Tác giả: M. Minh Đức, MRP

27/09/2024 - 9

 
Đã ba ngày em không đến lớp…! 

Sao lần này Síu vắng liên tục thế. Trong trí nhớ tôi, buổi dạy ngày ấy hoàn toàn in hình bóng em, một cô gái 12 tuổi cao lêu khêu và gầy. Hôm đầu tiên em vắng, Pheng, bé ở sát bên nhà nói lại với tôi rằng vì đứa em gái nhà Síu sốt cao. Síu cùng mẹ bồng em tới nhà thầy lang mua thuốc. Ngày thứ hai, Phèng không báo gì. Tôi đinh ninh tình hình chưa khá nhưng hôm nay, tôi bắt đầu nghĩ về em. 

Từ khi lên miền Cao dạy học, ở cùng với các trẻ buôn làng, tôi đã nghe quá nhiều câu chuyện mà trong đó đa số là bi thương. 

Hai đứa nhỏ đi kiếm củi, buổi trưa ra bờ suối tắm, trượt chân té. Một em bị cuốn trôi.

Nhà kia có ông bố say xỉn tối ngày, vợ con nheo nhóc, cuối cùng túng quẫn nên đem bán đứa con đỏ hỏn cho người ta để lấy 2 triệu bạc.

Mới đây chuyện cái Lan, mới 14 tuổi quen một thằng con trai làng bên mới 15 tuổi, yêu nhau 3 ngày lấy về được ba tháng, lại bỏ nhau, ôm một cái bụng bầu về cho bố mẹ. Bố mẹ còn phải mượn tiền để trả tiền sính lễ là 16 triệu…đã nghèo lại càng nghèo hơn. Bao nhiêu thách đố, bao nhiêu vấn nạn đặt ra cho chúng tôi khi đến nơi vùng cao này! Người ta cứ nghĩ rằng thế kỉ XXI rồi sẽ chẳng có những chuyện đó đâu nhưng nó vẫn đầy dẫy đến đau người…

Chiều nay nhất định phải đến nhà em. Thế là làm ráp xích vào bánh xe, chuẩn bị tinh thần cho đoạn đường sẽ đi đến nhà em không dễ chút nào. Con đường sau cơn mưa chiều qua ướt sũng đọng lại ở những ổ gà, ổ voi! Những dòng nước lớn chảy siết từ các đỉnh đồi xuống đã tạo thành những khe rãnh lớn trên đường đi. Lách bên trái rồi vòng qua bên phải, tôi nắm vững tay lái, luôn nhớ không đạp thắng, đưa xe về số một, hay số hai, nếu lỡ đạp thắng là bánh xe sẽ trượt, sẽ chụp những “con ếch” to bên đường. Đến được chân đồi thì quần áo tôi dính đầy đất, lấm lem như đi cày ruộng mới về. Thôi cũng chẳng đáng bận tâm vì điều đó như cơm bữa ấy mà. Từ dưới chân đồi nhìn lên đỉnh quả là một thách đố lớn! Hít một hơi thật sâu nhìn lên đỉnh đồi, nắm chắc tay lái đưa xe về số một sẵn sàng cho một cuộc leo núi, càng lên cao, chiếc xe càng rú lên vang trời; nếu không cẩn thận thì rớt xuống vực ngay. Ước gì chân mình dài hơn một chút thì có thể chống chân vững hơn. Với chiều cao khiêm tốn, chỉ 1m50 đành chịu vậy. Vừa đi vừa cầu xin Chúa tiếp sức. Loay hoay một hồi rồi cũng đến được nhà em. Tạ ơn Chúa!

Nằm trơ trọi một mình trên đỉnh đồi, ngôi nhà lợp bằng mái tranh, hai bên thưng bằng mấy miếng tôn đã ngả màu, cùng những vết rỉ sét đã xuống cấp, một số chỗ được căng lên bởi tấm bạt, vì không chịu được mưa nắng cũng đã rách tươm. Chắc đêm qua trong nhà không còn chỗ nào khô ráo. Bước vào căn nhà thật vắng tanh, tôi thấy chỉ có nồi măng luộc trên bếp, có lẽ đã lấy được từ hôm qua, đem luộc muối chua để dành ăn trong năm. Mùa mưa đến là các gia đình H' Mông ở đây đều tranh thủ đi lấy măng làm thức ăn. Nếu dư giả thì đem bán lấy tiền, lái buôn trả cho 7000 đến 8000 đồng/kg. Đi một vòng chung quanh nhà không thấy ai, tôi vòng ra phía sau, thấy em cùng mấy đứa em đang nghịch đất cười tươi rói, nhìn đứa nào cũng như con trâu đất vậy. Em ngước lên nhìn tôi rồi cười tít mắt:

- “nhó dông sơ” - con chào sơ


Tôi nói: “nhó dông con, cô chảy ô at chi” - chào con, con đang làm gì đó?

Em thấy tôi chạy lại thì hỏi:

- “mu hot tự?” - Sơ đi đâu đó?

- Tôi trả lời: "Gió me nhòa" - đi thăm con.

