CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha nói với các nữ tu Đaminh: truyền giáo bằng sự thánh thiện, chuẩn bị nghề nghiệp và vui tươi Sáng thứ Bảy ngày 4/1/2024, gặp gỡ các nữ tu tham dự tổng hội của các nữ tu Đaminh truyền giáo trong giáo dục, Đức Thánh Cha cám ơn công việc của họ đặc biệt trong lĩnh vực giới trẻ! Ngài khuyến khích họ hãy tiếp tục tiến bước với sự cởi mở và lòng can đảm, sẵn sàng đổi mới chính mình khi cần thiết, bằng đời sống thánh thiện, sự chuẩn bị và vui tươi niềm nở. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phương pháp giáo dục của Thiên Chúa là sự gần gũi Gặp gỡ một số hiệp hội thuộc lĩnh vực giáo dục vào sáng ngày 4/1/2024, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng “phương pháp giáo dục” của Thiên Chúa là sự gần gũi. "Như người thầy bước vào thế giới học trò, Thiên Chúa chọn sống giữa loài người để giảng dạy bằng ngôn ngữ sự sống và tình yêu". Đọc tất cả   Hơn 21.000 bạn trẻ Mỹ tham dự hội nghị tìm kiếm Chúa Giêsu vào đầu năm mới Hơn 21.000 người đã tham gia hội nghị dành cho thanh thiếu niên Công giáo lớn nhất trong năm tại Hoa Kỳ, được tổ chức tại hai địa điểm. SEEK25, do Hội sinh viên đại học Công giáo tổ chức, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5/1/2025 tại Salt Lake City và từ ngày 2 đến ngày 5/1/2025 tại thủ đô Washington. Đọc tất cả   Tổng thống Zambia cảm ơn Giáo hội hỗ trợ nỗ lực tái cơ cấu nợ của đất nước Ngày 31/12/2024, tiếp Đức Tổng Giám mục Gianluca Perici, Sứ thần Tòa Thánh tại Zambia, Tổng thống Zambia, Hakainde Hichilema, đặc biệt công nhận vai trò quan trọng của Giáo hội Công giáo trong việc hỗ trợ các nỗ lực tái cơ cấu nợ của Zambia, đồng thời lưu ý rằng những đóng góp của Giáo hội phù hợp với mục tiêu của Zambia trong việc giảm nợ và phục hồi kinh tế. Đọc tất cả   Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 1: Cầu cho quyền được giáo dục Trong video ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 1/2025, Đức Thánh Cha bảo vệ "quyền được giáo dục" của các trẻ em và người trẻ, những người vì di dân hay di tản vì chiến tranh không có được quyền này. Ngài mời gọi cầu nguyện để quyền được giáo dục của họ được tôn trọng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha khuyến khích huynh đoàn của Hội Hiệp sĩ Malta gia tăng cầu nguyện và phục vụ Sáng ngày 3/1/2024, tiếp Tổng huynh đoàn Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Thánh Sử của Hội Hiệp sĩ Malta ở Catanzaro, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ về mối liên hệ rất chặt chẽ giữa việc chầu Thánh Thể và phục vụ: phục vụ người nghèo, người đau khổ là phục vụ Chúa. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Điểm đến của người hành hương là gặp Chúa Giêsu Gặp gỡ các thiếu niên và thanh niên của Liên minh người mù và người khiếm thị của Ý vào sáng thứ Sáu ngày 3/1/2025, Đức Thánh Cha nhắc rằng điểm đến của người hành hương là gặp Chúa Giêsu, để biết Người một cách cá nhân, lắng nghe Lời Người. Đọc tất cả   Giáo hội Úc mời gọi người Công giáo sử dụng mạng xã hội để chia sẻ Chúa Kitô cho thế giới Các Giám mục Công giáo Úc kêu gọi các cha mẹ và chính phủ bảo vệ trẻ em khỏi những điều xấu từ mạng xã hội, đồng thời sử dụng phương tiện này để chia sẻ Chúa Kitô cho thế giới. Đọc tất cả   Bách hại Kitô giáo ở Ấn Độ gia tăng chưa từng có, với 745 vụ trong năm 2024 Bạo lực chống các Kitô hữu ở Ấn Độ gia tăng chưa từng có trong năm 2024, với 745 vụ, tăng gần gấp sáu lần so với năm 2014 (127 vụ). Đặc biệt trong dịp Lễ Giáng sinh có 14 vụ chống lại các Kitô hữu từ phía các tín đồ Ấn Giáo cực đoan. Đọc tất cả   Số tín hữu hành hương Đền thánh Giacôbê ở Tây Ban Nha tăng kỷ lục trong năm 2024 Số tín hữu hành hương đến Đền thánh Giacôbê tại Santiago de Compostela, đông bắc Tây Ban Nha, tăng kỷ lục. Các chuyên gia ước tính số người hành hương khoảng 1,5 triệu người, bao gồm cả những người không yêu cầu giấy chứng nhận. Đọc tất cả  

