CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) 🎥 DINH TÔNG TÒA | Vlog Năm Thánh 2025 | #11 Trong năm Thánh, mỗi tín hữu được mời gọi trở nên gần gũi hơn với Thiên Chúa, với chính đời sống đức tin của Hội Thánh. Có lẽ không chỉ như thế, trong số vlog này, Vatican News Tiếng Việt cũng mong muốn đem đến sự gần gũi ấy bằng một cách rất cụ thể – đó là mời quý vị cùng chiêm ngắm, bước vào một vài nơi thường ngày vốn kín đáo và ít được biết đến trong Thành quốc Vatican. Đó chính là Dinh Tông Tòa. Đọc tất cả   Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi Sau Thánh Lễ, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện trên ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô để ban Phép Lành Toàn Xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới, dù sức khoẻ vẫn còn yếu. Đức Thánh Cha đã chào với lời chúc Phục Sinh: Anh chị em thân mến, Chúc mừng Phục Sinh! Sau đó, Đức Thánh Cha nhờ Đức ông Ravelli đọc sứ điệp Phục Sinh. Đọc tất cả   Chúa đã sống lại: Lễ vọng Phục Sinh tại đền thờ thánh Phêrô Tối Thứ Bảy, ngày 19/04, ĐHY Giovanni Battista Re, đại diện Đức Thánh Cha cử hành Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền thờ thánh Phêrô với khoảng 5000 tín hữu tham dự. Đức Hồng Y Re đã đọc bài giảng đã được Đức Thánh Cha soạn cho thánh lễ. Đọc tất cả   Thánh lễ Phục Sinh tại Quảng trường thánh Phêrô Sáng Chúa Nhật ngày 20/4, Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Hồng Y Angelo Comastri đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường thánh Phêrô với khoảng 40 ngàn tín hữu. Đọc tất cả   Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn Nội dung Đàng Thánh Cha năm 2025 do chính Đức Thánh Cha soạn cho buổi Đi Đàng Thánh Giá tối thứ Sáu Tuần Thánh tại đấu trường Colosseo. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha đến thăm nhà tù chiều Thứ Năm Tuần Thánh Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù nhân thuộc nhiều độ tuổi và quốc tịch đã chào đón Đức Thánh Cha với những lời hô vang và vỗ tay, xen lẫn tiếng hò reo từ các khu biệt giam khác. Đọc tất cả   Thứ Năm Tuần Thánh: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Lễ Dầu (17/4) Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/04, Đức Hồng Y Domenico Calcagno đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Dầu cùng với khoảng 1800 linh mục và 2500 tín hữu hiện diện. Đức Hồng Y đã đọc bài giảng của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho Thánh Lễ này, với những lời trước hết dành cho các linh mục và sau đó là cho mọi tín hữu. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Dù chúng ta lạc lối ở đâu Thiên Chúa cũng luôn tìm kiếm chúng ta Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào. Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Đọc tất cả   Philippines sẽ được thánh hiến cho Lòng Chúa Thương xót Khi xã hội Philippines ngày càng chia rẽ trên bình diện xã hội và chính trị, để tìm kiếm sự thống nhất, các Giám mục nước này đã đưa ra sáng kiến sẽ thánh hiến quốc gia và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 27/4/2025, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương xót. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha soạn các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay Ngày 15/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha đang tiến triển và thông báo rằng Đức Thánh Cha đã viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá sẽ được Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Roma, chủ sự vào tối thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 18/4/2025, tại đấu trường Colosseo ở Roma. Đọc tất cả  