Tôi cùng em vào nhà không quên dắt theo mấy con trâu lấm đất nữa. Sẵn có chút bánh kẹo mang theo, tôi đưa cho mỗi đứa một ít, chúng đồng thanh cất lên:

- “ua chao sơ!” nghĩa là “cám ơn sơ!”.

Bóc viên kẹo đút vào miệng đứa nhỏ nhất, ánh mắt nó cứ hau háu nhìn tôi, rồi lại cười tít mắt. Nhà chỉ có mấy chị em, bố mẹ em đi làm chưa về. Trước khi đi, bố mẹ bắt sẵn cho nồi cơm để trên bếp, có măng rừng luộc cùng mấy con cá khô nướng sẵn trên bếp. Đó là thịnh soạn lắm rồi chứ món muối hầm hoà với nước lã là chuyện bình thường. Đơn giản chỉ có thế!

Bố mẹ em lấy nhau lúc mới 14 tuổi, 15 tuổi; cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới thì làm sao gánh vác chuyện gia đình! Không chỉ gia đình em nhưng biết bao chàng trai cô gái H' Mông nơi đây vừa mới lớn đã vội lấy chồng, đánh mất tuổi thơ để về gánh vác việc gia đình chồng. Cuộc sống mưu sinh quá vất vả làm gì còn giờ để chăm sóc cho con cái! Bố mẹ chưa đủ tuổi kết hôn, nên các em chẳng có tờ giấy khai sinh để đến trường. Thế là tuổi thơ của em cứ lông bông phiêu dạt, vô ưu vô lo, chẳng biết đến con chữ là gì cho đến khi chúng tôi đưa “con chữ” đến với em, là lớp học tình thương chị em tôi mở để xoá mù cho các em nơi đây. Em tiếp thu rất nhanh, chúng tôi chỉ cần dạy một lần là em có thể nhớ. Dù đoạn đường dài khó đi, nhưng dù mưa to gió lớn, em vẫn đi, đi giữa trời mưa, đầu đội tấm nilông đựng phân bón, em phủ lên đầu, hay khoác trên người, có khi đến lớp thì đã ướt như con chuột lột.

Đứng trên đỉnh đồi Sình mon hôm nay, tôi càng thấy thương em nhiều hơn, thương người dân nơi đây, khi mà nhận thức và văn hoá còn nhiều giới hạn, không thể đoán được tương lai nào đang chờ em phía trước! Biết đâu hai ba năm nữa em cũng lấy chồng giống như các cô gái trạc tuổi trong Bản. Có lần em tâm sự với tôi:

“Sau này con muốn trở thành cô giáo”.

Tôi nhìn em mỉm cười:

- “Ừ, làm cô giáo về giúp cho các em nhỏ nơi Bản em, nhưng để trở thành cô giáo em phải đi chứ!”

Để ước mơ của em, cũng như bao bạn nhỏ H' Mông khác thành hiện thực chúng tôi vẫn đang nỗ lực để chắp cánh cho các em bay cao, bay xa hơn. Dẫu biết rằng không phải dễ chút nào để vượt ra khỏi những ngọn đồi cao chót vót của văn hoá bản làng, khỏi cuộc sống mưu sinh …vẫn giam hãm người ta an phận với những cái bình thường. Họ cho rằng: Đi học nhiều làm cho người ta lại ghen tị, lại khó sống, học nhiều có làm việc được đâu, cầm cây “bút to” cho nó đảm bảo hơn. Cha mẹ các em đồng bào thường chiều theo ý muốn của con cái, đại khái như

- “nó không thích đi học, nó có tự do mà”

Thế thôi!…Nên rất ít cha mẹ ý thức về việc giáo dục con cái…Từ đỉnh đồi phóng tầm mắt nhìn ra xa, một vùng trời bao la, những căn nhà lấp ló đâu đây trên các triền đồi, vẫn còn đó những thao thức không nguôi của những cánh chim Hoà Bình nơi miền Tây Nguyên rộng lớn này…

Chúng tôi cùng quét sân vườn với em, giúp em quét nhà, nấu nồi cơm, đem ba đứa em của em đi tắm, thay quần áo sạch sẽ. Chúng tươi cười, ôm lấy chúng tôi, như tỏ lòng yêu mến biết ơn. Xong việc thì trời cũng đã nhá nhem tối. Tôi chào em vội vàng lên xe dặn với theo em

- “Mai nhớ đi học nghen, học để biết chữ nhé, nếu không có người trông em thì cõng  em đến lớp luôn”…


Ngồi trên con ngựa sắt, nhìn con dốc ngoằn ngoèo cảm thấy rợn rợn trong người, leo lên tới đỉnh đồi là một thách đố, xuống được chân đồi lại là một vấn đề lớn hơn! Tôi từ từ cho xe chạy xuống chân đồi trong sự tín thác vào Chúa. 

Tuy con đường để đến với “con chữ” chẳng dễ dàng chút nào, nhưng tôi tin rằng một tương lai tươi sáng đang đợi em phía trước, chỉ cần chúng tôi luôn kiên trì, luôn cố gắng và bền bỉ trong sứ vụ tôi tin rằng“ “Tôi có thể làm được mọi sự trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13). 

M. Minh Đức, MRP

 








× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.