Tin Tức

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 20.06.2024

20/06/2024 - 13
MẾN YÊU HẰNG NGÀY – THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Thứ 5, 20-06-2024 (Mt 6, 7-15)

“Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.

SUY NIỆM
“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6, 14-15).

Bài Tin Mừng hôm nay trình bày một khuôn mẫu mà chúng ta cần làm theo và chuyện xảy ra nếu ta không bước theo lí tưởng đó: Tha thứ và được tha thứ. Cả hai đều cần phải được theo đuổi và đều quan trọng như nhau.

Khi ta hiểu cách đúng đắn về ý nghĩa của việc tha thứ, ta sẽ dễ dàng thực hành hơn rất nhiều so với khi không hiểu. Lúc ấy, ta chỉ thấy tha thứ như một gánh nặng, và không mang lại lợi ích hay ý nghĩa nào cho bản thân ta.

Có lẽ thử thách lớn nhất ngăn cản ta tha thứ cho tha nhân là sự biến mất của sự công bằng trong lòng. Điều này càng đúng hơn khi người có lỗi “quên” xin tha thứ. Ngược lại, khi người lỗi phạm xin tha thứ và bày tỏ lòng thống hối, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều, và ta cũng dễ dàng bỏ qua việc đòi hỏi người kia bồi thường cho mình. Nhưng khi đối phương không tỏ ra ăn năn mà vẫn được tha thứ, ta sẽ có khuynh hướng nghĩ rằng mọi thứ thật không công bằng, và ta day dứt mãi với hướng suy nghĩ ấy.

Một điều rất quan trọng nữa là ta không nên ngụy biện cho lỗi lầm của người khác. Ta tha thứ không có nghĩa là tội lỗi đó chưa từng xảy ra, càng không có nghĩa là mọi thứ đều ổn khi người này làm việc đó. Trái lại, tha thứ là tập trung và thừa nhận tội lỗi đó đã xảy ra. Điều này cực kì quan trọng, vì chỉ khi ta hiểu và công nhận tội lỗi đó đã xảy ra, việc tha thứ mới có thể đến cách tự nhiên được. Từ đó, sự công bằng mới có thể xuất hiện. Sự công bằng ấy tràn đầy lòng thương xót và yêu mến, vì thế nó sẽ có hiệu ứng cao hơn trên người tha thứ, hơn là người được tha thứ.

Khi đề nghị tha thứ từ lòng thương mến dành cho người khác, chúng ta trở nên tự do từ tội lỗi. Lòng thương mến là cách mà Thiên Chúa bỏ đi sự đau đớn trong lòng chúng ta và cho ta sự hưởng sự tha thứ của Người ngày sau nhiều hơn mức ta xứng đáng chỉ với công sức của ta.

Sự tha thứ không đi đôi với sự hoà thuận. Sự hoà thuận chỉ có thể xảy ra khi người có lỗi ăn năn thống hối và được tha thứ. Sự ăn năn hối cải đưa sự công bằng lên một tầm cao mới, và biến hoá tội lỗi ấy thành một ân huệ. Và khi biến hoá rồi, tội lỗi ấy có thể giúp mối quan hệ của hai bên trở nên sâu sắc hơn.

