CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Năm Thánh - Năm Hồng Ân #1: Trò chuyện với Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng Số đầu tiên của chương trình Năm Thánh - Năm Hồng Ân, Vatican News Tiếng Việt giới thiệu cuộc trò chuyện với Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, TGM Sài Gòn, một cuộc trò chuyện bắt đầu bằng những câu chuyện cá nhân và kết thúc bằng những suy tư mang tính gợi hứng cho nhiều cuộc trò chuyện khác trong suốt Năm Thánh 2025 - "Những người hành hương của hy vọng". Đọc tất cả   Những cánh cửa của hy vọng Mùa Vọng 2024, điểm nhấn trong Mùa Phụng vụ, khởi đầu và mang theo nhiều hy vọng cho Năm Phụng vụ mới. Giữa rất nhiều âu lo của con người - các thảm họa thiên nhiên với sức tàn phá kinh hoàng liên tục kéo đến, chiến tranh ngày một thêm khốc liệt tại nhiều nơi trên thế giới - Mùa Vọng lại càng trở nên dấu chỉ cho sự “phục hồi” (x. Cv 3,21) bởi sự ngự đến của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đọc tất cả   ĐHY Parolin: Đức Thánh Cha đến Ajaccio để kêu gọi cầu nguyện, công lý và trách nhiệm Đề cập đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Ajaccio (Đảo Corsica) vào Chúa Nhật ngày 15/12/2024, nhân kết thúc Đại hội "Lòng đạo đức bình dân ở Địa Trung Hải", Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh: “Tôi hình dung Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định ‘Mẹ biển của chúng ta’ không được trở thành ‘Nghĩa trang của chúng ta’ đối với những người đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, phải liều mạng sống. Đọc tất cả   Hơn 15.000 người chết vì an tử ở Canada trong năm 2023 Trong năm 2023, ở Canada, luật cho phép trợ tử hay làm cho chết êm dịu, theo yêu cầu của bệnh nhân nan y hoặc vì những lý do khác, đã làm tăng số người chết. Đã có hơn 15.000 người chết vì an tử, tăng 16% so với năm trước. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phải đặt bệnh nhân trở lại trung tâm Trong buổi tiếp Hiệp hội Ý chống bệnh bạch cầu - u lympho và u tủy vào sáng ngày 14/12, Đức Thánh Cha chia sẻ với mọi người ba cụm từ: “chiếu sáng”, “quà tặng” và “quảng trường”, nhấn mạnh các thành viên Hiệp hội là một phần của công trình xây dựng hai niềm hy vọng: hy vọng được chữa khỏi bệnh và hy vọng được điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất”. Đọc tất cả   Lần đầu tiên Đức Thánh Cha bổ nhiệm phụ nữ làm thành viên Hội đồng thường kỳ của Thượng Hội đồng Vào ngày 13/12/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 4 thành viên của Hội đồng thường kỳ của Ủy ban Thư ký của Thượng Hội đồng thứ 16, trong đó có hai phụ nữ là Sơ Simona Brambilla và tiến sĩ María Lía Zervino. Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ được bổ nhiệm vào số bốn bổ nhiệm bởi Đức Thánh Cha, và do đó họ không nhất thiết phải là Giám mục. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô tiếp các nhà tổ chức và nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican Ngỏ lời với ban tổ chức và các nghệ sĩ của buổi Hòa nhạc Giáng Sinh tại Vatican trong buổi tiếp kiến sáng thứ Bảy ngày 14/12/2024, Đức Thánh Cha mời gọi họ ca vang giai điệu hòa bình và hy vọng để trao lại cho các thế hệ tương lai một thế giới tốt đẹp hơn và giàu có hơn về lòng nhân hậu. Đọc tất cả   47,5% trẻ em sinh ra ở Tây Ban Nha vào năm 2023 được rửa tội trong Giáo hội Công giáo Trong Báo cáo Hoạt động năm 2023 của Giáo hội Công giáo ở Tây Ban Nha do Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha trình bày, tổng cộng Giáo hội đã rửa tội cho 152.426 trẻ em trong số 320.656 trẻ em chào đời trong năm 2023, chiếm 47,5%. Đọc tất cả   Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa Công giáo ở Moscow Chiều ngày 11/12/2024, tại Moscow, Đức Tổng Giám mục Tadeusz Kondrusiewicz, nguyên Giám mục giáo phận Minsk-Mahilëŭ, đã chủ tế Thánh lễ kỷ niệm 25 năm mở cửa lại nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngài nói: “Trong những năm này chúng ta đã cho thấy rằng nhà thờ này là dấu chỉ của Đấng Phục Sinh và là nhà của mọi người”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe Chiều ngày 12/12/2024, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thờ Thánh Phêrô để kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong những giây phút khó khăn của cuộc sống, trong những giây phút hạnh phúc, trong những giây phút thường ngày, chúng ta hãy nhớ những lời của Mẹ: đừng sợ hãi... Lẽ nào Mẹ là Mẹ của con, không ở đây sao? Đây là toàn bộ thông điệp của Guadalupe. Còn điều gì khác thì đó là ý thức hệ”. Đọc tất cả  

