CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Huấn quyền truyền giáo của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Ngay từ những tháng đầu tiên của triều Giáo hoàng, Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô đã trao cho Giáo hội một huấn quyền về tình yêu Tin Mừng và khích lệ một “Giáo hội đi ra”, tái khám phá lòng can đảm để làm chứng cho niềm vui đến từ tình yêu Chúa và tha nhân. Đọc tất cả   Một số điều liên quan đến Mật nghị Hồng y (conclave) Đọc tất cả   Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới Vào lúc 11:51 trưa ngày 8/5/2025, một luồng khói đen lại bốc lên từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine. Giáo hội vẫn chưa có vị Giáo hoàng thứ 267. Đọc tất cả   Đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu nguyện cho Mật nghị và sẵn sàng đổ chuông mừng Giáo hoàng mới Cha Carlos Manuel Pedrosa Cabecinhas, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Fatima, cho biết trong những ngày này, trong mỗi Thánh lễ tại Đền thánh đều có ý cầu nguyện xin “Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn các Hồng y cử tri”. Cha nói thêm: “Như chúng tôi đã rung chuông báo tử khi Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời, chúng tôi cũng sẽ rung chuông vui mừng khi nhận được tin về cuộc bầu cử Đức Giáo hoàng mới”. Đọc tất cả   Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên Khi xuất hiện lần đầu tiên tại ban công chính Đền thờ Thánh Phêrô để chào dân chúng và ban phép lành "Urbi et Orbi", tân Giáo hoàng sẽ mặc lễ phục với chiếc mũ sọ trắng, áo dòng trắng, đai thắt lưng trắng, áo choàng vai trắng, áo choàng vai đỏ, Thánh Giá đeo trước ngực, nhẫn ngư phủ, vv. Tất cả những lễ phục này đều có ý nghĩa thiêng liêng. Đọc tất cả   Trực tiếp theo dõi Mật nghị qua ống khói nhà nguyện Sistine Đọc tất cả   Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng Lúc 9 giờ tối ngày 7/5/2025, khói đen từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine bay lên, báo hiệu 133 Hồng y vẫn chưa bầu được Giáo hoàng sau lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Các tín hữu Thái Lan và Philippines cầu nguyện cho Mật nghị Hội đồng Giám mục Thái Lan cũng như các Giám mục Philippines kêu gọi các giáo xứ, dòng tu và tín hữu trên toàn quốc hiệp nhất trong lời cầu nguyện và hy vọng khi Giáo hội bước vào tiến trình thiêng liêng bầu chọn một Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô chờ đợi làn khói đầu tiên Chiều thứ Tư ngày 7/5/2025, khi Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng mới bắt đầu, hàng ngàn tín hữu đã chờ đợi ở Quảng trường Thánh Phêrô với ánh mắt hướng về phía ống khói của Nhà nguyện Sistine để chờ đợi luồng khói đầu tiên báo kết quả của lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Bắt đầu Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Chiều ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri từ Nhà nguyện Paolina đã tiến vào Nhà nguyện Sistine, sau đó đặt tay trên Phúc Âm và tuyên thệ. Sau khi Trưởng ban nghi lễ phụng vụ Giáo hoàng, Tổng giám mục Ravelli, tuyên bố "Extra omnes", chỉ còn các Hồng y cử tri ở lại nghe bài suy niệm của Đức Hồng y Cantalamessa và sau đó bắt đầu bỏ phiếu lần thứ nhất bầu chọn Giáo hoàng mới. Đọc tất cả  

Các Thánh

Ngày 06-08 Lễ Chúa Hiển Dung

06/08/2022 - 50

Cả ba Phúc Âm Nhất Lãm đều đề cập đến biến cố Hiển Dung (Mátthêu 17:1-8; Máccô 9:2-9; Luca 9:28-36). Với một sự tương đồng đáng chú ý, cả ba đều kể lại biến cố này sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế và sau lần đầu tiên Ðức Giêsu nói về sự thống khổ và cái chết của Người. Sự hăng hái của Phêrô trong việc dựng lều nơi hiển dung đưa ra giả sử rằng, biến cố đó xảy ra trong dịp Lễ Lều kéo dài một tuần lễ trong mùa thu.

Mặc dù cả ba văn bản đều rất giống nhau, theo các học giả Kinh Thánh, thật khó để diễn lại cảm nghiệm của các tông đồ, vì các Phúc Âm dựa rất nhiều vào Cựu Ước trong đoạn diễn tả cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa ở núi Sinai và những điều tiên tri về Con Người. Chắc chắn là Phêrô, Giacôbê và Gioan đã thoáng được nhìn thấy thiên tính của Ðức Giêsu, nhưng ấn tượng ấy đủ mạnh để tạo nên sự sợ hãi in sâu trong tâm hồn họ. Một cảm nghiệm như vậy không thể nào diễn tả được, do đó các ngài dùng cách diễn đạt thông thường trong kinh sách để diễn tả. Và tất nhiên, Ðức Giêsu đã cảnh cáo cho họ biết, sự vinh hiển và sự thống khổ của Ngài liên hệ với nhau một cách chặt chẽ – đó là chủ đề mà Gioan lập đi lập lại trong Phúc Âm của ngài.

Truyền thống coi núi Tabor là nơi hiển dung. Ðầu tiên, trong thế kỷ thứ tư một nhà thờ được dựng nên ở nơi đây để cung hiến cho biến cố này vào ngày 6 tháng Tám. Một ngày lễ để tôn kính sự Hiển Dung được Giáo Hội Ðông Phương cử mừng bắt đầu từ khoảng thời gian đó. Sự mừng kính của một vài giáo hội Tây Phương bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ tám.

Vào ngày 22 tháng Bảy 1456, Thập Tự quân đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Belgrade. Tin tức về cuộc chiến thắng được đưa về Rôma vào ngày 6 tháng Tám, và vào năm sau, Ðức Giáo Hoàng Callistus III đã đưa ngày lễ này vào niên lịch phụng vụ của Rôma.

 

Lời Bàn
Một trong những tường thuật về sự Hiển Dung được đọc vào Chúa Nhật II Mùa Chay hàng năm, để tuyên xưng thiên tính của Ðức Kitô cho các người dự tòng. Phúc Âm của Chúa Nhật I Mùa Chay, ngược lại, là câu chuyện Ðức Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc — xác nhận nhân tính của Ðức Kitô. Hai bản tính khác biệt nhưng không thể tách rời của Chúa Giêsu là một chủ đề gây nhiều tranh luận trong lịch sử Giáo Hội thời tiên khởi; ngày nay chủ đề ấy vẫn còn khó cho nhiều người lĩnh hội.

Lời Trích
Trong biến cố Hiển Dung, Ðức Kitô cho các môn đệ thấy sự huy hoàng mỹ miều của Người, mà qua đó Người sẽ uốn nắn và tô điểm những ai thuộc về Người: “Người sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Philípphê 3:21) (Thánh Tôma Aquinas, Tổng Luận Thần Học).
Nguồn: 
dongten.net


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.