Bạn hãy suy nghĩ xem đâu là người bạn cần tha thứ nhất và việc gì người đó làm đã xúc phạm bạn. Đừng ngại ngùng đề nghị tha thứ cho người ấy, cũng như đừng sợ làm điều ấy. Lòng thương mến bạn trao ban cho người khác sẽ đưa bạn đến công lý của Chúa theo cách mà bạn không thể làm theo sức của mình. Việc tha thứ ấy cũng sẽ cho bạn tự do từ tội lỗi của mình, và cho bạn cơ hội được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi của mình.

Lạy Cha, con là tội nhân cần lòng thương xót của Cha. Xin Cha hãy giúp con có được lòng ăn năn cho tội lỗi của mình và biết tìm đến Cha để có được điều đó. Xin Cha giúp con cũng biết tha thứ cho người khác và để cho sự tha thứ ấy đi sâu vào lòng con và trở nên dấu chỉ của Lòng Thương Xót của Cha.
Lạy Chúa Giê -su, con tin vào Chúa.
 
---//---//----
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: 
https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/2-first-week-of-lent/

Forgiving Others and Being Forgiven
Tuesday of the First Week of Lent

“If you forgive men their transgressions, your heavenly Father will forgive you.  But if you do not forgive men, neither will your Father forgive your transgressions.”  Matthew 6:14-15

This passage presents us with an ideal we must strive for.  It also presents us with the consequences if we do not strive for this ideal.  Forgive and be forgiven.  Both must be desired and sought after.

When forgiveness is properly understood, it is much easier to desire, give and receive.  When it is not properly understood, forgiveness can be seen as a confusing and heavy burden and, therefore, as something undesirable.

Perhaps the greatest challenge to the act of forgiving another is the sense of “justice” that can appear to be lost when forgiveness is given.  This is especially true when forgiveness is offered to someone who fails to ask forgiveness.  On the contrary, when one does ask for forgiveness, and expresses true remorse, it is much easier to forgive and to abandon the feeling that the offender should “pay” for what was done.  But when there is a lack of sorrow on the part of the offender, this leaves what can feel like a lack of justice if forgiveness is offered.  This can be a difficult feeling to overcome by ourselves.

It’s important to note that forgiving another does not excuse their sin.  Forgiveness does not mean that the sin did not happen or that it is OK that it happened.  Rather, forgiving another does the opposite.  Forgiving actually points to the sin, acknowledges it and makes it a central focus.  This is important to understand.  By identifying the sin that is to be forgiven, and then forgiving it, justice is done in a supernatural way.  Justice is fulfilled by mercy.  And the mercy offered has an even greater effect on the one offering mercy than the one it is offered to.

By offering mercy for the sin of another, we become freed of the effects of their sin.  Mercy is a way for God to remove this hurt from our lives and free us to encounter His mercy all the more by the forgiveness of our own sins for which we could never deserve on our own effort.

It’s also important to note that forgiving another does not necessarily result in reconciliation.  Reconciliation between the two can only happen when the offender accepts the forgiveness offered after humbly admitting their sin.  This humble and purifying act satisfies justice on a whole new level and enables these sins to be transformed into grace.  And once transformed, they can even go so far as to deepen the bond of love between the two.

Reflect, today, upon the person you most need to forgive.  Who is it and what have they done that has offended you?  Do not be afraid to offer the mercy of forgiveness and do not hesitate in doing so.  The mercy you offer will bring forth the justice of God in a way that you could never accomplish by your own efforts.  This act of forgiving also frees you from the burden of that sin, and enables God to forgive you of your sins.

Lord, I am a sinner who is in need of Your mercy.  Help me to have a heart of true sorrow for my sins and to turn to You for that grace.  As I seek Your mercy, help me to also forgive the sins that others have committed against me.  I do forgive.  Help that forgiveness to enter deep into my whole being as an expression of Your holy and Divine Mercy.  Jesus, I trust in You.


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.