Các Thánh

Ngày 21-05 Thánh Êugiêniô Magiênô (Mai Thiên Lộc)

21/05/2022 - 147

Thánh Mai Thiên Lộc sinh vào ngày 01 tháng 08 năm 1782 tại Aix-en-Provence, miền nam nước Pháp, trong một gia đình, vừa khá giả, vừa quyền quý. Cha của Mai Thiên Lộc thuộc tầng lớp quý tộc, còn mẹ xuất thân từ một gia đình thương gia giàu có. Sự kết hợp này đủ để đảm bảo cho Mai Thiên Lộc một cuộc sống tương lai danh giá và sung túc.

Thế nhưng, cuộc Cách mạng Pháp đã cuốn đi tất cả những viễn cảnh đẹp đẽ đó. Năm 1790, cả gia đình Mai Thiên Lộc lại trở thành những người di dân, sống lưu vong tại nước Ý. Cậu bé Mai Thiên Lộc phải bắt đầu một hoàn cảnh sống mới, với nhiều khó khăn và bất định. Cả gia đình phải lánh nạn qua các thành phố Torino, Venizia, Napoli và Palermo.Tuổi thơ của Mai Thiên Lộc không chỉ thiếu thốn về đời sống tiện nghi vật chất mà còn cả về tinh thần. Cậu bé không có điều kiện theo những lớp học chính quy, lại còn phải sống xa người mẹ vì bà quay trở lại Pháp để lấy lại tài sản gia đình.

Sau thời gian dài sống lưu vong với nhiều khó khăn và thiệt thòi, năm lên 20 tuổi, chàng thanh niên Mai Thiên Lộc trở về quê hương, ấp ủ mong muốn sống lại cuộc sống giàu có, vương giả. Chàng thanh niên trẻ tuổi, đẹp trai, trong gia đình quyền quý, lại được thừa kế tài sản từ người mẹ, bây giờ chỉ quan tâm cưới một người vợ giàu sang và danh giá, những điều kiện đảm bảo cho cuộc sống vui thú, hưởng lạc.

Thế nhưng, Thiên Chúa lại muốn Mai Thiên Lộc đi con đường hoàn toàn khác. Những ước mơ đầy tham vọng của chàng thanh niên bị vỡ tan bởi một loạt những biến cố, mà khởi đầu là cuộc hôn nhân bất thành với một thiếu nữ trẻ đẹp, giàu có.Trước khi thành hôn, người vợ tương lai của cậu không may mắc một chứng bệnh hiểm nghèo và qua đời. Năm 25 tuổi, Mai Thiên Lộc bắt đầu nhận ra những thứ cậu đang tìm kiếm thực sự không quan trọng, những vui thú trần gian thực tế chỉ toàn là trống rỗng và vô nghĩa. Thiên Chúa đã khiến trái tim Mai Thiên Lộc trở nên rộng mở với tình trạng xã hội Pháp lúc bấy giờ. Trước những cảnh đời bất hạnh, trước những đứa trẻ không ai chăm sóc dạy bảo, trước sự thờ ơ nguội lạnh của đời sống Đức Tin, chàng thanh niên Mai Thiên Lộc bắt đầu cảm thấy mình phải có những trách nhiệm để đáp lại nhu cầu khẩn thiết của Giáo Hội.

