CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Ngày 07-02 Chân phước Rosalie Rendu

07/02/2023 - 30

Vào giữa thế kỷ thứ XIX, Tu hội Nữ Tử Bác Ái đã dâng hiến cho Giáo Hội hai gương mặt độc đáo và hoàn toàn trái ngược nhau. Gương mặt thứ nhất là một gương mặt im lìm, mờ nhạt, không ai biết đến, gương mặt tiêu biểu cho đức khiêm nhường và vâng phục, gương mặt của người Nữ Tử Bác Ái thầm lặng: Thánh Catherine Labouré (1806-1876). Gương mặt thứ hai là một gương mặt sáng chói, lừng danh, gương mặt tiêu biểu cho hoạt động Bác Ái, gương mặt của vị tông đồ khu phố Mouffetard: Chân phước Rosalie Rendu (1786-1856).

Jeanne Marie Rendu sinh ngày 09 tháng 9 năm 1786 tại Confort, Gex là con gái lớn trong bốn người con gái của một gia đình ở miền sơn cước nước Pháp. Lớn lên trong thời cách mạng cấm đạo Pháp, Jeanne Marie được rước lễ lần đầu trong một thánh lễ được cử hành trong hầm trú ẩn ở nhà do vị linh mục được gia đình Rendu giúp đỡ cho ẩn núp để tránh sự bắt bớ của cách mạng Pháp.

Cha của Jeanne qua đời năm cô lên 9 tuổi. Được sự giáo dục của các nữ tu dòng Ursuline tại Gex và làm việc với các nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái tại một bệnh viện địa phương. Năm 16 tuổi, Jeanne xin gia nhập dòng Nữ Tử Bác Ái tại nhà mẹ ở Paris và nhận tên mới là Sơ Rosalie. Sơ Rosalie được chuyển về phục vụ cho tầng lớp nghèo trong khu phố Mouffetard, nước Pháp. Trong 54 năm, sơ đã giúp đỡ trong các nhà dưỡng lão, trường học, viện mồ côi, bệnh viện…

Ngoài ra Sơ cho thành lập Hội Bảo Trợ Người Trẻ để hướng dẫn nhiều người trẻ đi vào con đường thánh thiện, mà hai gương mặt đáng nhớ là sinh viên Dupuch, sau này là giám mục Alger, và sinh viên Fréderic Ozanam, hiện nay đã được nâng lên hàng chân phước.

Sơ Rosalie giữ chức bề trên của Tu hội năm 1815. Tu hội ngày một phát triển và bành trướng. Mẹ Rosalie là người đóng góp thật nhiều cho Tu hội, cho Giáo hội và cho xã hội. Đã đào tạo được nhiều chuẩn sinh, trong số đó 9 nữ tu đã trở thành bề trên và 8 nữ tu đi phục vụ các xứ truyền giáo ở Ba Tây, Á Căn Đình, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, và An-gê-ri. Trong hai năm cuối đời, Mẹ Rosalie sống trong cảnh mù lòa, bệnh tật. Mẹ Rosalie Rendu qua đời ngày 07 tháng 2 năm 1856 tại Paris, nước Pháp.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công nhận các nhân đức anh hùng cao độ của Đấng Đáng Kính Rosalie Rendu ngày 24 tháng 4 năm 2001. Hai năm sau, ngài đã tôn phong Mẹ Rosalie Rendu lên hàng Chân Phước ngày 09 tháng 11 năm 2003.

Nguồn: dongten.net


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.