Tin Tức

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 21.03.2024

21/03/2024 - 15
MẾN YÊU HẰNG NGÀY – TUÂN GIỮ LỜI
Thứ 5, 21-03-2024 (Ga 8, 51-59)    
Thật, tôi bảo thật các ông: ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết.” Người Do-thái liền nói: “Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám. Ông Áp-ra-ham đã chết, các ngôn sứ cũng vậy; thế mà ông lại nói: “Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết.’ Chẳng lẽ ông lại cao trọng hơn cha chúng tôi là ông Áp-ra-ham sao? Người đã chết, các ngôn sứ cũng đã chết. Ông tự coi mình là ai?” Đức Giê-su đáp: “Nếu tôi tôn vinh chính mình, vinh quang của tôi chẳng là gì cả. Đấng tôn vinh tôi chính là Cha tôi, Đấng mà các ông gọi là Thiên Chúa của các ông. Các ông không biết Người; còn tôi, tôi biết Người. Nếu tôi nói là tôi không biết Người, thì tôi cũng là kẻ nói dối như các ông. Nhưng tôi biết Người và giữ lời Người. Ông Áp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ.”
Người Do-thái nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Áp-ra-ham!” Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông : trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!” Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giê-su lánh đi và ra khỏi Đền Thờ.

SUY NIỆM
Người Do-thái liền nói : “Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám.”

Có thật người Do-thái đã nghĩ Chúa Giêsu bị quỷ ám? Có vẻ là như vậy. Thật buồn khi Con Thiên Chúa bị nói như vậy khi chính Thiên Chúa ở đó cùng họ, trong con người của Chúa Giêsu, khi Ngài đưa ra lời hứa về sự sống đời đời. Ngài tiết lộ một sự thật thánh thiêng, ấy là vâng theo Lời Ngài là con đường dẫn đến hạnh phúc vĩnh hằng. Con người cần biết sự thật và sống thực hành Lời ấy. Chúa Giêsu đã nói điều này cách tự do và cởi mở nhưng đám đông nghe được đã thất vọng, nổi giận và vu khống Ngài.

Khó mà biết được điều gì diễn ra trong đầu họ khiến họ thốt ra những lời như vậy. Có thể họ ghen tị với Chúa Giêsu, hoặc quá bối rối với những gì Chúa Giêsu đã giảng dạy. Dù thế nào đi chăng nữa, họ đã nói những lời có tính gây tổn thương nghiêm trọng.

Nhưng những lời tổn thương như vậy không ảnh hưởng lắm đến Chúa Giêsu; đúng hơn, nó đã làm hại chính bản thân họ và những người xung quanh. Chúa Giêsu có khả năng đối mặt với tất cả những gì người ta nói về Ngài nhưng người khác thì không như vậy. Cho nên, chúng ta hiểu rằng lời nói của chúng ta có thể gây tổn hại rất lớn cho chính chúng ta và cho người khác. Và điều ấy thật quan trọng.

Trước tiên, những lời tổn thương làm tổn hại chính bản thân người nói ra. Bằng việc nói điều sai trái như vậy cách công khai, họ bắt đầu trở nên cố chấp. Và sau này, cần phải có một lòng khiêm nhường thật lớn mới có thể rút lại tuyên bố sai lầm như thế. Chúng ta cũng vậy, khi đã nói điều gây tổn thương cho người khác, rất khó để rút lại. Rất khó để nói lời xin lỗi và làm lành vết thương mà mình đã gây ra. Trái tim của chúng ta cũng bị tổn thương vì khó có thể nhận lỗi về mình và khiêm tốn tiến về phía trước.

Thứ đến, lời tổn thương làm tổn hại đến người nghe. Trong số những người đang lắng nghe, có lẽ có một số người chẳng mảy may tin vào lời của những người Do Thái này. Tuy nhiên, hẳn sẽ có một số người sẽ bắt đầu suy nghĩ và nghi vấn liệu Chúa Giêsu có thật sự bị quỷ ám không. Như thế, những người Do Thái này đã gieo mầm mống ngờ vực vào lòng họ. Và, chỉ với một lời nói thốt lên vì ganh ghét, vì thiếu hiểu biết mà có thể họ đã đẩy một số người đến chỗ bỏ cuộc và rời xa Chúa. Cũng vậy, chúng ta cần nhận ra rằng lời nói của chúng ta có tác động đến người khác, để từ đó chúng ta biết suy nghĩ cẩn trọng trong từng lời và bác ái trong từng nhận định.