Con đường thiêng liêng của Mai Thiên Lộc cũng ảnh hưởng bởi cha Bartolo Zinelli, người dạy dỗ Mai Thiên Lộc và hướng dẫn cậu cầu nguyện, cũng như đã dâng cậu cho Đức Trinh Nữ Maria trong thời gian cậu sống lưu vong tại Venizia. Mai Thiên Lộc đã viết lại “Ơn gọi linh mục của tôi đã sinh ra từ đó”.

Năm 1807, Mai Thiên Lộc đã trải nghiệm hồng ân hoán cải vào ngày thứ sáu Tuần Thánh. Trong nghi thức suy tôn Thánh giá, Mai Thiên Lộc đã cảm nghiệm cách đặc biệt tình yêu và sự tốt lành của Đức Ki-tô, Đấng đã chịu chết để chuộc tội cho nhân loại, chàng đã khóc và đã khóc thật nhiều. Lúc này, chàng thanh niên trẻ tuổi cảm nghiệm sâu xa những tội lỗi của bản thân và tin tưởng phó thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa.

Năm 1808, sự thúc đẩy của Thần Khí đã đưa Mai Thiên Lộc bước vào chủng viện Xuân Bích và khởi đầu ước mơ trở thành linh mục, phục vụ cho người nghèo.

Ngày 21 tháng 12 năm 1811, chàng thanh niên Mai Thiên Lộc ngày nào đã trở thành linh mục đời đời của Đức Ki-tô. Và cha Mai Thiên Lộc đã xin để trở thành linh mục phục vụ những bạn trẻ nghèo, những bệnh nhân, công nhân, những tù nhân, và những người nghèo, bị bỏ rơi.

Nhu cầu của việc phục vụ quá lớn đến nỗi cha Mai Thiên Lộc nhận ra cần phải kêu gọi thêm một số linh mục khác cùng làm việc với ngài. Nhờ ơn quan phòng của Thiên Chúa, Hội Truyền giáo vùng Provence đã ra đời vào ngày 25 tháng 1 năm 1816. Và 10 năm sau đó, vào ngày 17 tháng 2 năm 1826, Đức Thánh Cha Lê-ô (thứ) XII đã chuẩn nhận Hội Dòng với tên gọi : Dòng Thừa Sai Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Mặc dù gặt hái được những thành quả tốt đẹp, nhưng cha Mai Thiên Lộc cũng phải đối diện với muôn vàn khó khăn và nhọc nhằn của một nhà truyền giáo. Trong suốt những năm từ (năm) 1827 đến (năm) 1836, ngài đã bị chỉ trích, bị nghi ngờ và thậm chí còn bị bỏ rơi. Dù gặp không biết bao nhiêu là thử thách, cha Mai Thiên Lộc vẫn tiếp tục kiên trì phục vụ Giáo Hội và người nghèo. Ngài cũng tiếp tục dấn thân cùng với các anh em Hiến sĩ, phát triển chiều kích đời sống cộng đoàn của Hội Dòng.