Phản tỉnh: hãy dành thời gian để ngẫm nghĩ về những lời nói của mình. Những điều bạn từng nói với người khác, có lời nào sai lầm hoặc khiến người khác hiểu lầm không? Nếu có, bạn có cố gắng làm gì đó để bù lại lỗi lầm hoặc xin lỗi chưa? Bạn cũng hãy ngẫm nghĩ về một sự thật hiển nhiên, là chúng ta cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói ác ý của người khác. Bạn có để những lời nói đó ảnh hưởng đến mình không? Nếu có, bạn hãy cố gắng “tai ngơ” trước những lời sai trái ấy và tìm cách để nói lên sự thật.

Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng để chỉ nói những lời thánh thiện, những lời vinh danh Chúa, phản chiếu sự thật vĩnh hằng nơi trái tim Ngài. Xin cũng giúp con ý thức về những lời dối trá quanh con nơi thế giới tội lỗi này. Xin trái tim Chúa thanh lọc những điều gian dối và chỉ để hạt giống sự thật nảy mầm trong con tim và tâm trí của con. Amen.
____
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/6-fifth-week-of-lent/



The Power of Destructive Speech
Thursday of the Fifth Week of Lent


Jesus said to the Jews: “Amen, amen, I say to you, whoever keeps my word will never see death.” So the Jews said to him, “Now we are sure that you are possessed.” John 8:51-52

It’s hard to imagine anything worse that could be said about Jesus.  Did they really think He was possessed by the evil one?  It appears so.  What a sad and bizarre thing to say about the Son of God.  Here is God Himself, in the person of Jesus, offering a promise of eternal life.  He reveals the sacred Truth that obedience to His Word is the pathway to eternal happiness and that everyone needs to know this Truth and live it.  Jesus speaks this freely and openly, but the response from some hearing this message is deeply disappointing, slanderous and malicious.

It’s hard to know what was going on in their minds to cause them to say such a thing.  Perhaps they were jealous of Jesus, or perhaps they were just seriously confused.  Whatever the case may be, they spoke something that was seriously damaging.

The damage of such a statement was not so much toward Jesus; rather, it was damaging to themselves as well as to those around Him.  Jesus could personally handle whatever was spoken about Him, but others could not.  It is important to understand that our own words can do great damage to ourselves and to others.

First of all, their words did damage to themselves.  By speaking such an erroneous statement publicly, they start down the path of obstinacy.  It takes great humility to retract such a statement in the future.  So it is with us.  When we verbalize something that is damaging toward another, it’s hard to retract it.  It’s hard to later apologize and mend the wound we have caused.  The damage is primarily done to our own heart in that it’s hard to let go of our error and humbly move forward.  But this must be done if we want to undo the damage.

Secondly, this comment also did damage to those who were listening.  Some may have rejected this malicious statement but others may have pondered it and started to wonder if in fact Jesus was possessed.  Thus, seeds of doubt were sown.  We must all realize that our words affect others and we must strive to speak them with the utmost care and charity.

Reflect, today, upon your own speech.  Are there things you have spoken to others that you  now realize were erroneous or misleading?  If so, have you sought to undo the damage by retracting your words and apologizing?  Reflect, also, upon the fact that it’s easy to be drawn into the malicious conversation of others.  Have you allowed yourself to be influenced by such conversations?  If so, resolve to silence your ears to such errors and look for ways to speak the truth.

Lord, give me the grace of speaking holy words that always give You glory and reflect the eternal Truths alive in Your Heart.  Help me to also be aware of the lies all around me in this world of sin.  May Your Heart filter out the errors and allow only the seeds of Truth to be planted in my own mind and heart.  Jesus, I trust in You.

 


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.