Kế hoạch của Thiên Chúa không dừng lại, mà Người còn tiếp tục đòi hỏi nơi cha Mai Thiên Lộc đáp tiếng xin vâng, khi Tòa Thánh chọn ngài làm Giám mục. Và khi bổ nhiệm ngài làm Giám mục giáo phận Marseille, Đức cha Mai Thiên Lộc đã thực sự trở thành “mọi sự cho mọi người”. Ngài đã xây dựng lại giáo phận, mở lớp thụ huấn cho hàng giáo sĩ, gia tăng số giáo xứ trong giáo phận. Ngài không chỉ chào đón, tạo điều kiện cho các dòng tu làm việc mà còn khuyến khích việc thành lập các tu hội phục vụ dân Chúa. Ngài cũng quan tâm đến những chương trình dành cho giới trẻ, công nhân, người di dân, và nhiều nhu cầu đang phát triển thời đó. Ngày (mồng) 8 tháng 12 năm 1854, ngài hành trình đến Rô-ma để ủng hộ mạnh mẽ việc Đức Thánh Cha Pi-ô (thứ) IX công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Dù dấn thân hết mình cho việc phục vụ, nhưng Đức cha Mai Thiên Lộc cũng là con người của đời sống cầu nguyện. Ngài thường xuyên nhắn nhủ anh em Hiến sĩ về Bí tích Thánh Thể, mà ngài gọi là “Bí tích hiệp nhất” nối kết anh em Hiến sĩ, “anh em Hiến sĩ sẽ trở nên một khi cùng tham dự thánh lễ, khi cùng cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa”.

Từ nền tảng thiêng liêng và nhiệt huyết truyền giáo mà Đức cha Mai Thiên Lộc không chỉ dừng lại việc phục vụ trong Giáo hội Pháp mà còn chấp nhận để anh em Hiến sĩ ra đi truyền giáo tại những miền đất xa xôi. Ngài đã đáp lại lời mời của các Đức Giám mục sở tại , và mở các sứ vụ truyền giáo mới, đó là Canada năm 1841, Anh quốc năm 1842, Mỹ quốc và Srilanka năm 1847, Nam Phi năm 1851 và Ai-len năm 1855…Một Giám mục sau khi gặp ngài đã phải thốt lên rằng: “Tôi vừa được gặp vị tông đồ Phao-lô mới !”.Từ tầm nhìn xa của ngài trong sứ vụ truyền giáo, anh em Hiến sĩ ngày nay có hơn 4.000 tu sĩ, hiện diện trên 70 quốc gia trong cả 5 châu lục.

Năm 1861, Đức cha Mai Thiên Lộc lâm bệnh nặng và trút hơi thở cuối cùng vào ngày 21 tháng 5, trong lúc anh em Hiến sĩ đang quây quần bên ngài cầu nguyện với lời kinh Salve Regina. Cha Mai Thiên Lộc ra đi, sau khi đã hoàn tất trọn cuộc đời của một vị mục tử tốt lành và là nhà truyền giáo lỗi lạc, để lại trong lòng mọi người bao sự tiếc thương vô hạn.

Những lời cuối cùng của Cha Sáng Lập sẽ mãi mãi là sự nhắc nhở anh em Hiến sĩ: “Pratiquez bien parmi vous la charité, la charité, la charité, et au dehors, le zèle pour le salut des âmes”.  « Giữa anh em, hãy thực thi bác ái, bác ái, bác ái, và bên ngoài, hãy nhiệt tâm cho phần rỗi các linh hồn ».

Giáo Hội đã ghi nhận sự thánh thiện cũng như những thành quả đóng góp của ngài, và ngày (mồng) 3 tháng 12 năm 1995, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã phong Đức cha Mai Thiên Lộc lên bậc hiển thánh. Ngày 21/5 được chọn là ngày lễ kính nhớ ngài.

Nếu Cuộc cách mạng Pháp đã cuốn đi những giấc mơ trần thế của Mai Thiên Lộc về những hưởng thụ trần gian, thì nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, nó lại mang đến cho Giáo Hội một vị thánh, với trái tim rộng mở, tinh thần nhiệt huyết truyền giáo, và là Đấng Sáng Lập Dòng Thừa Sai Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (O.M.I.).

Nguồn: dongten.net


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.